Phúc Phúc Shop – Local Brand đồ lót hướng tới niềm hạnh phúc của phụ nữ Việt
Được thành lập vào năm 2019 cho đến nay, thương hiệu Phúc Phúc Shop đã và đang khẳng định tên tuổi cũng như vị thế trong làng thời trang đồ lót Việt, mang đến cho phái đẹp sự tự tin mạnh mẽ cũng như niềm hạnh phúc mỗi khi sử dụng.
Chị Trần Thị Xuân Phúc – Chủ thương hiệu Phúc Phúc Shop
Mạng xã hội ngày nay đang vô cùng bùng nổ và phát triển. Nhiều mối quan hệ cũng đã được hình thành từ đây. Tuy vậy, khi bạn có càng nhiều mối quan hệ thì chất lượng của những mối quan hệ đó cũng dần trở nên “loãng” và “không thật”. Cảm xúc của mỗi người đối với cuộc sống này là khác nhau và thường thì người ta chỉ muốn chia sẻ niềm vui cho nhau, niềm hạnh phúc cho nhau chứ ít ai chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống như vướng bận về đồ lót… Nhìn thấy phụ nữ mãi loay hoay tìm kiếm hạnh phúc trong những thứ bình dị nhất thì Phúc Phúc Shop lại càng trăn trở để tìm ra con đường hạnh phúc cho người phụ nữ trong muôn vàn những điều nhỏ nhặt đó. Từ đó, Phúc Phúc Shop đã ra đời để đồng hành cùng mỗi người, mang niềm hạnh phúc nhỏ nhoi – Chị Trần Xuân Phúc (1996 tại Thành phố Hồ Chí Minh) – Founder của Phúc Phúc Shop chia sẻ.
Quá trình khẳng định vị thế Phúc Phúc Shop trên đường đua thị trường
Giữa rừng những sản phẩm mọc lên như nấm sau mưa, một thương hiệu trẻ nếu muốn phát triển đương nhiên phải có những điểm khác biệt để cạnh tranh với những thương hiệu khác. Phúc Phúc Shop thực sự quan tâm đến những vấn đề trên và luôn hành động để đã nâng cao giá trị của mình cũng như thể hiện sự tôn trọng các đối thủ khác trong ngành thời trang.
Lấy chất lượng sản phẩm làm giá trị cốt lõi cũng như lấy niềm cảm hứng là mang lại hạnh phúc dành cho mọi người. Chị Trần Xuân Phúc cùng đồng đội của mình đã tự tay chọn lọc những loại vải đạt tiêu chuẩn, và tìm cho mình một xưởng sản xuất chất lượng để cho ra đời những mẫu sản phẩm của mình. Không những thế, từ ý tưởng thiết kế, mẫu mã cho đến cả khâu chăm sóc khách hàng cũng luôn được founder giữ vững chất lượng từ ngày đầu thành lập đến nay.
Trải qua 3 năm hình thành và phát triễn, Phúc Phúc Shop vẫn luôn chiếm trọn tình cảm của khách hàng khi tổ chức các events sale, mini game, freeship,.. để tri ân những người đã luôn ủng hộ sản phẩm và đồng hành với sản phẩm.
Ngoài ra Phúc Phúc Shop cũng từng bước nâng tầm thương hiệu khi luôn trau chuốt hết sức kỹ lưỡng đối với hình ảnh models và sản phẩm của mình để tạo – giữ ấn tượng đẹp. Phúc Phúc Shop luôn có đội ngũ người mẫu độc quyền để tránh việc bị trùng gương mặt thương hiệu với các nhãn hàng khác.
Video đang HOT
Có thể nói, trong khoảng thời gian ngắn, founder trẻ tuổi đã rất tài giỏi khi xây dựng được cộng đồng của riêng mình. Đến nay, fanpage Phúc Phúc Shop đã đạt 10 nghìn lượt thích. Theo dõi các mạng xã hội của Phúc Phúc Shop, chúng ta sẽ cảm nhận được sâu sắc hơn về ý nghĩa của tên thương hiệu, bởi vì những người mẫu độc quyền của Phúc Phúc Shop đã thể hiện rất tốt cái tinh thần “Hạnh Phúc” khi sử dụng.
Câu chuyện kinh dị về bãi rác thời trang nhanh
Một chiếc quần jeans được hình thành qua nhiều bước nhưng những ngày cuối cùng của nó có thể kết thúc tại bãi rác.
Theo dõi vòng đời của một chiếc quần jeans từ trang trại đến bãi rác có thể khiến nhiều người đọc phải sửng sốt. Đó là bình luận của cây bút từ SCMP sau khi nghe lời kể lời của Maxine Bédat - tác giả cuốn sách nói về câu chuyện kinh dị của thời trang nhanh.
Bédat là giám đốc của New Standard Institute - tổ chức phi lợi nhuận làm việc với các nhà khoa học và người dân để giúp ngành công nghiệp thời trang trở nên bền vững, đạo đức và bình đẳng hơn.
Bãi rác - nơi yên nghỉ của những chiếc quần jeans
Mỗi khi Marie Kondo - tác giả sách từ Nhật Bản, có biệt danh "thánh nữ dọn nhà" - tung ra tập mới, cô lại thúc đẩy việc "thanh trừng" quần áo trở nên nhộn nhịp hơn.
Sau loạt phim năm 2019 của Kondo, người Mỹ đã xếp hàng dài bên ngoài các cửa hàng để mua sắm quần áo. Theo Maxine Bédat, 18 tháng ròng rã liên quan đến đại dịch càng khiến những chiếc tủ quần áo căng phồng.
Maxine Bédat và cuốn sách kể câu chuyện kinh dị về thời trang nhanh của mình. Ảnh: Bédat.
Maxine Bédat và cuốn sách kể câu chuyện kinh dị về thời trang nhanh của mình. Ảnh: Bédat.
Cô nói rằng việc dọn dẹp có thể mang đến sự hưng phấn và khiến nhiều người nghĩ mình hành động vì mục đích cao hơn. Tuy nhiên, thực tế thường khác.
Những túi quần áo vứt bên ngoài trung tâm quyên góp rất có thể cuối cùng sẽ được đưa vào các bãi rác. Bédat muốn nhấn mạnh thị hiếu thời trang nhanh của mọi người không bền vững.
Cuốn sách của cô kể về hành trình của một chiếc quần jeans, từ sợi vải đến lúc bốc khói. Nơi an nghỉ của nó là những núi rác quần áo.
"Những bộ quần áo cũ được gửi từ châu Âu và châu Á được bán tại thị trường ở Accra, Ghana. Những thứ không bán được sẽ được chuyển đến nơi như bãi rác Kpone. Tôi chứng kiến áo cao cổ Puma, H&M, túi Versace nhái. Tất cả bốc cháy trước mắt.
Nếu chi tiết đó vẫn không làm bạn nhăn mũi, các con số sẽ chứng minh. 1,25 tỷ chiếc quần jeans được bán mỗi năm và phụ nữ ở Mỹ sở hữu trung bình 7 chiếc. Một người Mỹ cũng thải bỏ hơn 36 kg hàng dệt mỗi năm. Phần lớn chúng đến từ Trung Quốc. Quốc gia này năm 2015 đã xuất khẩu hàng dệt may trị giá 284 tỷ USD, chiếm 43% thị trường toàn cầu", Bédat đưa ra dẫn chứng.
Sự thật khiến giới trẻ phải suy ngẫm
Bédat giải thích rằng các giai đoạn đầu của chu trình sản xuất dệt may gây thiệt hại môi trường cao nhất và chiếm 75% lượng khí thải carbon ngày càng tăng của ngành công nghiệp quần áo. Cô cho rằng sản xuất ở Trung Quốc rẻ một phần vì họ sử dụng năng lượng rẻ.
Là người từng có trải nghiệm tại một công ty dệt, in và nhuộm ở Quảng Đông (Trung Quốc), cô nhìn thấy công nhận không đeo bảo hộ kỹ càng tiếp xúc với thuốc tím - chất làm phai màu denim. Bước ra từ nhà máy, một chất màu đen xanh lấp lánh như vết dầu loang phun ra con sông gần đó. Nước của nó tưới tiêu cho các trang trại liền kề.
Quần áo đã qua sử dụng tại một cơ sở tái chế. Ảnh: Shutterstock.
Bédat cũng đi đến các thị trường mới nổi - nơi có chi phí cắt may thấp hơn ở Trung Quốc. Ở Bangladesh và Sri Lanka, cô gặp những phụ nữ làm việc như máy móc. Một số người được trả lương quá thấp, họ buộc phải kiếm sống bằng cách buôn bán tình dục.
Đằng sau những chiếc thẻ "sản xuất tại Trung Quốc" gắn trên quần jeans còn thiếu xuất xứ của vải. Ngoài ra, nó còn thiếu cả những chất phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, khí thải carbon và nhiều hóa chất hơn được sử dụng để sản xuất cũng như hoàn thiện vải.
"Tệ hơn nữa là bản thân các công ty thời trang hiếm khi biết được câu chuyện đầy đủ về sản phẩm của họ", Bédat nhấn mạnh.
Theo SCMP , việc làm sáng tỏ vấn đề nhức nhối này của Bédat có thể sẽ khiến lương tâm nhiều người day dứt. Thông điệp của nó sẽ văng vẳng bên tai bạn rất lâu sau khi đọc.
"Chỉ riêng hành trình của chiếc quần jeans sẽ có tác dụng như cuộc luận chiến chống người tiêu dùng hiệu quả. Điều này chẳng khác gì việc đẩy các tấm biểu ngữ vào mặt độc giả. Nó có thể gây mệt mỏi. Tuy nhiên, mọi thứ được phơi bày khiến chúng ta phải suy nghĩ lại về những món đồ bỏ đi trên đường phố.
Thật sự ớn lạnh khi biết những người tiêu dùng trẻ tuổi thấy áp lực khi bị chụp ảnh nhiều lần trong cùng một bộ trang phục", SCMP nhận định.
Vấn đề của Bédat đưa ra có thể nhiều người trẻ phải suy ngẫm. Ảnh: Shutterstock.
Theo trích dẫn báo cáo của tổ chức từ thiện Ellen MacArthur có trụ sở tại Anh, Bédat nói thêm rằng nếu chúng ta không làm gì, vào năm 2050 "quần áo sẽ tiêu tốn hơn 1/4 toàn bộ ngân sách carbon thế giới".
Khi đó, Marie Kondo chắc sẽ không còn niềm vui để tiếp tục công cuộc dọn dẹp của mình.
Cặp sinh đôi Gen Z đắt show mẫu ảnh nhờ mặc chất lừ, thần thái đỉnh cao Hồng Ánh và Thùy Linh là cặp model 10x quen mặt với các bạn trẻ Hà Nội nhờ những bộ hình lookbook ấn tượng và phong cách vintage chất lừ. Hồng Ánh (phải) và Thùy Linh là cặp chị em sinh đôi đang đắt show chụp mẫu lookbook gần đây. Mới gia nhập ngành thời trang chưa lâu, đôi model sinh năm 2001...