Phục hồi thị trường lao động sau dịch
Bên cạnh việc bảo đảm an sinh, chăm lo bằng các chế độ phúc lợi hợp lý, cần bảo đảm tiêm vắc-xin để người lao động yên tâm quay trở lại làm việc
Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát kể từ ngày 27-4 diễn biến hết sức phức tạp, đã trực tiếp “đánh” vào công nhân (CN), nhất là một số KCN, nơi tập trung đông CN, làm ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế – xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN), việc làm, đời sống, thu nhập, an toàn, sức khỏe của người lao động (NLĐ). Theo thống kê, có trên 2 triệu CN phải nghỉ việc, giãn việc, nghỉ luân phiên, mất việc làm do DN tạm dừng hoạt động hoặc do NLĐ bị cách ly, điều trị bệnh, ở trong khu vực phong tỏa. Mất việc làm, thu nhập và lo sợ ảnh hưởng của dịch bệnh, hàng triệu lao động tại TP HCM và một số địa phương đã tự phát hồi hương.
Đau đầu vì công nhân bỏ về quê
Theo các chuyên gia lao động – việc làm, khi dịch bệnh được khống chế và sản xuất phục hồi, các DN sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt lao động trầm trọng.
Công ty TNHH Yazaki EDS Việt Nam (TP Dĩ An) là một trong những DN có số lượng CN nhiều nhất ở tỉnh Bình Dương, với khoảng 10.000 lao động. Trong thời gian địa phương thực hiện giãn cách xã hội, công ty phải thực hiện phương án “3 tại chỗ”, với khoảng 1.000 CN tham gia sản xuất. Trong thời gian này, để giữ chân NLĐ, DN vẫn trả 70% tổng thu nhập cho họ. Tuy nhiên, khi địa phương trở lại trạng thái bình thường mới thì DN có nguy cơ sẽ mất khoảng 500 lao động do đã về quê. Bà Phạm Thị Tuyết Nhung, Chủ tịch Công đoàn cơ sở công ty, cho biết có khoảng 7% lao động đã về quê khó có thể trở lại Bình Dương sau ngày 30-9, cộng với khoảng 10% chưa được tiêm vắc- xin. Do đó, công ty dự kiến bố trí khoảng 80% CN trở lại làm việc sau khi được địa phương cho phép nhưng chủ yếu vẫn theo phương án “3 tại chỗ”. Bà Nhung cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng, mặc dù DN phải bù lỗ nhưng vẫn trả lương cho NLĐ là một sự cố gắng nhằm để NLĐ có tiền trang trải cuộc sống tối thiểu. Sau dịch, nếu CN về quê chưa vào được mà có liên hệ với công ty thì sẽ được tính vào nghỉ phép năm, còn CN không đi làm mà công ty không liên lạc được trong vòng 5 ngày thì sẽ bị cắt hợp đồng. “Tùy theo tình hình lúc đó, nếu được phép thì công ty và Công đoàn cơ sở sẽ có kế hoạch đón CN ở quê trở lại với DN nếu như CN vẫn còn nguyện vọng vào công ty làm việc” – bà Nhung nói. Còn tại Công ty TNHH Chí Hùng (thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), gần 10.000 CN của công ty đã tạm ngưng làm việc hơn 2 tháng nay do công ty không thể bố trí “3 tại chỗ”, song họ vẫn được công ty trả lương bằng mức tối thiểu vùng. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, Phó Tổng Giám đốc công ty, cho biết vấn đề thiếu hụt lao động của DN là một trong những khó khăn lớn nhất nếu hoạt động trở lại sau thời gian giãn cách. Một lượng lớn CN của công ty đã trở về quê dẫn đến khó tuyển dụng lao động trong thời gian gần.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ ức Giang cho biết trong dòng người về quê những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8-2021, có rất nhiều lao động của ngành dệt may. Họ phải nghỉ việc/giãn việc, không đủ khả năng trụ lại được trong các xóm trọ. “Hiện các DN dệt may đã kín đơn hàng đến quý IV/2021 và đầu năm 2022 nhưng lo ngại khi sản xuất phục hồi chỉ có thể gọi lại được khoảng 60% lao động đã về quê, làm chậm tiến độ giao hàng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của nền kinh tế” – ông Giang cho biết. Theo thống kê của Hiệp hội DN các KCN TP HCM (HBA), kể từ khi bùng phát đợt dịch thứ 4, có ít nhất 20.000 lao động làm việc trong các KCX-KCN rời TP về quê. Bên cạnh đó, hàng chục ngàn CN làm việc ở các KCX-KCN, Khu Công nghệ cao (TP Thủ Đức) nhưng lại thuê trọ, sinh sống ở các khu vực giáp ranh với TP HCM như Đồng Nai, Bình Dương, Long An không thể đi lại được do các địa phương áp dụng các biện pháp phòng dịch. Tình hình này khiến các DN đối mặt nguy cơ thiếu hụt lao động một khi dịch bệnh được khống chế.
Doanh nghiệp cần có chính sách lương, thưởng và đãi ngộ thỏa đáng để giữ chân người lao động. Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Tăng đãi ngộ người lao động
Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động Xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), hiện nay chúng ta chưa có một bức tranh tổng thể về những nhóm lao động bị tác động do đại dịch Covid-19. Ngay cả những chính sách hỗ trợ cũng có nhóm hỗ trợ chính xác nhưng cũng có những nhóm chưa chính xác. Do vậy, để nắm chắc tình hình việc làm của NLĐ và có giải pháp hỗ trợ phù hợp, theo bà Hương, sở LĐ-TB-XH các địa phương cần chủ động vào cuộc.
Theo đó, bà Hương gợi ý ngành lao động các địa phương cần mạnh dạn áp dụng công nghệ và kêu gọi NLĐ thực hiện khai báo về tình trạng việc làm hiện tại. Dựa trên khai báo về nhu cầu lao động của các DN, hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm lên kế hoạch kết nối thị trường lao động. Cũng theo bà Hương, hiện nay chúng ta đã làm tốt việc chi trả Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) hỗ trợ NLĐ mất việc trong mùa dịch. Nhưng về lâu dài cần giúp NLĐ có việc làm bền vững. Để đạt được điều đó, cần sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn ngân sách từ Quỹ BHTN để đào tạo lại lao động, giúp NLĐ tiếp cận được với những cơ hội việc làm tốt hơn.
Video đang HOT
Trong báo cáo về tác động của dịch Covid-19 đến thị trường lao động gửi Bộ LĐ-TB-XH, ông Nguyễn Đại Tánh, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Long An, cho biết Long An là một trong các tỉnh phía Nam đang bị ảnh hưởng nặng nề do tác động của dịch Covid-19. Trong thời gian tới, sau khi dịch bệnh đã ổn định theo tình hình mới, DN bắt đầu hoạt động trở lại thì phần lớn các DN sẽ thiếu lao động để hoạt động sản xuất – kinh doanh do NLĐ về quê rất nhiều. Sở LĐ-TB-XH tỉnh Long An đề nghị hỗ trợ tiêm ngừa vắc-xin phòng Covid-19 đủ 2 liều vắc-xin cho NLĐ trong thời gian sớm nhất để nhanh chóng trở lại làm việc khi hết thực hiện giãn cách xã hội. Cùng với đó là chính sách miễn, giảm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà cho đối tượng NLĐ đang thuê nhà trọ; duy trì quyền lợi thẻ BHYT của nhóm đối tượng NLĐ nghỉ không lương do ảnh hưởng dịch Covid-19; hỗ trợ chi phí xét nghiệm Covid-19 cho NLĐ khi trở lại làm việc. TS Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, nhấn mạnh giải pháp khắc phục sự thiếu hụt lao động cả về lao động phổ thông và lao động có tay nghề, những vị trí lao động kỹ thuật, phụ trách chuyên môn là điều không đơn giản. Trước tiên, để giữ chân NLĐ và thu hút họ trở lại với DN, cần tập trung thực hiện tiêm vắc-xin đầy đủ.. “Ngoài công bố và thực hiện tốt các chế độ tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi, DN cũng cần có chính sách khuyến khích đặc biệt đối những NLĐ đã gắn bó với DN lúc khó khăn” – ông Tiến nói.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 10
Ôtô chưa đóng phạt "nguội" được đăng kiểm tạm 15 ngày, đào tạo thạc sĩ trực tuyến, quân nhân có thêm ngày nghỉ phép..., là các chính sách có hiệu lực từ tháng 10.
Đăng kiểm tạm cho ôtô chưa đóng "phạt nguội"
Theo thông tư 16/2021 của Bộ Giao thông Vận tải (thay Thông tư 70/2015), từ 1/10, các xe cơ giới bị cảnh báo trên Chương trình Quản lý kiểm định (trường hợp quá thời hạn giải quyết sự việc vi phạm mà chủ phương tiện chưa đến xử lý) vẫn được tiếp nhận và đăng kiểm tại các trung tâm. Tuy nhiên, giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định chỉ có hiệu lực 15 ngày.
Cũng từ đầu tháng 10, các chủ xe không cần phải xuất trình bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc như trước đây khi đưa ôtô đi đăng kiểm lần đầu và định kỳ. Khi đăng kiểm ôtô lần đầu, chủ phương tiện cần xuất trình giấy đăng ký xe (bản chính hoặc giấy hẹn đăng ký được cấp bởi phòng cảnh sát giao thông, hoặc bản chính đang thế chấp của tổ chức tín dụng, ngân hàng); bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của xe sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe cơ giới thanh lý); bản chính chứng nhận kiểm định cải tạo đối với trường hợp xe hoán cải.
Đối với ôtô đăng kiểm định kỳ, chủ xe chỉ phải xuất trình giấy đăng ký xe (bản chính, giấy biên nhận thế chấp bản chính tại tổ chức tín dụng, hoặc giấy hẹn cấp đăng ký xe với trường hợp xe sang tên đổi chủ). Bảo hiểm trách nhiệm dân sự không còn cần đối với thủ tục đăng kiểm nhưng đây vẫn là giấy tờ bắt buộc để xe lưu hành hợp lệ trên đường.
Một xe làm đăng kiểm ở Hà Nội hôm 26/9. Ảnh: Văn Lộc
Đào tạo thạc sĩ trực tuyến
Từ ngày 15/10, thông tư 23/2021 về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ có hiệu lực. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ được tuyển sinh trực tuyến, tổ chức các lớp học trực tuyến.
Phương án tuyển sinh trực tuyến phải đáp ứng điều kiện chất lượng để kết quả đánh giá tin cậy, công bằng như đối với tuyển sinh trực tiếp. Trong điều kiện bình thường, cơ sở giáo dục được tổ chức lớp học trực tuyến với khối lượng học tập không vượt quá 30% tổng khối lượng của chương trình đào tạo.
Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng khác, các trường đào tạo và đánh giá trực tuyến các học phần theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hình thức bảo vệ luận văn trực tuyến có thể được thực hiện khi có sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và học viên; toàn bộ diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm và lưu trữ tại cơ sở đào tạo.
Vũ Hà Bảo Hân, học sinh lớp 6 trường THCS Nguyễn Du (quận 1) nghe cô giáo chủ nhiệm dặn dò nội quy học trực tuyến, sáng 1/9. Ảnh: Phụ huynh cung cấp
Xem xét không thu học phí khi thiên tai, dịch bệnh
Nghị định 81/2021 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý và miễn, giảm học phí (có hiệu lực từ 15/10) nêu rõ, khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, UBND tỉnh sẽ đề xuất với HĐND xem xét không thu học phí với trẻ mầm non, học sinh phổ thông, sinh viên, nghiên cứu sinh trong khu vực bị ảnh hưởng. Tùy mức độ và phạm vi chịu tác động, thời hạn được miễn học phí sẽ được cân nhắc.
Trường hợp vẫn thu học phí, các tỉnh, thành cần căn cứ vào số tháng học thực tế, gồm cả học trực tuyến và dạy bù, nhưng không được quá 9 tháng, tương ứng với thời gian một năm học. Học phí năm học 2021-2022 dựa trên tình hình thực tế của địa phương, không được vượt quá mức trần của năm 2020-2021.
Ngoài ra, Nghị định 81 còn quy định khung học phí (mức sàn - mức trần) với trường mầm non, phổ thông công lập năm học 2022-2023. Từ năm học 2023 - 2024 trở đi, khung học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp nhưng không quá 7,5%/năm.
Học sinh được hỗ trợ chi phí học tập sẽ được nhận mức 150.000 đồng/học sinh/tháng (tăng 50.000 đồng so với trước đây) để mua sách, vở và các đồ dùng học tập khác. Thời gian được hưởng theo thời gian học thực tế, không quá 9 tháng một năm học và thực hiện chi trả hai lần trong năm vào đầu các học kỳ của năm học.
Chính phủ cũng bổ sung thêm nhiều nhóm học sinh, sinh viên được miễn học phí so với quy định trước đây như người học chương trình trung cấp, cao đẳng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa; học sinh cấp hai ở thôn, bản đặc biệt khó khăn; người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù...
Tăng thời gian nghỉ phép cho quân nhân
Theo quy định tại Thông tư 109/2021 của Bộ Quốc phòng, từ ngày 10/10, Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng công tác dưới 15 năm được nghỉ 20 ngày; từ đủ 15 đến dưới 25 năm được nghỉ 25 ngày; từ đủ 25 năm trở lên được nghỉ 30 ngày. Số ngày nghỉ phép sẽ được tăng thêm đối với những quân nhân công tác ở một số địa bàn đặc biệt.
Cụ thể, quân nhân được nghỉ thêm 10 ngày mỗi năm nếu đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên; đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1; đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên.
Quân nhân được nghỉ thêm 5 ngày mỗi năm nếu đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực; hoặc đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và có hệ số khu vực từ 0,5 trở lên (quy định hiện hành là phải đang hưởng phụ cấp khu vực hệ số từ 0,5 đến 0,7).
Thời gian đi đường sẽ không tính vào số ngày nghỉ phép. Tỷ lệ nghỉ thường xuyên không quá 15% quân số của đơn vị.
Bộ đội Biên phòng làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát phòng chống dịch ở Quảng Ninh, năm 2020. Ảnh: Hoàng Thùy
Lao động nhận hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Theo Nghị quyết số 116 của Chính phủ, từ 1/10 đến chậm nhất 31/12, người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 sẽ được nhận hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Khoảng 30.000 tỷ đồng từ kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2020 sẽ được dùng để hỗ trợ người lao động thuộc hai nhóm. Đó là người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/9 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).
Thứ hai là những người dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động, hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến 30/9/2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.
Mức hỗ trợ được tính trên cơ sở thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Cụ thể, người có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng thì được hỗ trợ 1,8 triệu đồng một người; từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng được 2,1 triệu đồng; đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng được 2,4 triệu đồng; từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng được 2,65 triệu đồng; từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng được 2,9 triệu đồng; từ đủ 132 tháng trở lên được 3,3 triệu đồng một người.
Thủ tục nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp Tối đa 10 ngày sau khi nhận đề nghị của lao động và danh sách từ doanh nghiệp, Bảo hiểm xã hội chuyển tiền hỗ trợ qua ngân hàng hoặc trực tiếp tới người thụ hưởng. Ngày 30/9, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ ban hành hướng dẫn thủ tục nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm...