Phước Long trên đường đạt chuẩn thị trấn văn minh đô thị
Theo ông Đào Thanh Phong, Bí thư TT. Phước Long cho biết, phong trào xây dựng “ thị trấn Phước Long đạt chuẩn văn minh đô thị” đã mang lại được nhiều kết quả khá quan trọng…
Người dân trồng cây xanh hai bên đường, tạo thân thiện cho môi trường xanh – sạch – đẹp
Nhăm xây dưng TT. Phước Long (Bạc Liêu) đat chuân văn minh đô thị trong năm 2018, xưng tâm la trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xa hôi của huyện, thơi gian qua, TT. Phước Long đa nỗ lực tâp trung moi nguôn lưc, phát huy cac tiềm năng, lợi thế đây manh phát triển kinh tế – xã hội, gop phân nâng cao đơi sông nhân dân va tưng bươc thay đổi diện mạo đô thị.
Xac đinh xây dựng TT. Phước Long văn minh đô thị giai đoạn 2016- 2018, la môt nhiêm vu quan trong, cần thiết, nên ngay tư đâu năm 2016, Đảng bộ cùng với nhân dân TT. Phước Long đa tâp trung triển khai, tuyên truyền, vận động sâu rông vê mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng thị trấn văn minh đô thị đên các cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân băng nhiêu hinh thưc phong phú, đa dạng, phu hơp như lồng ghép vào các đợt sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt các ngành đoàn thể, các chi, tổ hội ở các ấp, khóm…
Từ đó, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ và nhân dân; tích cực tham gia các công trình, phần việc để góp phần xây dựng Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.
Hiệu quả từ những việc làm trên đã tạo hiệu ứng tích cực, tình hình kinh tế của thị trấn không ngừng phát triển như: cơ cấu kinh tế gồm thương mại – dịch vụ chiếm 39,730%; nông nghiệp – nuôi trồng thủy sản chiếm 30,770%; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 29,5%, tổng thể tốc độ tăng trưởng trung bình trên 7%; thu nhập bình quân trên đầu người năm 2017 đạt gần 47.000.000 đồng/người/năm.
Đi đôi với việc phát triển đô thị thi cac linh khác cũng được quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng đạt chuẩn quốc gia. Cụ thể, toàn thị trấn có 5/6 trường đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt 1 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; có 98,28% hộ dùng điện; 100% hộ dùng nước sạch và nước ngầm; có 95,86% hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa, 100% ấp đạt chuẩn văn hóa…Đăc biêt la về nông nghiệp, nhiều nông dân sản xuất giỏi trồng rau màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm… có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập.
Ông Đào Thanh Phong, Bí thư TT. Phước Long
Anh Đặng Thái Toàn, ngụ ấp Nội Ô, TT. Phước Long chia sẽ, “Nhận thức được ý nghĩa, và tầm quan trọng của việc xây dựng thị trấn văn minh đô thị, nhân dân đa số ai cũng đồng tình, chung sức cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt các tiêu chuẩn xây dựng thị trấn văn minh đô thị…
Theo ông Đào Thanh Phong, Bí thư TT. Phước Long cho biết, phong trào xây dựng “thị trấn Phước Long đạt chuẩn văn minh đô thị” đã mang lại được nhiều kết quả khá quan trọng; từng bước tạo nên một diện mạo mới của một đô thị phát triển. Hiệu quả bước đầu từ việc thực hiện phong trao nay đã được thể hiện qua tinh thần tương thân tương ái, giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, xây dựng môi trường đô thị văn minh; nhân dân chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Video đang HOT
Theo ông Phong, muôn xây dưng TT. Phước Long đat chuân văn minh đô thị đung tiên trinh thi vân đề then chốt là tạo không gian thân thiện, gần gũi với con người. Ma muôn lam đươc điêu đo, trươc tiên môi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên phai thường xuyên kiểm tra, đôn đốc va tích cực tuyên truyền, vận động ngươi dân tham gia thực hiện phong trào, phai lam cho người dân hiểu đươc tâm quan trong, y nghia cua chương trinh la vi lơi ich cua môi ngươi va gia đinh. Tư đo, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ vê nhân thưc, trach nhiêm vơi những việc làm cụ thể, thiết thực để chung sức, đông long cùng với cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện các tiêu chí xây dựng TT. Phước Long đạt chuẩn văn minh đô thị.
Đặc biệt là qua hơn 02 năm thực hiện Đề án xây dựng thị trấn đạt chuẩn văn minh Đô thị, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy – UBND huyện; sự hộ trợ giúp đỡ của các ban, ngành cấp huyện. Nhất là tinh thần đoàn kết nỗ lực quyết tâm cao của toàn thể Đảng bộ; sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Tình hình mọi mặt của của thị trấn có bước phát triển vượt bật: cơ sở hạ tầng nông thôn như: điện, đường, trường, trạm… tăng gấp nhiều lần; các tuyến đường nông thôn được bê tông hóa và thảm nhựa bằng phẳng; cảnh quan xanh – sạch – đẹp. Ông Phong cho biết thêm.
Môt goc TT. Phươc Long
Ông Phạm Thanh Hải, Chủ tịch UBND Phước Long cho biết, trong quá trình xây dựng TT. Phước Long trở thành thị trấn Văn minh đô thị gặp không ít khó khăn, vì phần lớn kinh phí tập trung xây dựng cho các xã NTM, cơ sở hạ tầng, giao thông đều có điểm xuất phát thấp, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ xây dựng còn hạn chế…tuy nhiên, cùng với nổ lực phấn đấu không ngừng từ chính quyền đến nhân dân trong thị trấn, đã khắc phục những khó khăn, chủ động sáng tạo, điều hành linh hoạt, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu khó khăn, gánh chịu trách nhiệm, tập trung chỉ đạo thực hiện tốt. Hiện tại, các tiêu chí về thị trấn văn minh đô thị xem như đã hoàn thành xong, chờ ngày công nhận. Ông Hải cho biết thêm.
Co thê noi răng, quê hương Phước Long hôm nay đã có bước chuyển mình vượt bậc về mọi mặt, đời sống của người dân từ đó cũng được nâng lên, đặc biệt là bộ mặt đô thị ngày càng khang trang.
TRỌNG LINH
Theo nongnghiep
Chuyển đổi 26.000 ha đất nông nghiệp: Dân sẽ được lợi!
Sở TN&MT cho rằng ngành nông nghiệp chỉ góp 1% trong cơ cấu kinh tế TP nên chuyển đổi đất nông nghiệp sẽ có lợi hơn.
"Người dân cũng như các tổ chức chính là người được lợi đầu tiên khi được phép chuyển mục đích của đất nông nghiệp. Sau khi được chuyển, giá trị đất đai cao hơn rất nhiều so với đất nông nghiệp" - Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Toàn Thắng (ảnh) khẳng định như vậy khi trao đổi về việc TP.HCM vừa được Chính phủ chấp thuận cho chuyển 26.000 ha đất nông nghiệp sang các loại đất khác.
Cả người dân và chính quyền đều có lợi
. Phóng viên: Cụ thể, lợi ích đó được thể hiện như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Toàn Thắng
Ông Nguyễn Toàn Thắng: Làm một so sánh nhỏ như thế này để dễ hình dung: Ông A có 10.000 m2 đất nông nghiệp đã được quy hoạch là đất công nghiệp. Nếu để đúng mục đích sử dụng ban đầu là đất nông nghiệp thì giá trị đất sẽ rất thấp. Tuy nhiên, khi được cho chuyển sang đất công nghiệp để hình thành nên một khu công nghiệp thì giá trị đất khác đi rất nhiều.
Không những người dân mà TP cũng phát triển. Khi sản xuất nông nghiệp không hiệu quả có nghĩa là đóng góp vào ngân sách cũng ít. Sản xuất công nghiệp sẽ mang lại giá trị và đóng góp cao hơn, khai thác đúng giá trị của đất hiện có. Hơn nữa, ngành nông nghiệp hiện chỉ đóng góp chưa tới 1% trong tổng cơ cấu kinh tế của TP. Chủ trương của TP hiện nay là hướng tới xây dựng nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng vùng nông nghiệp sạch để tạo ra giá trị sản phẩm cao mà không cần quá nhiều diện tích.
. Vậy tại sao chỉ 26.000 ha đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng mà không phải là nhiều hơn hoặc ít hơn?
Thực ra con số 26.000 ha trước đây đã có trong kỳ quy hoạch sử dụng đất 10 năm (2011-2020) được Thủ tướng phê duyệt trước đó.
Theo quy định của Luật Đất đai 2003, TP đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả kỳ 2011-2020. Theo đó, TP được chuyển mục đích sử dụng đất hơn 29.000 ha trên tổng quỹ đất nông nghiệp của TP là hơn 118.000 ha. Trong kỳ đầu (2010-2015), TP đã chuyển được hơn 3.000 ha. Còn lại 26.000 ha đất nông nghiệp thì tiếp tục được phép chuyển mục đích trong kỳ cuối (2016-2020).
Đến Luật Đất đai 2013 được ban hành, quy định mới yêu cầu các địa phương phải lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm để cụ thể hóa cho kế hoạch theo kỳ năm năm. Khi Chính phủ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia cho phù hợp với quy định mới thì một số chỉ tiêu của TP cũng thay đổi do quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ. Nhiều nơi hiện trạng là đất nông nghiệp nhưng người dân không còn sản xuất nông nghiệp. Hoặc đất nông nghiệp ấy được quy hoạch thành đất khác và người dân hiện chỉ tạm thời sản xuất nông nghiệp trong thời gian chờ quy hoạch để tránh lãng phí đất. Do đó, TP đã có văn bản trình Thủ tướng để phê duyệt trong Nghị quyết số 80/2018 về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020).
Những khu đất nông nghiệp sẽ được chuyển đổi thành những mục đích khác. Ảnh: V.Hoa
Dân sẽ tích cực hưởng ứng
. Trước thông tin về việc chuyển 26.000 ha đất nông nghiệp, có ý kiến cho rằng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của những người nông dân đang sản xuất nông nghiệp thuần?
Chắc chắn là điều này sẽ không xảy ra. Vì khi thực hiện kế hoạch sử dụng đất thì chúng tôi cũng tổng hợp dựa trên nhu cầu đăng ký của từng quận, huyện. Mà các địa phương cũng dựa trên nhu cầu đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức chứ không phải từ trên ấn xuống ép dân phải chuyển.
Tôi cũng cho rằng nếu được chuyển sang loại đất có giá trị cao hơn, người dân sẽ tích cực hưởng ứng.
. Cũng có đề xuất TP nên chuyển hết 118.000 ha đất nông nghiệp sang đất đô thị để khai thác tốt hơn giá trị đất đai của TP. Quan điểm của ông như thế nào?
Chắc chắn không thể được. Có một số chỉ tiêu bắt buộc TP phải giữ, chẳng hạn TP phải giữ 3.000 ha đất lúa để đảm bảo an ninh lương thực. Hay như hiện nay, các loại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng ở Cần Giờ chiếm diện tích rất lớn nhưng đó là lá phổi của TP nên không thể chuyển sang mục đích khác.
. Bước tiếp theo sau khi có chủ trương để người dân và TP sớm được lợi sẽ thực hiện ra sao?
Từ chủ trương, TP sẽ phân bổ kế hoạch thực hiện hằng năm cho từng quận, huyện. Vận động người dân cũng như doanh nghiệp đã đăng ký chuyển mục đích thực hiện đúng theo tiến độ để đưa đất vào khai thác có hiệu quả theo đúng mục đích được quy hoạch.
. TP hiện nay vẫn còn tình trạng dự án chậm triển khai làm giảm hiệu quả sử dụng đất. Sở TN&MT đang có giải giải pháp gì tiếp theo để xử lý dứt điểm tình trạng này?
Hiện chúng tôi đang tập trung phối hợp với các quận, huyện cho rà soát các dự án trong kỳ 2016-2020 để xử lý. Theo đó sẽ chia thành ba nhóm dự án: Một là đối với các dự án đã giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng doanh nghiệp không triển khai thì sẽ thu hồi chủ trương. Trả lại quyền lợi hợp pháp về nhà đất cho người dân bị ảnh hưởng. Với các dự án đã ủy quyền cho quận, huyện thu hồi mà chậm thực hiện thì sẽ phân tích nguyên nhân chậm, tùy theo nguyên nhân để đề xuất hướng xử lý. Còn nhóm dự án đã đăng ký trong kế hoạch mà ba năm vẫn chưa triển khai thì thu hồi theo quy định.
. Xin cám ơn ông.
TP đề xuất thực hiện năm nhóm giải pháp tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) gồm: Nhóm giải pháp về đầu tư phát triển, về cơ chế chính sách, về thích ứng biến đổi khí hậu, về bảo vệ quỹ đất nông nghiệp và giải pháp tổ chức thực hiện. Trong đó, tập trung hoàn thiện giao thông, chú trọng đầu tư các đô thị vệ tinh theo hướng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật/xã hội để hạn chế dân vào trung tâm. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo_PLO
Tân Chủ tịch HĐND Đà Nẵng: "TP còn nhiều yếu kém, cần tăng tinh thần trách nhiệm" Phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, HĐND TP.Đà Nẵng khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021 sáng 10.7, tân Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng cho rằng, mặc dù đã tạo được niềm tin và sự đồng thuận trong nhân dân, nhưng Đà Nẵng vẫn đối diện nhiều khó khăn, thách thức... Sáng 10.7, Kỳ họp thứ 7, HĐND TP.Đà Nẵng khóa...