Phục hồi vận tải đường bộ đáp ứng nhu cầu du lịch
Để đảm bảo yêu cầu phục hồi ngành Du lịch trong nước trước tháng 4/2022 theo chỉ đạo của Chính phủ, ngành Giao thông vận tải (GTVT) cũng cần khẩn trương khôi phục toàn bộ vận tải hành khách đường bộ để đáp ứng.
Theo Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (ATGTQG) Khuất Việt Hùng, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 diễn ra yên bình theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo Tết cho người dân: “An toàn – An sinh – An ninh – An bình”. Tai nạn giao thông (TNGT) dịp Tết Nguyên đán giảm sâu so với các năm.
Có được kết quả này nhờ sự hỗ trợ hiệu quả từ hạ tầng giao thông vận tải, nhất là ngành Hàng không được chuẩn bị kỹ lưỡng và đảm bảo hiệu quả khai thác và Bộ GTVT, Ủy ban ATGTQG chỉ đạo, xử lý kịp thời những phản ánh, phát sinh. Bên cạnh đó, qua 2 năm thực hiện Luật Phòng chống tác hại rượu bia và Nghị định 100/2019, Nghị định 123/2021, hiệu quả răn đe vi phạm đã phát huy tác dụng; đồng thời, Bộ GTVT đã chủ động kế hoạch phục hồi vận tải theo Nghị quyết 128 của Chính phủ.
Vận tải hành khách đường bộ cần khôi phục để hỗ trợ du lịch. Ảnh: TTXVN.
Đáng chú ý, vận tải hành khách công cộng bằng đường bộ trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm nay giảm, các bến xe khá vắng vẻ. Nguyên nhân là do người dân vẫn còn tâm lý e dè khi sử dụng phương tiện công cộng và có xu hướng sử dụng phương tiện cá nhân nhiều hơn, dẫn đến ùn tắc giao thông trên các tuyến cửa ngõ ra vào các thành phố lớn.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chậm nhất đến tháng 4 năm nay là phải phục hồi du lịch. Nếu như vẫn để tình trạng vận tải hành khách không phục hồi kịp sẽ khó đáp ứng nhu cầu. Thực tế, khi để cho người dân sử dụng phương tiện cá nhân nhiều sẽ gia tăng tình trạng ùn tắc giao thông và nguy cơ xảy ra TNGT. Do đó, các địa phương cần khẩn trương phục hồi vận tải khách bằng đường bộ.
Giải quyết vấn đề này, theo ông Khuất Việt Hùng, các địa phương cần tập trung tuyên truyền Nghị quyết 128 của Chính phủ, hướng dẫn phòng chống dịch của Bộ Y tế và hướng dẫn vận tải của Bộ GTVT khi mở lại tuyến vận tải khách, nhất là việc thống nhất công bố và có sự thỏa thuận giữa hai địa phương đầu tuyến vận tải hành khách.
Video đang HOT
“Các doanh nghiệp vận tải tự mở tuyến khai thác theo giấy phép trước đây. Nếu không để vận tải hành khách đường bộ phục hồi nhanh và kịp thời, khi các hoạt động kinh tế, xã hội, các hoạt động du lịch mở cửa, các địa phương sẽ đối mặt với tình trạng ùn tắc giao thông”, ông Khuất Việt Hùng cho hay.
Khôi phục 100% tần suất xe chạy
Qua tìm hiểu, trong khi hàng không và đường sắt phục hồi nhanh chóng, với những chuyến đi khách ngồi kín ghế, vận tải khách đường bộ vẫn “đìu hiu”, nhiều chuyến xe xuất bến lăn bánh vẫn trong tình trạng trống ghế nhiều.
Thống kê mới nhất của Bến xe Gia Lâm, hiện tại trung bình mỗi ngày, bến xe chỉ có khoảng 180 lượt xe khách ra vào bến. So với công suất 550 – 600 xe/ngày trước đây, con số 180 xe/ngày là quá thấp. Mặc dù vậy, các xe xuất bến thường chỉ lác đác vài khách, thậm chí có xe còn chạy không. Tình trạng này kéo dài từ trước thời điểm kỳ nghỉ Tết Nhâm Dần 2022 đến nay.
Đại diện nhiều bến xe nhận định, tình trạng vắng khách tại các bến xe không phản ánh hết nhu cầu di chuyển của người dân sau Tết, vì nhu cầu đi lại của người dân vẫn lớn dù cho cả nước vẫn đang chịu sự ảnh hưởng của dịch COVID-19. Quan trọng là tâm lý e ngại của hành khách cần được gỡ bỏ.
Các chuyên gia giao thông cho rằng, thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về đảm bảo an toàn, nhưng linh hoạt và kiểm soát tốt dịch bệnh trong hoạt động GTVT, cộng với hiệu quả khai thác của ngành Hàng không trong dịp Tết như: Khai báo y tế qua ứng dụng, thông tin đầy đủ về quá trình di chuyển phục vụ truy vết… vận tải hành khách đường bộ cũng có thể áp dụng để phục hồi nhanh chóng và gỡ bỏ tâm lý e ngại cho hành khách.
Kinh nghiệm từ hàng không cho thấy, trước khi lên xe khách phải khai báo y tế thông qua ứng dụng PC-COVID, đảm bảo nắm được thông tin hành khách để phục vụ truy vết khi không may có ca F0. Truy vết không phải là để đưa đi cách ly, mà để hành khách khác kịp thời có biện pháp theo dõi sức khỏe. Việt Nam đang triển khai trên diện rộng việc tiêm chủng toàn dân, thậm chí trong chiến dịch tiêm chủng mùa xuân có cả trẻ em, do đó, các địa phương cần chủ động phục hồi các hoạt động giao thương.
“Trách nhiệm của các Bộ, ngành, các cấp các địa phương là tuyên truyền thông điệp của Chính phủ đến người dân, nhằm khôi phục nhanh chóng vận tải hành khách đường bộ và tần suất xe chạy. Người dân chỉ tự tin tham gia giao thông khi họ được cung cấp đầy đủ thông tin, được bảo vệ, được hướng dẫn”, ông Khuất Việt Hùng chia sẻ.
Chưa thông vận tải hành khách đường bộ
Trong khi Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đề xuất chưa cho xe khách hoạt động với tần suất 100%, chỉ đồng ý cho phép hoạt động vận tải khách liên tỉnh với tần suất từ 10 - 20%; thì tại các địa phương cũng cũng "nhìn nhau" đăng ký lịch trình chạy tuyến cố định.
Kế hoạch của Hà Nội
Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản báo cáo Bộ GTVT kế hoạch tổ chức vận tải của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thuỷ nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) đảm bảo "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh tại Thủ đô.
Theo ông Đào Việt Long, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội, thành phố mới chỉ đề xuất cho phép vận tải liên tỉnh xe khách tuyến cố định và xe buýt kế cận hoạt động từ 10 - 20% số chuyến theo lưu lượng đã công bố (số chuyến/tháng) và đảm bảo các yêu cầu theo hướng dẫn tạm thời ban hành kèm theo Quyết định số 1812 của Bộ GTVT.
Chưa thông vận tải hành khách đường bộ. Ảnh: TTXVN.
Xe buýt nội tỉnh được hoạt động với 50% biểu đồ chạy xe đã được Sở GTVT phê duyệt. Xe tuyến cố định nội tỉnh, taxi, xe hợp đồng, xe du lịch được phép hoạt động với 50% số lượng phương tiện được Sở GTVT Hà Nội cấp phù hiệu còn hiệu lực.
Vận tải bằng đường sắt, hàng không tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GTVT tại quyết định số 1782. Đường thủy nội địa hoạt động tối đa 50% số lượng phương tiện thủy đã được cấp phép hoạt động. Đến ngày 20/10, sân bay Nội Bài đã khai thác 20 chuyến khứ hồi Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, với lượng khách bình quân 200 - 220 người/chuyến; 16 chuyến khứ hồi Hà Nội - Đà Nẵng, lượng khách trung bình chỉ từ 72-85 người /chuyến.
Đối với hoạt động vận tải hành khách bằng đường sắt, hiện nay có 2 tuyến đi và đến Hà Nội, gồm Hải Phòng - Hà Nội và TP Hồ Chí Minh - Hà Nội. Theo số liệu của Sở Y tế, sản lượng hành khách vận chuyển từ ngày 13 - 20/10 là 350 hành khách.
Riêng đối với hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh thí điểm theo Quy định tạm thời của Bộ GTVT từ ngày 13/10, Sở GTVT đã có văn bản gửi Sở GTVT các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La lấy ý kiến về việc tổ chức hoạt động vận tải hành khách đường bộ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 với số chuyến bằng 5% số chuyến của các đơn vị hoạt động trên tuyến theo Biểu đồ đã được Sở GTVT công bố.
Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo các bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình, Yên Nghĩa đều thông tin, Hà Nội cho phép xe khách liên tỉnh hoạt động trở lại, nhưng tần suất thưa thớt, chỉ có vài tuyến, số đông nhà xe vẫn chưa đăng lý hoạt động. Cụ thể, tại Bến xe Giáp Bát hiện có tuyến Nam Định, Thái Bình, Lạng Sơn, với khoảng 10 xe hoạt động/ngày; Bến xe Mỹ Đình cũng có khoảng 10 xe chạy các tuyến Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn; Bến xe Nước Ngầm mới có tuyến xe đi Hà Tĩnh; Bến xe Yên Nghĩa mới có các tuyến đi Thái Nguyên, Sơn La, Điện Biên, Hoà Bình...
Vận tải hành khách liên tỉnh chưa thông
Theo rà soát của Bộ GTVT, hiện mới có 38 địa phương đồng ý mở lại tuyến vận tải hành khách liên tỉnh và lượng hành khách đi xe vắng, các doanh nghiệp vận tải cũng tỏ ra e dè. Nguyên nhân chính là do nhiều tỉnh, thành phố chưa thống nhất công bố cấp độ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Thống kê, các địa phương triển khai hoạt động xe khách liên tỉnh có gần 800 tuyến, nhưng chỉ có gần 600 tuyến chạy, với hơn 1.000 chuyến/ngày, chở hơn 5.600 khách, bình quân mỗi chuyến xe chở khoảng 8 hành khách.
Lãnh đạo các Sở GTVT phản ánh, hiện các tuyến vận tải khách đã được mở lại, doanh nghiệp có thể khai thác tất cả các tuyến, nhưng các nhà xe vẫn chưa sẵn sàng do ảnh hưởng sâu từ đợt dịch thứ 4, cộng với lượng khách đi lại hạn chế và sự thiếu thống nhất cấp độ dịch của các địa phương đầu - cuối tuyến vận tải.
Đơn cử, ông Nguyễn Viết Hùng, Trưởng phòng Quản lý vận tải Sở GTVT Nghệ An cho biết, việc mở tuyến từ Nghệ An đi các tỉnh vẫn gặp khó, do các sở liên quan vẫn chưa có ý kiến thông báo cho phép mở lại. Thêm vào đó, bản thân các doanh nghiệp chưa mặn mà, vì chưa thể sàng lọc hành khách vùng dịch, vùng nguy cơ cao. Vì vậy, các bộ, ngành, cơ quan liên quan cần sớm xây dựng bản đồ thông tin dịch tễ chung toàn quốc.
Về vấn đề này, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) cho hay, thời gian thí điểm ngắn, nên lượng hành khách giữa hai đầu bến ít, nhiều tuyến xe hoạt động, nhưng không có khách do tâm lý còn e ngại. Bên cạnh đó, các địa phương hiện khó thực hiện quy định lái, phụ xe phải tiêm đủ liều vaccine, hầu hết đội ngũ này hiện mới chỉ được tiêm 1 liều, không đáp ứng điều kiện để hoạt động thí điểm. Trong khi đó, việc công bố cấp độ dịch tại các địa phương chưa kịp thời, dẫn đến việc tổ chức hoạt động vận tải hành khách lúng túng.
Vì vậy, bà Phan Thị Thu Hiền cho rằng, Bộ Y tế cần sớm chỉ đạo Sở Y tế các địa phương công bố kịp thời cấp độ dịch trên trang thông tin điện tử của Bộ, để các Sở GTVT tra cứu và thống nhất tổ chức hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh; đồng thời, các địa phương có kế hoạch khẩn trương tiêm vaccine cho lái xe, đảm bảo nhân sự cho tổ chức vận tải.
"Bộ GTVT đang đánh giá lại, sẽ sớm có hướng dẫn thích ứng được ban hành theo tinh thần Nghị quyết 128/CP, trong đó có thể tăng về tần suất hoạt động vận tải đường bộ. Quy định của Bộ Y tế đã rõ ràng, nhưng cần tránh tình trạng các chốt mỗi nơi một kiểu, một quan điểm thực hiện. Các địa phương cũng phải sớm công khai cấp độ dịch để vận tải được thông suốt", Thứ trưởng Lê Đình Thọ khẳng định.
CSGT TP.HCM ngăn chặn kịp thời 2 đoàn quái xế chuẩn bị đi 'bão' Tết Nhâm Dần Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) cho biết, trong dịp nghỉ Tết Nhâm Dần, CSGT TP đã kịp thời phát hiện và chặn đứng 2 đoàn đi bão do các quái xế tổ chức chiều 29 Tết và chiều mùng 1 Tết. Chiều 6.2.2022, đại diện phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) cho...