Phúc Thọ tiến tới nông thôn mới điển hình, tập trung 2 khâu đột phá
Xác định công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm thay đổi bộ mặt của một vùng nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, Huyện ủy Phúc Thọ (Hà Nội) đã chỉ đạo các cấp, ngành vận động người dân nỗ lực triển khai các chương trình, dự án.
Đến nay, 100% số xã của huyện đã hoàn thành xây dựng NTM và Phúc Thọ đang nỗ lực đạt chuẩn huyện NTM trong năm 2020.
Diện mạo nông thôn nhiều đổi mới
Báo cáo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XXI huyện Phúc Thọ mới đây, ông Đoàn Tuấn Anh – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Phúc Thọ cho biết: Trong nhiệm kỳ vừa qua, kinh tế huyện duy trì mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 9%, đạt chỉ tiêu đề ra.
Đến năm 2020, tổng giá trị sản xuất ước đạt 12.450 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/năm, tăng 1,71 lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Công nghiệp (45,2%), tiểu thủ công nghiệp (33,6%), nông nghiệp (21,2%).
Trang trại chăn nuôi lợn rừng theo mô hình bán hoang dã tại khu vực bãi nổi ven sông ở xã Cẩm Đình, huyện Phúc Thọ (Hà Nội). Ảnh: I.T
Một số kết quả nổi bật của huyện Phúc Thọ:
Video đang HOT
100% số xã hoàn thành xây dựng NTM, sớm 2 năm so với mục tiêu đề ra (năm 2020)
Thu nhập bình quân năm 2020 ước đạt 50 triệu đồng/người, tăng 1,71 lần so với năm 2015
Số hộ nghèo toàn huyện còn 591 hộ, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,14%
Trong xây dựng NTM, đến nay, tổng nguồn vốn huy động từ các nguồn lực (từ 2010 đến hết quý II/2020) đạt hơn 3.778 tỷ đồng. Nguồn vốn này đã được huyện triển khai xây dựng các công trình hạ tầng cấp bách, hỗ trợ phát triển sản xuất, góp phần đổi mới nhanh chóng diện mạo nông thôn.
Đến nay, 100% số xã của huyện đã được công nhận đạt chuẩn NTM, tăng 15 xã so với năm 2015 và sớm hơn 2 năm so với mục tiêu đề ra (năm 2020); 9/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM đều đạt.
Huyện đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị T.Ư và thành phố xem xét, công nhận huyện đạt chuẩn NTM trong năm 2020.
“Qua phong trào xây dựng NTM, khối đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn cũng được tăng cường, quyền làm chủ của nhân dân tiếp tục được khẳng định và phát huy tốt hơn. Đặc biệt là việc coi trọng việc tổ chức đối thoại, giải quyết kịp thời các kiến nghị, đề xuất chính đáng của người dân ngay từ cơ sở” – ông Tuấn Anh đánh giá.
Phát huy những kết quả đạt được, trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, huyện Phúc Thọ đặt mục tiêu có kinh tế tăng trưởng khá, môi trường sạch, nông nghiệp sạch, nâng tầm văn hóa, người dân sống thân thiện, mến khách… Huyện tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với phát triển du lịch và xây dựng NTM điển hình tiên tiến; xây dựng huyện Phúc Thọ phát triển nhanh, bền vững và đúng định hướng.
Tập trung 2 khâu đột phá
Để hiện thực hóa mục tiêu trên, ông Đoàn Tuấn Anh cho biết Phúc Thọ sẽ tập trung vào 2 khâu đột phá: Một là, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, ứng dụng công nghệ cao; thực hiện thành công Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP); tập trung hoàn thiện hạ tầng các cụm công nghiệp đã được phê duyệt; tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, nhất là kinh tế tư nhân, tăng thu ngân sách của huyện một cách bền vững.
Hai là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đổi mới công tác đánh giá và sử dụng cán bộ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao năng lực, trách nhiệm tham mưu và thực thi công vụ; đề cao trách nhiệm người đứng đầu, động viên niềm tự hào, ý chí, khát vọng vươn lên mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân toàn huyện.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn đề nghị Đảng bộ huyện cần tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp đã nêu trong báo cáo chính trị. Trước mắt, cần tiếp tục chủ động bám sát diễn biến dịch Covid-19, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, vừa phòng, chống dịch hiệu quả…
“Phúc Thọ cần phát huy tiềm năng, lợi thế đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp sạch gắn với nông nghiệp công nghệ cao; hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh; các mô hình chuyển đổi phải rõ nét hơn. Thực hiện hiệu quả Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm chủ lực” gắn với đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm đã có thương hiệu. Có giải pháp huy động tối đa sức mạnh tổng hợp để xây dựng thành công huyện NTM điển hình tiên tiến, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đáp ứng tiêu chí NTM nâng cao, kiểu mẫu” – ông Toàn nói.
Doanh nghiệp Canada tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Cần Thơ
Tổng lãnh sự Kyle Nanas cho biết, ngày càng nhiều các doanh nghiệp Canada mong muốn tìm hiểu thông tin đầu tư tại Cần Thơ, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và xử lý chất thải.
Tổng lãnh sự quán Canada tại Thành phố Hồ Chí Minh Kyle Nanas phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Ánh Tuyết/TTXVN)
Ngày 27/7, tại Cần Thơ, lãnh đạo thành phố tiếp và làm việc với Tổng lãnh sự quán Canada tại Thành phố Hồ Chí Minh, do Tổng lãnh sự Kyle Nanas làm trưởng đoàn, cùng đại diện các doanh nghiệp Canada.
Tại buổi làm việc, hai bên bày tỏ mong muốn xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý chất thải.
Tổng lãnh sự Kyle Nanas cho biết, đây là lần thứ 5 ông dẫn đoàn đến Cần Thơ để xúc tiến thương mại. Có được kết quả đó là do những thành công ngày càng rõ nét sau mỗi đợt xúc tiến.
Ngày càng nhiều các doanh nghiệp Canada mong muốn tìm hiểu thông tin đầu tư tại Cần Thơ, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và xử lý chất thải... là hai lĩnh vực thế mạnh và các doanh nghiệp Canada có nhiều kinh nghiệm.
Ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ cho biết, Cần Thơ là một thành phố trẻ năng động, tốc độ phát triển kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng rất mạnh mẽ. Nông nghiệp công nghệ cao là xu thế và cũng là định hướng phát triển của thành phố. Xử lý rác thải rắn và rác thải sinh hoạt cũng đang là thách thức đối với địa phương.
Do đó, Cần Thơ sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất về chính sách để doanh nghiệp Canada đến tìm hiểu đầu tư trong các lĩnh vực này.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Dương Tấn Hiển phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Ánh Tuyết/TTXVN)
Ngoài ra, thành phố còn kêu gọi các doanh nghiệp Canada đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là nhà xưởng, cầu đường... Cụ thể là dự án khu công nghiệp Thốt Nốt giai đoạn 2.
Ông Dương Tấn Hiển mong muốn trên cương vị công tác của mình, Tổng lãnh sự Kyle Nanas sẽ là cầu nối cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp Canada về thị trường Cần Thơ. Trong thời gian tới sẽ có nhiều chương trình hợp tác kết nghĩa Cần Thơ với các địa phương của Canada.
Theo thông tin từ Sở Ngoại vụ, 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Canada đạt 3,2 triệu USD, với các mặt hàng chủ lực: gạo, thủy hải sản, may mặc; kim ngạch nhập khẩu đạt 6,5 triệu USD với các mặt hàng lúa mì, lông vũ là chủ lực.
Hải Phòng: Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội NDVN thăm mô hình nông nghiệp công nghệ cao Ngày 30/6, Đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam dự buổi giới thiệu mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; ra mắt CLB Nông dân sản xuất kinh giỏi do Hội Nông dân thành phố Hải Phòng tổ chức. Tham dự buổi...