Phục hồi ‘nhanh như kiểm soát Covid-19′, kinh tế Việt Nam sẽ khởi sắc?
Thời gian qua, truyền thông quốc tế đã dành nhiều lời khen ngợi cho phản ứng chống dịch Covid-19 nhanh và thành công của Việt Nam. Liệu Việt Nam có nắm bắt được cơ hội này để khôi phục nền kinh tế hậu Covid-19?
Quá trình Việt Nam phục hồi sau đại dịch sẽ có sự dõi theo của thế giới. Việt Nam không nên mất cảnh giác vì cuộc chiến chống Covid-19 vẫn chưa kết thúc. (Nguồn: AFP)
Trang The Guardian cho rằng, không chỉ làm phẳng “đường cong” Covid-19, Việt Nam đã “nghiền nát” nó. Tính đến ngày 8/5, Việt Nam ghi nhận số ca nhiễm bệnh là 288, không có trưởng hợp tử vong và đã 3 tuần không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng.
Có thể tránh được suy thoái
Đài CNBC (Mỹ) dẫn lời các chuyên gia kinh tế quốc tế nhận định, Việt Nam có thể tránh được suy thoái kinh tế trong năm 2020 nhờ các biện pháp ngăn dịch Covid-19 kịp thời.
Nhà kinh tế trưởng về châu Á tại Oxford Economics Sian Fenner đánh giá: “Việt Nam sẽ không tránh được tác động từ thực trạng nhu cầu thế giới chậm lại. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán nền kinh tế Việt Nam sẽ không rơi vào suy thoái hoặc tăng trưởng âm”.
Nói về nguyên nhân, nhà kinh tế Fenner cho rằng, nhờ sớm áp dụng lệnh hạn chế biên giới và giãn cách xã hội, Việt Nam đã tránh được làn sóng lây nhiễm lớn. Ngoài ra, kinh tế Việt Nam còn hưởng lợi nhờ chuỗi cung ứng dần được đa dạng hóa.
Hãng tin Bloomberg nhận thấy , khả năng “bật dậy” của kinh tế Việt Nam được khẳng định khi quốc gia Đông Nam Á này là một điểm đến ưa thích đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bằng chứng là đã có hơn 12 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư được thu hút riêng trong 4 tháng đầu năm 2020.
Một số chuyên gia khẳng định, nền kinh tế Việt Nam có thể phục hồi nhanh hơn các quốc gia Đông Nam Á khác vào năm 2021, đặc biệt nếu các nước như Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) đồng loạt tái dịch chuyển các chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19.
Chưa phải lúc để ăn mừng
Theo trang The Guardia, không khó để thấy rằng, Việt Nam đang có những cơ hội hiếm từ Covid-19. Chính phủ Việt Nam vẫn còn đủ khoảng trống cho các chính sách hỗ trợ tăng trưởng nội bộ.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực sự có thể cắt giảm lãi suất chuẩn (như đã làm trong tháng 3, từ 6% xuống còn 5%), có không gian tài chính để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn, tạo việc làm.
Nhưng đây chưa phải lúc ăn mừng. Báo cáo do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố tháng trước cho biết, ít nhất 10 triệu người Việt Nam có thể mất việc hoặc bị giảm thu nhập trong quý II/2020.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) dự kiến, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm nay, thấp hơn một nửa so với con số 7% trong năm 2018 và 2019. GDP có thể giảm khi nhu cầu từ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu suy yếu. Du lịch, ngành tạo ra 10% GDP đã ngưng trệ nghiêm trọng bởi đại dịch.
Video đang HOT
Ngày 23/4, Việt Nam đã nới lỏng một số quy định giãn cách xã hội tại các thành phố lớn và cuộc sống đang dần trở lại bình thường. Nhưng ở một quốc gia có du lịch chiếm 6% GDP, tương lai vẫn còn rất không chắc chắn – đặc biệt là khi không ai biết chắc khi nào biên giới sẽ mở cửa trở lại.
Yếu tố đóng góp nhiều nhất cho Việt Nam – xuất khẩu sẽ khó hồi phục khi 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới vấp ngã. Đặc biệt, dòng ngoại hối Việt Nam đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Covid-19 sẽ đòi hỏi Việt Nam phải tăng vai trò của khu vực tư nhân và tập trung vào thị trường dịch vụ nội địa.
Một cuộc khảo sát tháng 4 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, 60% các công ty đã bị thiếu vốn và giảm dòng tiền. Ít nhất 35.000 công ty đã phá sản trong ba tháng đầu năm 2020.
Con đường phục hồi kinh tế của Việt Nam còn rất nhiều chông gai. (Nguồn: Getty Images)
Theo chuyên gia kinh tế cấp cao về châu Á tại Capital Economics Gareth Leather, việc gỡ bỏ các lệnh hạn chế sẽ không giúp kinh tế Việt Nam thoát khỏi nguy cơ giảm mạnh trong năm nay vì mọi thứ không thể ngay lập tức trở lại như thời điểm trước khủng hoảng Covid-19.
Ông Leather nhận thấy, nguyên nhân chính khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam suy giảm là triển vọng u ám của kinh tế thế giới. “Việt Nam là một trong những nền kinh tế phụ thuộc nhiều nhất vào thương mại tại châu Á, với xuất khẩu chiếm hơn 70% GDP. Vì vậy, Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn phần lớn quốc gia khác”, chuyên gia Leather nói.
Theo đó, trong tháng 3, xuất khẩu của Việt Nam giảm 12,2%, tuy nhiên điều tồi tề nhất vẫn chưa tới. Ngoài xuất khẩu, du lịch của Việt Nam, đóng góp 4% vào GDP, sẽ vẫn trong tình trạng “ảm đạm”.
Chuyên gia Leather dự đoán, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 0,5% trong năm 2020, thấp hơn nhiều so với mức 7% của năm ngoái.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cảnh báo Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ bùng phát một đợt dịch lớn.
Song song với đó, do phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nên Việt Nam cũng cần phải chuẩn bị để đối phó với kịch bản nhu cầu của thế giới sụt giảm trong nhiều tháng trước khi các nhà máy có thể khởi động các đơn đặt hàng.
Trang The Guardian cho biết, quá trình Việt Nam phục hồi sau đại dịch sẽ có sự dõi theo của thế giới. Việt Nam không nên mất cảnh giác vì cuộc chiến chống Covid-19 vẫn chưa kết thúc.
Tận dụng cơ hội, tiếp tục tỏa sáng
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới 2020 công bố cuối tháng 4, IMF nhận định, Việt Nam “là quốc gia có triển vọng tăng trưởng tốt nhất trong ASEAN”.
Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây cũng khẳng định, Việt Nam đã chống chịu tốt hơn ở phương diện kinh tế đối ngoại và kinh tế Việt Nam sẽ khởi sắc trở lại.
Theo trang Nikkei Asian Review, trong một thế giới đen tối, Việt Nam một lần nữa lại trở nên nổi bật rõ ràng. Tuy nhiên, để duy trì sự tỏa sáng đang có, Việt Nam phải hồi phục kinh tế nhanh như kiểm soát Covid-19.
Nhà kinh tế Nguyễn Vân Trang cũng chia sẻ với trang The Guardian rằng, con đường phục hồi kinh tế hậu Covid-19 còn rất nhiều chông gai. Trong tương lai, Chính phủ sẽ phải đưa ra nhiều quyết định khó khăn liên quan đến thời điểm và cách thức mở cửa đất nước trở lại.
“Song, bất chấp rủi ro từ bên ngoài, Việt Nam đã bắt đầu khôi phục hoạt động sản xuất, dịch vụ và bán lẻ. Khả năng phục hồi của Việt Nam là rất lớn. Bởi phần đông dân số đã vượt qua gian khổ trong thời chiến nên họ sẽ có thể nhanh chóng vực dậy”, nhà kinh tế Nguyễn Vân Trang khẳng định.
WB: Chống chịu tốt ở phương diện kinh tế đối ngoại, kinh tế Việt Nam sẽ khởi sắc trở lại
Kinh tế Việt Nam có dấu hiệu suy giảm trong tháng 4, tuy nhiên Ngân hàng Thế giới (WB) vẫn ghi nhận trong kinh tế đối ngoại, Việt Nam đã chống chịu tốt và kỳ vọng vào triển vọng khởi sắc.
Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục quan tâm tới thị trường Việt Nam. (Nguồn: Congthuong)
Ảnh hưởng nặng bởi Covid-19
Trong báo cáo cập nhật mới nhất về kinh tế Việt Nam mới công bố, WB cho rằng, sau khi cầm cự khá tốt trong quý đầu năm 2020 với mức tăng trưởng GDP ước đạt 3,8%, kinh tế Việt Nam có dấu hiệu suy giảm do tình trạng cách ly xã hội toàn quốc trong tháng 4.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) trong tháng 4 giảm 13,3% so với tháng 3, tương đương 10,5% (so cùng kỳ năm trước), là mức giảm lớn nhất từ trước đến nay. Doanh số bán lẻ cũng giảm đáng kể (giảm 9,6% so cùng kỳ năm trước) do người tiêu dùng gặp phải nhiều xáo trộn và hạn chế đi lại (kể cả khi có dấu hiệu chuyển dịch sang thương mại điện tử). Vận tải hành khách và hàng hóa giảm lần lượt 27,5% và 7,2%.
Theo Tổng cục Thống kê, việc làm ở các ngành chế tạo và chế biến chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với 1,2 triệu việc làm bị ảnh hưởng trong Quý I; tiếp theo là 1,1 triệu việc làm trong các ngành bán buôn và bán lẻ, 740.000 trong các ngành lưu trú và ăn uống.
Trong số bị ảnh hưởng, 59% bị mất việc tạm thời, 28% phải làm việc theo ca, còn lại 13% bị mất việc. Tỷ lệ thất nghiệp của người lao động có độ tuổi từ 15 trở lên cũng cao hơn so với 5 năm gần đây, lên đến 2,22% vào cuối tháng 3, cao hơn 0,07% so với quý trước đó. Có đến 18.600 công ty phải tạm ngừng sản xuất kinh doanh trong quý I, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính, đại dịch có thể ảnh hưởng đến từ 4,6 đến 10,3 triệu người lao động vào cuối Quý II.
Chỉ số CPI giảm mạnh 1,6% trong tháng 4, khiến cho CPI chỉ tăng 2,9% so cùng kỳ năm trước, so với 4,9% trong tháng 3. Giá cả giảm chủ yếu do sức cầu lương thực thực phẩm trong nước giảm nhẹ và do giá dầu thô thấp kỷ lục trên thị trường quốc tế có tác động truyền dẫn đến giá xăng dầu trong nước.
Có dấu hiệu tích cực
Về kinh tế đối ngoại, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong những tháng đầu năm 2020, nhưng với tốc độ chậm hơn so với giai đoạn trước Covid-19, phản ánh sức cầu bên ngoài yếu hơn, sự đứt đoạn của một số chuỗi cung ứng toàn cầu và lệnh cấm xuất khẩu gạo tạm thời (đã được dỡ bỏ). Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tăng 4,7% (so cùng kỳ năm trước) trong giai đoạn tháng 1-4, so với tốc độ tăng trưởng 6,5% cùng kỳ năm 2019.
Kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài - cỗ máy xuất khẩu của Việt Nam, chỉ tăng 1,5% so với 4,4% trong cùng kỳ năm trước. Mặc dù chưa có ước tính chính thức, nhưng cán cân thu nhập và thương mại dịch vụ (các thành phần còn lại trong tài khoản vãng lai của quốc gia) gần như chắc chắn là suy giảm mạnh do Việt Nam gần như dừng đón khách du lịch nước ngoài (lượng khách giảm 98% trong tháng 4/2020 so với năm trước) và dự kiến kiều hối cũng giảm mạnh.
Tuy nhiên, điểm quan trọng tại báo cáo này là WB đánh giá, Việt Nam đã chống chịu tốt hơn ở phương diện kinh tế đối ngoại.
Xuất khẩu hàng hóa của Viẹt Nam tiếp tục tang truởng trong những tháng đầu nam 2020, nhung với tốc đọ chạm hon so với giai đoạn truớc Covid-19 phản ánh sức cầu ben ngoài yếu hon, sự đứt đoạn của mọt số chuỗi cung ứng toàn cầu và lẹnh cấm xuất khẩu gạo tạm thời (đã đuợc dỡ bỏ).
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa uớc tang 4,7% (so cùng kỳ nam truớc) trong giai đoạn tháng 1 đến tháng 4, so với tốc đọ tang truởng 6,5% cùng kỳ nam 2019. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tu nuớc ngoài - được WB ví là "cỗ máy xuất khẩu của Viẹt Nam", chỉ tang 1,5% so với 4,4% trong cùng kỳ nam truớc.
Dù vậy, báo cáo của WB vẫn khẳng định "kinh tế Việt Nam sẽ khởi sắc trở lại". Bằng chứng, theo WB đó là, tang truởng tín dụng đã đảo chiều tang len trong tháng 3 sau khi chững lại trong 2 tháng đầu nam.
Ngan hàng Nhà nuớc Viẹt Nam (NHNN) cho biết, tang truởng tín dụng cuối tháng 3 là 1,3% so với đầu nam - tuong đuong mức tang khoảng 11% so cùng kỳ nam truớc.
NHNN đã thực hiẹn gói các biẹn pháp hỗ trợ từ đầu tháng 3 nhằm cho phép các ngan hàng tái co cấu vốn vay và giảm lãi suất cho nguời vay.
NHNN cũng can nhắc hỗ trợ tang thanh khoản cho mọt số ngan hàng thuong mại thong qua viẹc nang hạn mức tín dụng, cho phép những ngan hàng này tang các khoản vay cho các doanh nghiẹp đang gạp khó khan về tài chính.
Bên cạnh đó, tình hình thực hiẹn ngan sách trong quý đầu nam 2020 là giảm thu và tang chi, đuợc dự báo cũng là xu huớng cho những tháng còn lại trong nam. Theo Bọ Tài chính, uớc thực hiẹn thu ngan sách trong quý đầu nam 2020 chỉ tang 1,8% so với cùng kỳ nam truớc.
WB nhận định, kết quả nói trên phản ánh hiẹu quả thu tốt hon trong hai tháng đầu truớc khi hoạt đọng kinh tế bị chững lại và chính sách thực hiẹn giãn nọp thuế có hiẹu lực đầy đủ trong tháng 4.
WB cho rằng, trong quý I/2020, tổng chi tang 8,7% (so cùng kỳ nam truớc), cao hon tốc đọ tang truởng GDP khoảng 5% trong giai đoạn này. Mức tang này đuợc lý giải là do Chính phủ mong muốn đẩy mạnh triển khai các dự án hạ tầng quan trọng.
Gần đây, tổ chức Fitch Ratings đã điều chỉnh triển vọng của Viẹt Nam từ mức "tích cực" sang mức "ổn định" và giữ nguyen xếp hạng tín nhiẹm quốc gia của Viẹt Nam ở mức BB. Triển vọng đuợc sửa đổi cho thấy tác đọng leo thang của đại dịch Covid-19 với nền kinh tế Viẹt Nam trong các lĩnh vực xuất khẩu và du lịch, cũng nhu sức cầu trong nuớc yếu đi.
Xếp hạng của Fitch khẳng định, viễn cảnh tang truởng mạnh mẽ trong trung hạn của Viẹt Nam dựa tren nền tảng kinh tế vĩ mo ổn định, mức nợ Chính phủ thấp và khu vực kinh tế đối ngoại có khả nang chống chịu, bao gồm cả dự trữ ngoại hối ở mức khá lớn.
WB cũng nhận thấy, trước đại dịch Covid-19, Việt Nam đã có những hành động chống dịch nhanh chóng và quyết liệt trong quý I/2020; đồng thời, thực hiện nghiêm túc việc cách ly xã hội trên toàn quốc trong tháng 4 nên tác động, ảnh hưởng tới nền kinh tế, làm suy giảm hầu hết các chỉ số kinh tế chủ đạo như kinh doanh bán lẻ, xuất nhập khẩu hàng hóa và các hoạt động dịch vụ, sản xuất chế biến, chế tạo...
Mặc dù vậy, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục quan tâm tới thị trường Việt Nam. Bằng chứng là đã có hơn 12 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư được thu hút riêng trong 4 tháng đầu năm 2020.
Thêm nữa, Chính phủ Việt Nam cũng đã dần nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội trên toàn quốc nhằm tái khởi động các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực kinh tế. Đó chính là những tín hiệu để dự đoán kinh tế Việt Nam có thể sẽ nhanh chóng khởi sắc trở lại trong nay mai.
Phục hồi kinh tế sau đại dịch: Lò xo bị nén sẽ bật lên mạnh mẽ? Covid-19 khiến các nền kinh tế hàng đầu thế giới điêu đứng. Việt Nam cũng không ngoại lệ, do đó, cần dự kiến sớm giải pháp để phục hồi sau đại dịch. Các nền kinh tế số 1 và số 2 đều gặp khó Tờ The Financial Times cho rằng nền kinh tế số 1 thế giới - Mỹ sẽ mất hàng năm...