Phúc thẩm “đại án” Huỳnh Thị Huyền Như: Triệu tập thêm nhân chứng mới
Ngày 15-12, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã mở phiên phúc thẩm xét xử “đại án” lừa đảo chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng do bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978, nguyên Phó phòng quản lý rủi ro Vietinbank chi nhánh TP.HCM) và đồng phạm thực hiện.
Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như được dẫn giải tới phiên tòa phúc thẩm sáng qua
Theo đó, 20 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án hầu tòa về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, cho vay nặng lãi, lợi dụng chức vụ quyền hạn… Phiên tòa do thẩm phán Quảng Đức Tuyên – Phó Chánh tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM làm chủ tọa.
Phiên tòa phúc thẩm lần này có 34 luật sư tham gia. Trong phần thủ tục khai mạc phiên tòa, luật sư Lưu Văn Tám (Đoàn luật sư TP.HCM) – người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng Á Châu (ACB) đề nghị HĐXX triệu tập thêm các cá nhân nguyên là dàn lãnh đạo ACB gồm các ông Nguyễn Đức Kiên, ông Trần Xuân Giá, ông Lê Vũ Kỳ… Các luật sư cũng đề nghị tòa triệu tập một số cán bộ, lãnh đạo của Ngân hàng Vietinbank và một số cá nhân, công ty khác đến tham gia phiên tòa. Sau khi xem xét, HĐXX chấp nhận kiến nghị của luật sư về việc triệu tập ông Nguyễn Văn Sẻ – Giám đốc Vietinbank chi nhánh TP.HCM đến tham gia phiên tòa với tư cách người làm chứng.
Theo bản án sơ thẩm, năm 2007, Huỳnh Thị Huyền Như là cán bộ tín dụng tại VietinBank đã đứng ra vay hơn 200 tỷ đồng với lãi suất cao để kinh doanh bất động sản. Từ tháng
Video đang HOT
3-2010 đến tháng 9-2011, do làm ăn thua lỗ, để có tiền trả nợ, Huỳnh Thị Huyền Như đã làm giả con dấu của Vietinbank – chi nhánh Nhà Bè và 7 công ty khác tự đứng ra ký 110 hợp đồng huy động vốn với lãi suất cao, chiếm đoạt của 3 ngân hàng, 9 công ty và 3 cá nhân tổng cộng 3.986 tỷ đồng.
Xét xử sơ thẩm, TAND TP HCM tuyên phạt Huỳnh Thị Huyền Như mức án tù chung thân, 22 bị cáo còn lại lĩnh án từ 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 20 năm tù. Sau phiên tòa, 20 bị cáo khác đã làm đơn kháng cáo, VKSND TP.HCM đã kháng nghị tăng án với 2 bị cáo trong vụ án. Các nguyên đơn dân sự, người bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng lần lượt có đơn kháng cáo đề nghị tòa phúc thẩm xem xét.
Hôm nay, phiên tòa tiếp tục phần xét hỏi.
Theo_An ninh thủ đô
Xét xử phúc thẩm "đại án" Huyền Như vào ngày 15/12
- VKSND TP.HCM đã ký quyết định kháng nghị yêu cầu cấp phúc thẩm xử theo hướng tăng hình phạt đối với Võ Anh Tuấn và Đào Thị Tuyết Dung. Phiên xử phúc thẩm sẽ được Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM mở vào ngày 15/12.
Huỳnh Thị Huyền Như bị tuyên án chung thân.
Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM sẽ mở phiên phúc thẩm xét xử Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản gần 4.000 tỷ đồng do Huỳnh Thị Huyền Như (36 tuổi, nguyên Phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng Vietinbank - chi nhánh TP.HCM) cùng đồng phạm thực hiện vào ngày 15/12.
Trước đó như tin tức trên Người lao động, vào ngày 13/2, VKSND TP.HCM đã ký quyết định kháng nghị yêu cầu cấp phúc thẩm xử theo hướng tăng hình phạt đối với Võ Anh Tuấn (nguyên cán bộ Văn phòng VietinBank Chi nhánh TP HCM) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và Đào Thị Tuyết Dung (SN 1969, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Dung Vân) về 2 tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Cho vay nặng lãi".
Theo VKSND TP.HCM, dù trong phiên sơ thẩm, đại diện VKS giữ quyền công tố đã đề nghị mức án từ 18,5 năm tù đến 21 năm tù đối với bị cáo Đào Thị Tuyết Dung và tù chung thân đối với Võ Anh Tuấn nhưng TAND cùng cấp chỉ xử phạt Dung 12 năm tù và Tuấn 20 năm tù.
VKSND TP.HCM cho rằng, với tính chất và mức độ phạm tội trong hành vi của các bị cáo này, thì mức án tòa tuyên là chưa phù hợp. Bởi hành vi phạm tội của các bị cáo này là đặc biệt nghiêm trọng, được diễn ra trong một thời gian dài, với các cách thức lừa đảo khác đã gây ra một vụ bê bối không nhỏ, làm thất thoát số tiền lớn của Doanh nghiệp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều cá nhân, tổ chức.
Đặc biệt, hậu quả của nó còn làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của Ngân hàng Vietinbank, tạo ra tâm lý hoang mang lo ngại cho khách hàng tham gia giao dịch đối với các chi nhánh của hệ thống ngân hàng này.
Xem liên quan:
"Siêu lừa" Huyền Như thuật lại mánh khóe rút tiền của ACB
Trước đó, trong buổi tuyên án ngày 27/1 của phiên xét xử vụ đại án tham nhũng ngành Ngân hàng xảy ra tại Ngân hàng Vietinbank, Chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Nguyễn Đức Sáu cũng đã khẳng định, hành vi phạm tội của nhóm các bị cáo này đã nguy hiềm cho Xã hội, xâm phạm đến nhiều khách thể, tài sản của các ngân hàng, gây ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt đời sống xã hội, do đó cần trừng trị nghiêm khắc.
Do đó, Tòa đã tuyên phạt siêu lừa 36 tuổi Huỳnh Thị Huyền Như án chung thân, Võ Anh Tuấn 20 năm tù, chị gái Huyền Như là Huỳnh Thị Mỹ Hạnh lĩnh án 14 năm tù, "nữ đại gia" Thiên Lý nhận án 2 năm (tổng hợp hình phạt trước đó 4 năm là 6 năm tù). Các bị cáo còn lại nhận mức từ 1 - 20 năm.
Theo nguồn tin từ VietNamNet, tính đến ngày 10/2, đã có hơn 10 bị cáo trong "đại án" Huyền Như gửi đơn kháng cáo đến tòa.
Trong đó, 3 bị cáo gồm Nguyễn Thị Phúc Ngân, Bùi Ngọc Quyên và Lương Thị Việt Yên có đơn kháng cáo kêu oan. Các bị cáo còn lại kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
VIỆT HƯƠNG
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Xét xử phúc thẩm đại án "siêu lừa" Huyền Như vào ngày 15/12 Bắt đầu từ ngày 15/12, Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm lại tiếp tục hầu tòa phúc thẩm. Dự kiến phiên xét xử kéo dài 2 tuần. Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM sẽ mở phiên phúc thẩm xét xử Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản gần 4.000 tỷ đồng do Huỳnh Thị Huyền Như cùng đồng...