Phun vitamin chữa nám: “Chỉ như lớp sơn”
Gần đây, nhiều viện thẩm mỹ, spa quảng cáo rầm rộ “công nghệ phun vitamin thảo dược” trị nám là hiện đại và an toàn. Có thật vậy không?
Cách nào cũng thử
BS Nguyễn Minh Quang, phó giám đốc bệnh viện Da liễu, Hà Nội cho biết, điều trị các bệnh về da nói chung và nám nói riêng phải kiên trì, không thể khỏi nhanh như các bệnh khác.
Sau khi sinh con, các vết nám trên hai gò má của chị Thu Hằng ở phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội xuất hiện khá dày. Chị đã tới khám tại bệnh viện Da liễu, dù đã được bác sĩ dặn trước phải kiên trì nhưng sau một thời gian dùng thuốc chị Hằng đã bỏ giữa chừng.
Sau đó, theo bạn bè chị tới các thẩm mỹ viện được quảng cáo có bài thuốc điều trị nám rất nhanh là dùng kem massage mặt nhập khẩu riêng của hãng và tia laser. Thế nhưng, các vết nám cũng chỉ mờ đi một cách chậm chạp. Giờ đây lại nghe quảng cáo công nghệ phun vitamin thảo dược chữa nám, chị Hằng rất phân vân.
Video đang HOT
Việc trị nám khó có thể thành công trong thời gian ngắn.
Theo quảng cáo của nhiều viện thẩm mỹ, spa ở Hà Nội thì phương pháp phun vitamin thảo dược này sử dụng thảo dược quý hiếm như trân châu, hổ phách, nhân sâm được công nghệ hiện đại tinh cất thành dạng serum có khả năng thẩm thấu tức thì đến lớp hạ bì, làm khoẻ và săn chắc da từ bên trong. Đồng thời, họ dùng công nghệ lấy nám an toàn của Mỹ để lấy đi các đốm nám, tàn nhang, đồi mồi… làm sáng và dưỡng mịn toàn bộ bề mặt da. Phương pháp này không làm tổn thương cấu trúc da, rất lành tính và có thể thực hiện với mọi loại da.
Nhân viên thẩm mỹ viện N.N ở phố Sơn Tây, Hà Nội khi được hỏi đã khẳng định công nghệ này đảm bảo trị hết nám, tàn nhang. Mỗi người có cơ địa khác nhau nên việc điều trị phụ thuộc vào mỗi loại da. Có người chỉ cần một liệu trình vài ngày nhưng có người phải dùng tới vài liệu trình. Giá mỗi liệu trình khoảng 5 triệu đồng.
Cân nhắc khi sử dụng
TS.BS Nguyễn Hữu Sáu, phó trưởng khoa laser – phẫu thuật, bệnh viện Da liễu trung ương, cho biết, nám là hiện tượng tăng sắc tố trên da, nhất là vùng mắt, hai má và thường gặp ở phụ nữ, nhất là trong thời kỳ mang thai. Cho đến nay, cơ chế bệnh học của bệnh nám, tàn nhang chưa thực sự sáng tỏ nhưng theo nhiều nghiên cứu thì hai yếu tố chính gây nám, tàn nhang là hoóc-môn sinh dục và ánh sáng mặt trời.
Việc xác định nguyên nhân gây nám da đóng vai trò rất quan trọng để đưa ra phương hướng phòng ngừa cũng như cách điều trị: tuỳ tình trạng da của từng đối tượng mà áp dụng cách điều trị. “Tác dụng chủ yếu của các thuốc đang có trên thị trường là ức chế tổng hợp melanin – chất chủ yếu hình thành sắc tố trên da, hiệu quả tuỳ thuộc cơ địa từng người. Hiện tượng nám trong thời kỳ mang thai không cần điều trị vì sau sinh nở hiện tượng này giảm dần và có thể hết hẳn, không hết mới phải điều trị”, BS Sáu nói.
Về công nghệ phun vitamin thảo dược, BS Sáu chia sẻ, các nước tiên tiến như Pháp đã sử dụng phun thuốc bằng áp lực hoặc chùm kim cùng với lượng dung dịch đưa lên chỗ cần làm đẹp. Tại Việt Nam, phương pháp này chưa dùng nhiều, hiện bệnh viện Da liễu trung ương có sử dụng lăn kim sau đó dùng tế bào gốc làm đẹp da. Còn phun vitamin thảo dược thực chất là hình thức điều trị tiêm các vitamin và dược liệu vào da. Các vitamin này sẽ được hấp thụ và tác dụng lên toàn cơ thể chứ không chỉ đơn thuần trên da. Việc thực hiện kỹ thuật này cần đảm bảo vô trùng để tránh lây nhiễm virút viêm gan C, HIV… Còn về hiệu quả thì chưa ai dám chắc điều gì.
Phun chữa nám không có tác dụng thực sự như quảng cáo.
“Tiêm hay bôi đều có những cơ chế chuyển hoá riêng. Nếu tiêm trực tiếp vào chỗ nám, tàn nhang, thuốc không thể chuyển hoá ngay mà phải đi vào các bộ phận cơ thể, vào máu rồi mới tác dụng lên da. Ngay cả bôi thuốc, phun qua da cũng cần có thời gian, bởi da có hàng rào ngăn cản. Đối với thuốc làm đẹp thì công nghệ phun, bôi hay tiêm qua da chưa có nhiều nghiên cứu để xem cái nào hiệu quả hơn. Không như thuốc tránh thai thì tiêm hay dán đều hiệu quả như nhau”, BS Sáu nói rõ hơn.
Thầy thuốc nhân dân – BS Trần Văn Bản, chủ tịch hội Đông y Việt Nam thì cho rằng, các loại thảo dược như trân châu, nhân sâm, hổ phách… chỉ có hiệu quả bổ sung dinh dưỡng tại chỗ. Trân châu, hổ phách không chứa vitamin và thường dùng đường uống, có tác dụng an thần. Còn nhân sâm chủ yếu để bổ khí, tăng cường sức khoẻ. Cũng theo BS Bản, bất cứ phương pháp làm đẹp nào cũng cần thời gian, đặc biệt phải kết hợp cả chế độ ăn uống. Việc hấp thụ các chất qua da hạn chế hơn nhiều so với ăn uống và tiêm. “Các thảo dược này nếu được mang ra làm đẹp thì cũng chỉ như một lớp “sơn” phủ ngoài mà thôi”, BS Bản nói.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Phân biệt loạn dưỡng móng tay với nấm móng
Vừa qua, Toà soạn KH&ĐS có nhận được thư của bạn đọc Vũ Văn Hòa (Ứng Hòa, Hà Nội) với tâm sự: "Tôi bị bệnh loạn dưỡng móng tay, ở đầu ngón tay bị bong tróc và nhăn lại. Tôi xin hỏi, bệnh loạn dưỡng móng tay có nguyên nhân từ đâu? Có phải bệnh này phát sinh do tôi bị mắc các bệnh khác không? Cách điều trị như thế nào?".
Theo ThS.BS Bùi Văn Tiến, phó trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện 103 cho biết: "Loạn dưỡng móng" dùng để chỉ chung nhóm bệnh có những bất thường trên bề mặt phiến móng hoặc bị hư móng. Thông thường các móng bị dày lên, sần sùi, khô ráp. Sờ vào cứng và hơi đau. Màu của móng trở nên vàng xỉn hoặc thâm đen. Khi bệnh nhân cầm nắm hoặc các thao tác bằng tay có chạm đến móng thì đau, nhất là khi ấn vào đầu móng.
Nhiều người hay bị tình trạng các móng tay liên tục bị tách ra khỏi thịt, nhìn vào thấy sau lớp móng là phần da thịt có một lớp sừng màu trắng nhạt giống như phần trên cùng của móng tay. Có người tưởng do nấm gây nên nhưng không phải vậy. Nguyên nhân chính xác của bệnh chưa được biết rõ. Bệnh được cho là do rối loạn các yếu tố bên trong cơ thể, đặc biệt là do rối loạn chuyển hóa của da và móng.
Bệnh loạn dưỡng móng tay được cho là do rối loạn các yếu tố bên trong cơ thể, đặc biệt là do rối loạn chuyển hóa của da và móng.
Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu trị bệnh. Các thuốc uống và thoa rất khó ngấm hết được vào tổ chức sừng cứng của móng. Một số loại thuốc bôi chỉ có tác dụng làm mềm móng, chống viêm như cream vitamin E, physiogel, lacticare, dermovate, temproson, gentrison, diproson... Ngày bôi nhiều lần, quan trọng nhất là sau tắm và sau rửa tay, chân. Ngoài ra, loạn dưỡng móng cũng có thể do thiếu vitamin, chủ yếu là vitamin B, vì vậy chế độ dinh dưỡng cũng cần bổ sung chất này bằng cách ăn rau quả nhiều.
BS Hoàng Phương Loan, nguyên phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội cho biết, cần phân biệt giữa loạn dưỡng móng và nấm móng. Nếu nấm móng thì các móng thường mủn như gặm nhấm, dìa chỗ thịt thì đỏ. Còn loạn dưỡng móng thì màu sắc các móng không bóng, có sự thay đổi, cũng có thể có cảm giác mủn nhưng không ngứa.
Một số người có thói quen chăm sóc móng bằng trà chanh, ngâm rửa móng lâu trong nước... Việc điều trị không đúng sẽ móng bị viêm ngày càng nặng và lan sang các móng khác. Đối với người mắc loạn dưỡng móng tay thì nên kiêng ngâm nước, kiêng rửa bằng xà phòng. Không cắt sát móng quá, không giũa móng vì làm như vậy sẽ tạo nên các sang chấn, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Mặc khác, một số chất tẩy rửa móng như autoni, autate thường xuyên sẽ kích ứng những phần da quanh móng, gây viêm ngứa, dị ứng và làm móng ngày càng mỏng dần, gây khô và teo móng. Để móng được khoẻ, đẹp, ngoài việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, nếu có điều kiện, nên xoa lên móng những loại kem dưỡng móng, dầu tắm cho em bé, các loại dầu mè, dầu ô liu...
Với những người có thói quen đi sơn móng, làm móng, tốt nhất là nên trang bị một bộ dụng cụ làm móng riêng để tránh lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng.
Theo Bee.net.vn
Dùng thảo dược ngăn ngừa mề đay tái phát Chị Thanh Huyền, (32 tuổi, Hà Nội) hỏi: Gần đây cứ buổi chiều tôi thường bị nổi mẩn ngứa và rất khó chịu nhất là vào ban đêm. Đã dùng thuốc nhưng chỉ đỡ lúc đó. Xin hỏi BS nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và có biện pháp nào phòng ngừa và chữa trị hiệu quả? PGS. Phạm Văn Hiển -...