Phun hóa chất nhiều nơi diệt muỗi, ngăn sốt xuất huyết
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết hiện số ca bệnh sốt xuất huyết tiếp tục tăng cao ở hầu hết các quận huyện và TP Thủ Đức, trừ quận 10.
Bệnh nhi được điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 1 – Ảnh: D.PHAN
Riêng từ ngày 30-5 đến 5-6, TP.HCM ghi nhận 111 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 79 phường, xã thuộc 20/22 quận huyện và TP Thủ Đức.
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 6-6, ông Phạm Văn Tuấn – giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh – cho biết Bình Chánh là một trong những “rốn” dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố. Hiện số ca mắc sốt xuất huyết tại huyện vẫn tiếp tục tăng cao, với 2 người tử vong trong tổng số 7 người tử vong trên toàn thành phố.
Lý giải số ca sốt xuất huyết trên địa bàn gia tăng, bác sĩ Tuấn cho rằng đang trong thời điểm dịch bệnh sốt xuất huyết lưu hành, địa phương gặp một số khó khăn nhất định như đặc điểm địa lý, dân số đông, người dân còn chủ quan, lơ là, nhiều khu đất trống tồn đọng nước…
Video đang HOT
“Sốt xuất huyết có hai yếu tố để gây bệnh là có điều kiện để muỗi sinh trưởng, phát triển và mầm bệnh. Do đó, một khu vực có muỗi mang mầm bệnh, nếu không có biện pháp xử lý, chúng sẽ lây lan ra những khu vực lân cận, trong khi huyện Bình Chánh giáp ranh với quận Bình Tân cũng là địa phương tăng cao ca bệnh mắc sốt xuất huyết”, bác sĩ Tuấn nói.
Trước tình hình này, ông Tuấn cho biết những ngày qua huyện đã tổ chức xử lý phun hóa chất nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện; đồng thời truyền thông người dân có ý thức thực hiện các biện pháp phòng bệnh, không làm phát sinh lăng quăng, tránh muỗi đốt…
Tại huyện Hóc Môn, bà Lê Thụy Mỵ Châu – phó chủ tịch UBND huyện – cho biết để phòng chống hiệu quả dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn, UBND 12 xã và thị trấn rà soát, đánh giá đúng, đầy đủ các yếu tố nguy cơ trên địa bàn để có biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp.
Đồng thời tăng cường quản lý và kiểm soát các điểm nguy cơ; phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, không để bùng phát dịch bệnh của khu vực được giao.
Với các cơ quan, tổ chức, cá nhân cố tình không thực hiện phòng chống sốt xuất huyết, tạo điều kiện để dịch bệnh lây lan trên địa bàn sẽ xử lý nghiêm theo nghị định số 117 của Chính phủ.
Bên cạnh đó huyện còn đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục giúp mọi người cùng hiểu và trực tiếp tham gia các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết. Mỗi gia đình, người dân sẽ tự giác thực hiện việc làm nhỏ nhất, đơn giản nhất để diệt lăng quăng, phòng tránh muỗi đốt.
Từ đầu năm tới 4/2022, TP.HCM ghi nhận 4.500 ca mắc sốt xuất huyết
Từ đầu năm đến giữa 4/2022, TP.HCM ghi nhận khoảng 4.500 ca mắc sốt xuất huyết, gia tăng hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2020 và 2021.
Chiều 28/4, bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, tính từ đầu năm đến giữa tháng 4, TP.HCM có khoảng 4.500 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 109 ca nặng đang điều trị tại các bệnh viện.
"Đây là số liệu báo động vì so sánh với năm 2019, khi sốt xuất huyết bùng phát thành dịch với hơn 20.000 ca mắc thì số ca bệnh nặng cũng chỉ có 38 ca. Số ca mắc của năm 2022 đang gia tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2020 và 2021", bà Như nói.
Bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM. (Ảnh: Thành ủy TP.HCM)
Trước tình hình sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, bà Như cho biết, Sở Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM triển khai tập huấn ngay cho các cơ sở y tế công và tư trên địa bàn về phòng chống, điều trị sốt xuất huyết; tất cả nhân viên y tế cần nhận diện bệnh sớm, tránh bỏ sót ca nặng, gây chậm trễ trong việc điều trị.
Yêu cầu UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức triển khai ngay các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết; tăng cường tuyên truyền đến người dân chủ động phòng, chống cũng như nhận biết được các dấu hiệu sớm của bệnh sốt xuất huyết.
Sở Y tế cũng tham mưu cho UBND TP.HCM chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức cùng tham gia ứng phó diễn biến của dịch sốt xuất huyết.
"Thời tiết nắng nóng, kèm theo mưa bất thường là điều kiện thuận lợi phát sinh muỗi và lăng quăng, là tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết, mỗi người dân cần hành động ngay để bảo vệ chính mình và người thân", bà Như khuyến cáo.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, sốt xuất huyết là bệnh lưu hành hàng năm, giai đoạn cao điểm từ cuối tháng 7 đến hết tháng 1 năm sau là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn truyền bệnh sinh sôi. Năm 2022 ghi nhận dịch bệnh đã đến sớm.
Triệu chứng ban đầu của bệnh tương đồng với một số bệnh nhiễm siêu vi khác, đặc biệt ở giai đoạn khởi phát. Trong 3 ngày đầu, rất khó xác định trẻ có phải sốt xuất huyết không.
Trẻ thường trở nặng vào ngày thứ 4 đến thứ 6 của bệnh với biểu hiện trụy tim mạch (tay chân lạnh, mạch nhẹ, khó bắt), ói, chảy máu mũi, chân răng, tiêu tiểu ra máu, đau bụng vùng gan, li bì, mệt mỏi... Khi đó phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
Sốt xuất huyết nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ diễn tiến thuận lợi. 90% trẻ mắc bệnh sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày. Trẻ béo phì, có bệnh nền, hoặc đến bệnh viện trễ là nhóm dễ chuyển nặng và nguy kịch.
Không chủ quan, lơ là với bệnh sốt xuất huyết Dù là bệnh lưu hành quanh năm nhưng tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực phía Nam, cứ đến mùa mưa, bệnh sốt xuất huyết lại có xu hướng tăng mạnh. Số ca mắc sốt xuất huyết tại TP Hồ Chí Minh bắt đầu có dấu hiệu gia tăng. Hiện khu vực phía Nam đang là thời điểm giao...