Phun hóa chất diệt cỏ ‘vệ sinh’ đường giao thông: Biết cấm, vẫn làm
Theo quyết định số 1682/QĐ-TCĐBVN, quy định tuyệt đối không được sử dụng các thuốc hóa học, thuốc diệt cỏ thay cho cắt cây cỏ, nhưng ở Đắk Lắk nhiều nơi vẫn đang sử dụng thuốc diệt cỏ để “vệ sinh” đường giao thông, công viên.
Phun hóa chất sát nhà dân
Ngày 1/7, ông Bùi Văn Quý – Giám đốc công ty TNHH MTV Môi trường và đô thị Đắk Lắk xác nhận với phóng viên báo Tiền Phong, công ty của ông sử dụng hóa chất để phun diệt cỏ ở hai bên hành lang đường vành đai phía Tây TP Buôn Ma Thuột và khu vực khuôn viên khu đất tam giác trước trạm dựng chân (bến xe) phía Nam thành phố.
Phun hóa chất khiến cỏ chết cháy
“Đối với khu có dân cư là công ty cấm tuyệt đối, còn nơi nào không ảnh hưởng thì công ty sẽ cho phun hóa chất thuốc diệt cỏ, vì diện tích quá lớn. Nơi nào có dân cư sinh sống thì không sử dụng” – ông Quý nói.
Tuy nhiên, phóng viên báo Tiền Phong đã chứng kiến nhiều cuộc phun thuốc diệt cỏ của công ty TNHH MTV Môi trường và đô thị Đắk Lắk vào nơi gần sát nhà dân. Trước câu hỏi của phóng viên, vì sao hóa chất diệt cỏ đã bị nghiêm cấm sử dụng mà Công ty vẫn dùng phun nơi khu dân cư, ông Bùi Văn Quý nói sẽ cho người đi xác minh lại.
Video đang HOT
Cỏ chết cháy như châm lửa đốt
Theo quan sát của phóng viên, khu vực tam giác đối diện với bến xe phía Nam được công nhân của công ty TNHH MTV Môi trường và đô thị Đắk Lắk phun hóa chất diệt cỏ, khiến cỏ nơi này chết cháy như bị châm lửa đốt.
“Dù trời đang mùa mưa, nhưng cỏ vẫn chết cháy sau khi bị phun hóa chất. Chúng tôi không hiểu vì sao, TP Buôn Ma Thuột lại cho phun thuốc độc hại gần nhà dân” – người dân lo ngại phản ánh.
Người dân địa phương cho rằng, do công nhân phun hóa chất diệt cỏ ban đêm nên rất khó phát hiện để phản đối
Theo một số người dân cho biết, do công nhân Môi trường làm việc vào ban đêm, khó phát hiện họ phun hóa chất lúc nào để yêu cầu họ dừng.
Trước câu hỏi của phóng viên về việc có hay không công ty sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Paraquat để phun cỏ dọn vệ sinh đường giao thông, ông Quý cho biết sẽ cho anh em xác minh lại.
Theo tìm hiểu của phóng viên báo Tiền Phong, ngày 8/2/2017 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ra quyết định 278/QĐ-BNN-BVTV về việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất 2.4D và Paraquat ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
Paraquat là một hợp chất hữu cơ với công thức hóa học [(C6H7N)2]Cl2, được sản xuất bởi Chevron, hoạt động nhanh và không chọn lọc, giết chết tát cả các loại cây xanh khi tiếp xúc, độc hại đối với con người và động vật.
VŨ LONG
Theo TPO
Quảng Ngãi: Loài sâu lạ ví như "Kẻ hủy diệt" tấn công ngô non
Loài sâu ngoại lai, còn gọi là sâu keo mùa thu (tên khoa học Spodoptera Frugiperda) được mệnh danh là "kẻ hủy diệt" đã xuất hiện và tấn công hàng trăm ruộng ngô (bắp) non của người dân tại 7 huyện, thành Quảng Ngãi.
Tại thôn Kim Lộc, xã Tịnh Châu (TP.Quảng Ngãi, bên ruộng ngô gần 2 sào (500m2/sào) đã bị sâu cắn phá gần hết, chị Bùi Thị Nguyên lo lắng: "Diện tích ngô của gia đình đã được hơn 1 tháng tuổi. Đây là lần đầu tiên tôi thấy loại sâu lạ này. Những vụ trước, sâu gây hại trên ngô có màu xanh, cắn phá không đáng kể và dùng thuốc BVTV thông thường phun là diệt trừ được ngay".
Loài sâu ngoại lai, còn gọi là sâu keo mùa thu (tên khoa học Spodoptera Frugiperda) được mệnh danh là "kẻ hủy diệt" đã xuất hiện và tấn công hàng trăm ruộng ngô (bắp) non của người dân tại 7 huyện, thành Quảng Ngãi
Theo chị Nguyên, loại sâu lạ mới xuất hiện mấy ngày qua có thân dài, đầu to, màu nâu đen, mức độ cắn phá lá cây vô cùng khủng khiếp. Đặc biệt, loài sâu này gần như miễn nhiễm với các loại thuốc BVTV thông thường.
Ông Nguyễn Thanh (ở thôn Điền Trang, xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa) cho biết: "Gần 5 sào bắp 2 tháng tuổi của tôi cũng bị loài sâu lạ này tấn công dữ dội. Chúng không chỉ ăn lá mà nhiều cây bị cắn gãy cả đọt. Vạch lá non thì thấy cùng vô số trứng, sâu nằm trong nõn với số lượng 2 - 5 con. Ban ngày, sâu chui vào thân trốn, đến chiều mát mới chui ra ngoài". Theo đó ông Trung, phải xịt thuốc 3 lần và ướt đẫm cả tàu lá xuống bẹ mới hạn chế được sâu.
Mức độ gây hại của sâu ngoại lai có thể làm ảnh hưởng tới 30 - 40% năng suất cây trồng. Không chỉ gây hại trên cây bắp, sâu keo mùa thu còn gây hại trên nhiều loại cây trồng khác.
Qua kiểm tra Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật Quảng Ngãi xác định, đến thời điểm này, loài sâu trên đã xuất hiện tại 7 huyện, thành Quảng Ngãi gồm: Đức Phổ, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức và TP.Quảng Ngãi, với hơn 24/96ha ngô bị nhiễm, phá.
Diện tích ngô bị loài sâu lạ gây hại nặng, nhiều nhất là trong giai đoạn phát triển 2 lá - xoáy noãn, mật độ sâu phổ biến từ 2 - 7 con/m2, riêng những nơi cao như TP. Quảng Ngãi lên đến 10 - 30 con/m2.
Loài sâu "lạ" đang tấn công các ruộng ngô là sâu keo mùa thu (Spodoptera Frugiperda), được mệnh danh là "kẻ hủy diệt". Mức độ gây hại của sâu có thể làm ảnh hưởng tới 30 - 40% năng suất cây trồng. Không chỉ gây hại trên cây bắp, sâu keo mùa thu còn gây hại trên nhiều loại cây trồng khác.
Bà Lê Thị Thanh Xuân (nhân viên kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tư Nghĩa) cho biết: "Cục Bảo vệ thực vật Bộ NNPTNT cũng đã có văn bản hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu keo mùa thu để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho cây trồng. Theo đó người dân cần tuân thủ biện pháp canh tác như làm sạch cỏ dại xung quanh vườn bắp để hạn chế nơi trú ẩn của sâu, trồng luân canh cây bắp - lúa nước ngay sau vụ bắp để diệt nhộng trong đất".
Một ruộng bắp bị loài sâu ngoại lai cắn phá
Đặc biệt, đối với cây ngô trong giai đoạn phát triển từ 3 - 6 lá, người dân cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện ổ trứng, ngắt tiêu hủy; sử dụng tro bếp hoặc nước xà phòng loãng đổ vào nõn bắp diệt sâu non. Khuyến khích sử dụng các biện pháp sinh học, hạn chế sử dụng thuốc BVTV hóa học để bảo vệ thiên địch của sâu keo. Nông dân cũng có thể sử dụng chế phẩm nấm xanh, nấm trắng,... để phun trừ sâu khi sâu tuổi nhỏ; dùng biện pháp bẫy bã, chiếu đèn để bẫy sâu.
Theo Danviet
Người phụ nữ Hải Phòng bắt cua bị bỏng chân: Thêm điểm đổ chất thải độc Cơ quan chức năng ở Hải Phòng phát hiện thêm 2 vị trí đổ trộm chất thải nguy hại khác, ngoài vị trí bà Lan bị bỏng. Bà Lê Thị Lan (50 tuổi, trú tại thôn Kênh Trạch, xã Hưng Nhân, huyện Vĩnh Bảo) bị bỏng hai chân khi đi bắt cua đã phải chuyển lên Viện Bỏng quốc gia do vết thương...