Phúc thẩm Huyền Như ngày 27/12: Nhiều bị cáo kêu oan
Sáng 27/12, phiên tòa phúc thẩm đại án tham nhũng do Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm thực hiện tiếp tục phần tranh luận.
Phiên tòa xét xử Huyền Như cùng đồng phạm
Luật sư bào chữa cho bị cáo Đoàn Lê Du (nguyên Trưởng phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng thuộc Vietinbank chi nhánh TPHCM) cho rằng, thân chủ của mình là người bị cấp sơ thẩm tuyên 17 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng”. So với các đồng phạm khác từng là cán bộ tại phòng giao dịch thì Du là người lĩnh án nặng nhất. Sau bản án sơ thẩm, bị cáo Du có đơn kháng cáo và 3 lần gửi đơn kháng cáo bổ sung.
Luật sư này phân tích rằng, bản án sơ thẩm xác định Đoàn Lê Du gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, Du là nhân viên của Vietinbank thì phải gây hậu quả cho Vietinbank. Nhưng, Vietinbank xác định không có thiệt hại tại Phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng. Vì vậy, bản án sơ thẩm xác định thiệt hại như vậy là sai.
Luật sư cũng đưa ra công văn của Chủ tịch HĐQT Vietinbank đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tội danh của các cán bộ PGD Điện Biên Phủ, Đinh Tiên Hoàng là chỉ có thiếu sót trong quy trình nội bộ, nên tội danh và hình phạt có thể ghép tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Từ trình bày trên, luật sư đề nghị tuyên hủy bản án sơ thẩm liên quan đến tội danh để điều tra xét xử lại.
Bị cáo Vũ Nguyễn Xuân Tiên (nguyên Phó PGD Đinh Tiên Hoàng thuộc Vietinbank chi nhánh TPHCM) bị cấp sơ thẩm tuyên 11 năm tù về tội “Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Video đang HOT
Luật sư Hà Mạnh Tường (Đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai) bào chữa cho bị cáo Tiên đã đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm tuyên thân chủ của mình vô tội. Luật sư cho rằng bản án sơ thẩm chỉ viện dẫn những lời khai mơ hồ, mâu thuẫn để xác định tội là oan cho bị cáo.
Luật sư thứ 2 bào chữa cho bị cáo Tiên cũng cho rằng, nên áp dụng phương pháp suy đoán vô tội cho bị cáo và đề nghị tuyên hủy phần án sơ thẩm để điều tra lại, tuyên bị cáo Tiên vô tội.
Cũng trong buổi sáng 27/12, các luật sư cũng đã bào chữa cho các thân chủ của mình là các bị cáo Lương Thị Việt Yên (nguyên Trưởng PGD Võ Văn Tần thuộc Vietinbank TPHCM, bị cấp sơ thẩm tuyên 7 năm tù), bị cáo Huỳnh Trung Chí. Luật sư đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm xem xét lại tội danh, hình phạt đối với cá bị cáo cho phù hợp với hành vi và quy định của pháp luật.
Bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thiên Lý (bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 2 năm tù về tội cho vay lãi nặng), luật sư Trịnh Bá Thân không đi đúng trọng tâm khiến chủ tọa phiên tòa nhiều lần nhắc nhở. Luật sư Thân cho rằng, có sự không trùng hợp khi VKS tại tòa phúc thẩm xác định Thiên Lý thu lợi bất chính 735 tỷ đồng, còn án sơ thẩm là 414 tỷ đồng.
Dự kiến phiên tòa sẽ tiếp tục vào thứ 2, ngày 29/12.
Công Quang – Trung Kiên
Theo Dantri
Viện Kiểm sát bác nhiều kháng cáo trong vụ Huyền Như
Sáng 24/12, Tòa phúc thẩm, TAND Tối cao tại TP HCM tiếp tục xét xử vụ án "siêu lừa" Huyền Như và đồng phạm.
Mở đầu phần tranh luận sáng nay, đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa đưa ra quan điểm đối với các kháng cáo, kháng nghị.
Theo VKS, sau phiên tòa sơ thẩm, cơ quan tố tụng đã nhận được 60 kháng cáo, 1 kháng nghị liên quan vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt.
Các bị cáo trong vụ "siêu lừa" Huyền Như hầu tòa
Sau khi công bố lại nội dung các kháng cáo, kháng nghị; tóm tắt lại nội dung xét hỏi tại tòa, VKS nêu quan điểm: Đối với kháng cáo của Huỳnh Mỹ Hạnh - chị gái của Huyền Như, VKS cho rằng, bản án sơ thẩm tuyên đúng người, đúng tội. Xét vai trò lừa đảo của Hạnh là đồng phạm với Huyền Như nhưng tội phạm bị cáo này vi phạm là đặc biệt nghiêm trọng, nên VKS đề nghị không xem xét giảm nhẹ hình phạt. Trước đó, Hạnh bị tòa cấp sơ thẩm tuyên phạt 14 năm tù giam.
Bị cáo Đào Thị Tuyết Dung phạm hai tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Cho vay lãi nặng. Bị cáo có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên, VKS Nhân dân TP HCM có đơn kháng nghị tăng nặng hình phạt. Theo quan điểm của công tố viên, hành vi của bị cáo Dung là đặc biệt nghiêm trọng. Mức hình phạt tù do tòa sơ thẩm tuyên là quá nhẹ. Việc kháng nghị tăng hình phạt của VKS nhân dân TP HCM được công tố viên cho rằng là có cơ sở.
Đối với hai kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xem xét số tiền 174 tỷ đồng thu lợi bất chính, VKS cho hay: Hai kháng cáo này không có cơ sở.
Đối với bị cáo Trần Thị Tố Quyên, VKS cho rằng, bị cáo đã giữ vai trò giúp sức tích cực trong hành vi chiếm đoạt tài sản của Huyền Như, cho nên VKS xét thấy không có căn cứ để xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Bị cáo Nguyễn Thiên Lý, qua xét hỏi, VKS cho rằng kháng cáo của bị cáo có cơ sở nên đề nghị xem xét về số tiền thu lợi bất chính.
Phạm Anh Tuấn (SN 1977, quê Hải Phòng) - Cựu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vật tư Dầu khí Thái Bình Dương bị tòa sơ thẩm quy kết tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ.
Tại tòa phúc thẩm, bị cáo Tuấn xin giảm nhẹ hình phạt. VKS cho rằng, hành vi của bị cáo là gây hậu quả đậc biệt nghiêm trọng. Bản án sơ thẩm tuyên phạt là có căn cứ. Tuy nhiên, VKS cho rằng, bị cáo có nhiều tình tiết để giảm nhẹ hình phạt và đề nghị HĐXX xem xét cho Phạm Anh Tuấn.
Với số tiền được xác định là đã thu lợi bất chính khoảng 72 tỷ đồng, VKS khẳng định, quy kết này là có căn cứ theo hướng có lợi cho bị cáo Tuấn.
Với kháng cáo xem xét căn nhà chung của hai vợ chồng Tuấn, VKS cho rằng không có căn cứ, việc kê biên căn nhà là phù hợp với quy định.
Đối với kháng cáo của bà Giã Thị Mai Hiên về giám định chữ ký liên quan đến số tiền bị Huyền Như chiếm đoạt 274 tỷ đồng, VKS khẳng định, qua thẩm tra và căn cứ vào hồ sơ, tài liệu, cho thấy không liên quan đến Vietinbank nên không chấp nhận kháng cáo của bà này...
Theo_VOV
"Siêu lừa" Huyền Như: "Số tiền bị chiếm đoạt nằm ngoài hệ thống VietinBank" Sáng 16/12, phiên tòa phúc thẩm "đại án tham nhũng" do bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như cùng đồng phạm thực hiện bước vào phần thẩm vấn công khai tại tòa. Huyền Như tại phiên tòa phúc thẩm ngày 16/12 Trả lời HĐXX, Huyền Như khai rằng, mình học ngành tài chính tiền tệ. Vì vậy, khi công tác tại Vietinbank là công...