Phục hồi quần thể các loài rùa nguy cấp ở Việt Nam
Chiều 27/5, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường ( Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Tổ chức Bảo tồn rùa châu Á tổ chức hội thảo “Đánh giá hiện trạng và khả năng tái thả các loài rùa nguy cấp” nhằm phục hồi quần thể các loài nguy cấp của Việt Nam trong tự nhiên.
Các em học sinh tham gia thả rùa con về biển là một trong những hoạt động được VQG Núi Chúa tổ chức nhằm tuyên truyền về tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rùa biển. Ảnh minh họa: Nguyễn Thành/TTXVN
Phát biểu khai mạc, bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện tại, các nhà khoa học đã ghi nhận sự hiện diện của 25 loài rùa cạn và rùa nước ngọt cùng với 5 loài rùa biển thường xuất hiện ở các vùng biển của Việt Nam.
Với tổng số 335 loài rùa trên thế giới và 90 loài rùa ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chiếm 9% số lượng các loài rùa toàn cầu, bao gồm các loài rùa biển. Tuy nhiên, quần thể các loài rùa của Việt Nam đang bị suy giảm nhanh chóng do sự biến mất các sinh cảnh sống cùng nạn săn bắt và buôn bán trái phép, nhiều loài đang phải đối diện với nguy cơ tuyệt chủng như: Rùa Trung Bộ, rùa hộp ba vạch, các loài rùa hộp trán vàng miền Trung, loài giải Sin-hoe (rùa Hoàn Kiếm)…
Nhằm xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, ngày 12/9/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1176/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến năm 2025. Do đó, hội thảo này là dịp để các chuyên gia, các nhà khoa học trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quý báu về công tác bảo vệ rùa Trung Bộ và các thách thức đối với công tác phục hồi quần thể hoang dã của loài rùa Trung Bộ tại miền Trung Việt Nam; đồng thời góp ý đối với các loài và các khu vực tiềm năng để tái thả về tự nhiên trong thời gian tới.
Đánh giá hoạt động tái thả các loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam được cứu hộ từ hoạt động buôn bán rùa trái phép, Tiến sỹ Hoàng Văn Hà, Chương trình bảo tồn Rùa châu Á (ATP) cho biết, chuyển dịch vì mục đích bảo tồn là công cụ quan trọng đối với việc tăng cường, khôi phục quần thể rùa hoang dã vốn đã bị suy giảm nghiêm trọng ngoài tự nhiên Việt Nam.
Video đang HOT
Với Dự án tăng cường quần thể loài rùa đầu to ở Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An); Khu bảo tồn tự nhiên Pù Hu (Thanh Hóa) triển khai trong giai đoạn từ tháng 11/2019 đến tháng 10/2021, có 400 cá thể rùa đầu to đã được thả về các khu vực được bảo vệ; trong đó 11 cá thể được theo dõi tái thả trong 2 năm; 2 cá thể chết không rõ nguyên nhân sau 3 tháng tái thả; ít nhất 4 cá thể sống sót sau 2 năm theo dõi (sử dụng sóng vô tuyến để theo dõi).
Tiến sỹ Hoàng Văn Hà cho biết thêm, phần lớn các hoạt động tái thả không được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng, không có quy trình, hướng dẫn chi tiết về quy trình tái thả rùa. Tỷ lệ sống sót sau tái thả của nhóm rùa tương đối cao bởi khu vực tái thả an toàn, không có dấu hiệu của bẫy và thợ săn, tuy vậy, vẫn cần thêm các nghiên cứu sau tái thả với dung lượng mẫu lớn hơn và thời gian dài hơn.
Để bảo tồn rùa tại Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Đức Minh, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội khuyến nghị, nhiều loài rùa nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam có mức độ đa dạng di truyền cao, do đó các bộ, ngành liên quan cần có phân tích di truyền trước khi đưa về cơ sở nhân nuôi.
Việc nhân nuôi sinh sản phục vụ bảo tồn và thả lại các cá thể thu giữ từ buôn bán cần chú ý tới sự khác biệt về di truyền của các quần thể để tránh sự pha trộn di truyền giữa các vùng với nhau. Đồng thời, việc sàng lọc bệnh cần có thêm những nghiên cứu chuyên sâu để tìm hiểu tác động lâu dài của các loại bệnh và sự lây lan giữa các cá thể.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan nghiên cứu và cơ quan quản lý để việc bảo vệ các loài nguy cấp nói chung và các loài rùa nói riêng để thực hiện các biện pháp đấu tranh phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ các loài được pháp luật bảo vệ.
Tại hội thảo, các chuyên gia và các đại biểu đã thảo luận chung về những thách thức đối với công việc phục hồi quần thể hoang dã của loài tại Việt Nam; khả năng tái thả rùa Trung Bộ tại miền Trung Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn rùa ở Việt Nam trong thời gian tới như: Nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả các giải pháp khoa học và công nghệ trong bảo tồn và phát triển các loài rùa nguy cấp; tăng cường cơ chế phối hợp nhằm huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ các loài rùa nguy cấp; đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, thiết lập cơ chế tài chính hỗ trợ công tác bảo tồn các loài rùa nguy cấp.
Đại biện Mỹ khen ngợi khả năng lập trình của các bạn trẻ Việt
Đại biện lâm thời Mỹ tại Việt Nam Marie C. Damour ấn tượng với tinh thần sáng tạo, niềm đam mê và tài năng của các bạn trẻ Việt tham gia cuộc thi lập trình công nghệ Zoohackathon năm 2021.
Đại biện lâm thời Mỹ tại Việt Nam Marie C. Damour (Ảnh: Đức Hoàng).
Ngày 15/11, tại 2 địa điểm thi ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cuộc thi Zoohackathon Vietnam 2021 với chủ đề "Lập trình để cứu động vật hoang dã" đã gọi tên 3 đội xuất sắc nhất với những ý tưởng công nghệ đột phá.
Sau gần một tháng tìm kiếm và 48 giờ tranh tài đầy căng thẳng, 3 đội chơi BLATH, DeColGen và SaoLa đã xuất sắc vượt qua 18 đội đối thủ để giành cơ hội tham dự giải Zoohackathon toàn cầu.
Chỉ trong 48 giờ đồng hồ, 21 đội chơi đã chọn một chủ đề và dựa vào đó để tạo ra một sản phẩm công nghệ mới mẻ sáng tạo với sự hỗ trợ từ các cố vấn. Các ý tưởng sản phẩm giải pháp của các đội rất phong phú, bao gồm các ứng dụng, nền tảng, giúp nâng cao nhận thức về các loài hoang dã nguy cấp, các công cụ hỗ trợ quá trình điều tra việc buôn bán động vật hoang dã trên không gian mạng, các sáng kiến công nghệ có thể giúp người dân báo cáo đưa thông tin về các hoạt động buôn bán động vật hoang dã một cách an toàn và hiệu quả, và các công cụ tìm kiếm và tổng hợp kho dữ liệu và tài liệu để hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật, các tổ chức bảo tồn, cũng như phục vụ mục đích giáo dục.
Phát biểu tại sự kiện bế mạc, Đại biện lâm thời Mỹ Marie C. Damour nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giới trẻ cùng tham gia vào nỗ lực bảo tồn động vật hoang dã.
"Sự đam mê, các sáng kiến, tài năng và sự sáng tạo của các bạn đều đem lại đóng góp vô giá cho nhiệm vụ này. Chúng tôi rất vui mừng khi thấy rất nhiều bạn trẻ đã tham dự cuộc thi tuyệt vời này. Các bạn đã cùng đến đây, cùng làm việc để giúp phòng chống nạn buôn bán động vật hoang dã, giúp giảm nguy cơ xảy ra những dịch bệnh mới, và góp phần bảo tồn sự đa dạng sinh học của Việt Nam cho các thế hệ tương lai", bà Damour nhấn mạnh.
Đội BLATH là một trong ba đội xuất sắc nhất cuộc thi năm nay (Ảnh: Đức Hoàng).
Đại diện một trong ba đội chiến thắng, BLATH, bạn Nguyễn Hạnh Linh, 19 tuổi, cho biết, các thành viên trong đội từ lâu đã rất quan tâm tới các vấn đề về động vật hoang dã và luôn muốn hành động để có thể đóng góp công sức vào việc bảo vệ động vật hoang dã. Nhóm tham gia cuộc thi với tinh thần học hỏi, muốn cống hiến nhiệt huyết, sức trẻ và sự sáng tạo cũng như tự thử thách bản thân.
Tại cuộc thi năm nay, BLATH đã giành chiến thắng với sản phẩm "Found" - ứng dụng giúp cộng đồng có thể trực tiếp báo cáo các hành vi phạm pháp liên quan tới động vật hoang dã. Dữ liệu thu được dùng để phục vụ mục đích khảo sát và xử lý các hành vi vi phạm hỗ trợ các cơ quan chức năng và các tổ chức phi chính phủ.
Zoohackathon là một cuộc thi lập trình để huy động sinh viên và thanh niên đưa giải pháp chống lại tội phạm trục lợi từ buôn bán động vật hoang dã thông qua công nghệ và sáng tạo. Cuộc thi Zoohackathon Vietnam 2021 được phối hợp tổ chức bởi nhiều tổ chức trong và ngoài nước với sự tài trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Năm nay, cuộc thi thu hút gần 300 đơn đăng ký. Ban Giám khảo đã chọn ra 125 bạn trẻ triển vọng nhất để lập 21 đội thi bước vào phiên lập trình chính thức, kéo dài từ 13-15/11.
Bình Định: Thả đồi mồi quý hiếm về biển Ngày 13/4, Chi cục thủy sản Bình Định đã tiếp nhận một con đồi mồi cân nặng khoảng 3 kg do ngư dân Lê Văn Cư (trú tại khu vực 7, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn) phát hiện tại đầm Thị Nại vào chiều 12/4, để thả về môi trường tự nhiên. Bấm thẻ theo dõi lên vây đồi mồi trước...