Phục Hưng Holdings khẳng định uy tín nhà thầu hàng đầu Việt Nam từ những bàn tay vàng
Tiến độ, chất lượng và thẩm mỹ các công trình xây dựng luôn là thước đo chính xác nhất năng lực của các nhà thầu hàng đầu Việt Nam, trong đó có Phục Hưng Holdings. Bởi vậy, nguồn nhân lực có tay nghề cao chính là át chủ bài để đảm bảo và gia tăng sức mạnh cốt lõi của doanh nghiệp.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, cái tên Phục Hưng Holdings liên tục xuất hiện trên thị trường xây dựng chất lượng cao, với định vị thương hiệu trong nhóm “Nhà thầu chất lượng hàng đầu VN”.
Con đường phấn đấu trở thành nhà thầu hàng đầu là kim chỉ nam hành động của ban lãnh đạo cũng như toàn thể người lao động trong Công ty. Trong mỗi công trình, PHC đều đặt ra yêu cầu rất cao về chất lượng, thẩm mỹ.
Với mỗi người thợ trên các công trường, tính chuyên nghiệp, nghiêm túc, kỷ luật và an toàn trong lao động được đặt lên hàng đầu để rồi từ đó hình thành phong cách “Làm nhà cho khách hàng như làm cho chính ngôi nhà của mình”.
PHC đã xây dựng những dự án chất lượng mang lại niềm tin của đối tác và tạo dấu ấn đậm nét cho mình. Không khó để kể những dự án mà Phục Hưng Holdings đã gây được tiếng vang và được chủ đầu tư đánh giá cao về tiến độ và chất lượng.
Ngoài được giới chuyên gia và các chủ đầu tư chấm điểm cao, Phục Hưng Holdings còn được thị trường và khách hàng mua nhà tại các dự án mà Công ty đảm nhận vai trò nhà thầu thi công và tổng thầu, đánh giá cao về chất lượng, về môi trường sống, về những trải nghiệm mới mà họ được thụ hưởng….
Một trong những minh chứng rõ nhất là Công ty thường đứng trong top 10 nhà thầu xây dựng Việt Nam uy tín do Vietnam Report bình chọn hàng năm trong nhiều năm qua.
Tạo lập được nền tảng bền vững từ ý thức của mỗi thành viên trong Công ty, tạo lập được văn hóa đề cao sự chuyên nghiệp và chất lượng, bởi vậy các hoạt động nhằm thúc đẩy động lực phấn đấu của công nhân, kỹ sư được PHC luôn quan tâm.
Video đang HOT
Hưởng ứng cuộc thi Thợ giỏi ngành Xây dựng của Hiệp hội nhà thầu tổ chức mới đây, trong thời rất ngắn, PHC đã lựa chọn 22 công nhân dự thi với 07 bộ môn. Đây là các công nhân đang làm việc trực tiếp trên các công trình mà công ty đang triển khai thi công.
9 đội thợ giỏi của PHC đã tranh tài với 102 đội thợ bạn của 25 công ty xây dựng lớn hàng đầu cả nước ở 8 nội dung cơ bản trong ngành xây dựng gồm: xây, trát, cốt thép, ốp lát, hệ thống điện, cấp thoát nước, nhôm kính, hàn kỹ thuật cao.
Trong 3 ngày, các cuộc tranh tài đã diễn ra quyết liệt tại công trường xây dựng dự án The Nine, Dự án The Zei, Dự án The Maxtric one và trường cao đẳng nghề Việt Xô số 1.
Với yêu cầu khắt khe và tiêu chí được đánh giá là ngặt nghèo từ ban giám khảo lên tới 80 người, đang đảm nhận vị trí các chuyên gia quản lí dự án, các tư vấn giám sát các thầy giáo nhiều kinh nghiệm đã tham gia tại các dự án chất lượng đẳng cấp 5 sao, để được chấm điểm cao, các đội thợ phải thực sự chứng minh được tay nghề và cả óc sáng tạo để hoàn thành xuất sắc các nội dung thi.
Đặc biệt các sản phẩm dự thi được thực hiện trực tiếp, thực tế trên các công trường, được nghiệm thu ngay trên các sản phẩm tại hiện trường, nên tính thực tiễn và yêu cầu rất cao về chuyên môn.
Đại diện cho toàn bộ nhà thầu tham gia cuộc thi, ông Cao Tùng Lâm, Chủ tịch PHC đã phát biểu đầy cảm xúc & ấn tượng về cuộc thi “Trải qua gần 30 năm hoạt động trong nghề xây dựng, thấu hiểu chất lượng công trình là điều cốt lõi để công trình tồn tại với thời gian. Vì thế chất lượng công trình xây dựng trong mỗi dự án được chúng tôi ưu tiên hàng đầu và đó chính là tôn chỉ trong chiến lược kinh doanh của Phục Hưng Holdings”…
Kết quả thật ấn tượng, đoàn Phục Hưng đạt 8 giải/9 đội dự thi, đạt tỉ lệ 90%. Đặc biệt, trong đó có 2 giải bàn tay vàng môn ốp lát và môn hệ thống điện. Đây chính là thành quả của các tay thợ vàng làm nên những công trình có chất lượng của PHC.
Thành tích tại cuộc thi thợ giỏi tiếp tục khẳng định chiến lược tập trung cho chất lượng, đào tạo và chăm lo cho nguồn nhân lực tay nghề cao của PHC là định hướng đúng đắn. Điều này sẽ góp phần đảm bảo và giữ vững uy tín “Nhà thầu chất lượng hàng đầu Việt Nam” mà PHC đã dày công xây dựng.
Truy thu thuế thương mại điện tử
TMĐT đang là lĩnh vực "hái ra tiền" của các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam. Về lý thuyết, khi doanh thu của các cá nhân, tổ chức tăng trưởng cũng đồng nghĩa đây là nguồn thu thuế lớn cho ngân sách nhà nước (NSNN). Tuy nhiên, nhiều năm qua do thiếu vắng công cụ chính sách thực sự hữu hiệu nên cơ quan thuế rất khó kiểm soát lĩnh vực này.
Truy thu thuế TMĐT là đúng
Thực tế, việc quản lý, thu thuế của các tổ chức, cá nhân có giao dịch trên nền tảng số xuyên biên giới hiện vẫn rất khó khăn. Theo số liệu của Bộ Thông tin - Truyền thông, Netflix cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng internet tại Việt Nam từ đầu năm 2016, với các gói có mức phí 180.000-260.000 đồng/tháng.
Đến nay, tổng số thuê bao trả phí cho Netflix ở Việt Nam đã đạt trên 300.000. Tính ra, mỗi năm Netflix thu về hàng trăm tỷ đồng từ Việt Nam. Thế nhưng, thuê bao Netflix hầu hết đăng ký sử dụng dịch vụ, thanh toán phí... đều thông qua phương thức trực tuyến, thẻ tín dụng. Netflix cũng chưa đặt chi nhánh công ty tại Việt Nam và chưa đóng thuế.
Theo ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, căn cứ theo dữ liệu đầu ra của các doanh nghiệp, cơ quan thuế đã thu nộp vào NSNN hàng trăm tới hàng ngàn tỷ đồng.
Cụ thể, năm 2018 thu thuế TMĐT từ các doanh nghiệp kê khai và nộp khoảng 800 tỷ đồng, năm 2019 trên 1.000 tỷ đồng, riêng 11 tháng năm 2020 thu xấp xỉ 1.000 tỷ đồng. Dẫu vậy, số thu này chưa phản ánh được thực tế hoạt động kinh doanh trên các nền tảng TMĐT. Đây đang là "lỗ hổng" lớn trong nguồn thu ngân sách.
Do đó, NĐ126 được cho đã "room" vào đúng nhóm đối tượng cần phải kiểm soát thuế. Với những quy định mới siết chặt tại NĐ126, các cá nhân, tổ chức kinh doanh trên nền tảng số, đặc biệt là những giao dịch TMĐT liên kết xuyên biên giới sẽ phải tự giác khai, nộp thuế trên cơ sở "dấu vết" là các dữ liệu giao dịch qua tài khoản (TK) các ngân hàng (NH).
Đánh giá về quy định mới này, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế, cho biết quy định mới xuất phát từ thực tế vấn đề quản lý, thu thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT hiện gặp nhiều khó khăn. Do đó, các cơ quan quản lý thuế có thể theo dõi các giao dịch NH, từ đây sẽ có cách quản lý thuế hiệu quả.
Bởi hiện nay có quá nhiều cá nhân, tổ chức bán hàng trên mạng xã hội có thể thu tiền về TK, hoặc các đối tượng cung cấp dịch vụ, cung cấp nội dung cho các nền tảng nước ngoài như YouTube, Facebook và nhận tiền, lượng xem càng cao người sản xuất nội dung càng nhận được nhiều tiền. Số tiền đó được chuyển từ nước ngoài vào TK cá nhân, cơ quan thuế sẽ không kiểm soát được nếu không có sự phối kết hợp với NH.
Cũng theo bà Cúc, quy định mới là nhằm tạo ra sự công bằng về thuế. Với những người kinh doanh truyền thống, vốn phải thuê cửa hàng, trụ sở, cộng thêm nhiều chi phí nhưng vẫn kê khai, nộp thuế đầy đủ. Trong khi đó, kinh doanh TMĐT hiện đại hơn, chi phí thấp, lợi nhuận cao hơn lại không phải nộp thuế.
Trên thực tế các cơ quan thuế chỉ quản lý được các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT có đăng ký, còn doanh nghiệp không đăng ký, đặc biệt các cá nhân tham gia kinh doanh qua mạng xã hội, cơ quan thuế rất khó biết doanh thu thực sự của họ để đánh thuế.
Nhưng phải gỡ khó cho NHTM
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, các NHTM không thể làm thay công việc của cơ quan thuế, do đó NĐ126 cần được cụ thể hóa hơn, trong đó quy định rõ về cơ chế hợp tác và chia sẻ dữ liệu cũng như trách nhiệm của từng bên.
Theo LS. Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty luật BASICO, giải pháp NHTM thực hiện khấu trừ thuế đối với các giao dịch TMĐT xuyên biên giới phần nào chống được thất thu thuế từ lĩnh vực này, đồng thời nâng cao ý thức đối với người nhận thu nhập khi có tình trạng né thuế. Tuy nhiên, cơ quan thuế nên có sự "room" về đối tượng điều chỉnh theo nghị định.
LS. Trương Thanh Đức cho rằng, có 2 vấn đề chính cơ quan thuế cần thực hiện ngay trong thời gian tới để gỡ thế khó cho NH. Thứ nhất, quy định những đối tượng nào có khả năng phát sinh nhiều giao dịch, có nhiều doanh thu cơ quan thuế mới yêu cầu NHTM cung cấp dữ liệu thông tin TK, không nên "ôm đồm" mấy chục triệu khách hàng. Bởi như vậy sẽ quá tải, cơ quan thuế không đủ nguồn lực để thực hiện.
Thứ hai, Chính phủ đang khuyến khích phát triển kinh tế số và thanh toán không dùng tiền mặt, vì thế cần tuyên truyền cho người dân hiểu NĐ126 là công cụ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho kinh tế số phát triển, không phải gây cản trở.
Theo LS. Đức, cơ quan thuế cần sớm làm việc với các tập đoàn xuyên biên giới có phát sinh doanh thu tại Việt Nam, để thỏa thuận và đưa ra được sự thống nhất chung trong quy định về tỷ lệ thu thuế, từ đó tạo điều kiện cho NHTM thực hiện được việc khấu trừ.
"Khoản thu nhập TMĐT xuyên biên giới được xác định đóng thuế nhà thầu, có nghĩa người bán hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện nghĩa vụ thuế và người mua chỉ có thể nộp thay. Do đó, cơ quan thuế cần có sự thống nhất với nhà cung cấp ở nước ngoài về tỷ lệ thuế phải đóng. Nếu không dễ xảy ra trường hợp cá nhân thanh toán bị khấu trừ tiền thuế, dẫn đến số tiền thanh toán không đủ trả cho phía nước ngoài và không được cung cấp hàng hóa, dịch vụ" - LS. Đức nói.
Để NH có cơ sở thu khấu trừ thuế của khách hàng cần có quy định chi tiết tại thông tư hướng dẫn nghị định này. Bản chất NH là trung gian thanh toán, cung cấp dịch vụ thanh toán nên không thể làm thay cơ quan thuế. NH chỉ có thể khấu trừ thuế thu nhập khi có sự chấp thuận của chủ TK, hoặc ủy quyền của cơ quan thuế.
Cao tốc Bến Lức - Long Thành hoãn thi công vì 'đói' vốn Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành tiếp tục bị chậm do vướng mắc về vốn khiến nhà thầu quyết định dừng thi công. Trả lời VTC News sáng nay 21/10, ông Đỗ Chí Chung, Chánh văn phòng Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo Bộ...