Phục hồi chức năng gan cho bệnh nhân viêm gan B sau điều trị
Những năm gần đây, các bệnh lý về gan đang ngày càng tăng cao, phổ biến nhất là bệnh viêm gan B. Bên cạnh những phác đồ điều trị tại bệnh viện, người bệnh cũng có xu hướng tìm về các thảo dược thiên nhiên để có phương pháp phục hồi chức năng gan và bảo vệ tế bào gan sớm.
1. Chức năng gan là gì?
- Tao mât đê tiêu hoa chât beo
- Chuyên hoa cac chât như tinh bôt đê điêu hoa đương huyêt, chuyên hoa lipid đê este hoa cholesterol va acid beo, chuyên hoa protein đê điêu chinh ham lương albumin trong mau (nêu gan bi tôn thương ham lương albumin se giam
- Giai đôc (nôi sinh va ngoai sinh) Đôc ngoai sinh như rươu, thuôc tây…và khi gan bi tôn thương thì cac loai men gan như AST, ALT, MDA… tăng.
Trên thị trường có nhiều dược liệu giải độc gan, hạ men gan đang lưu truyền trong cộng đồng đôi khi chỉ giảm nhẹ các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn…mà chưa đi sâu vào căn nguyên để duy trì sức khỏe lâu dài của lá gan.
Người bệnh sau khi điều trị các vấn đề về gan như viêm gan B, suy gan, xơ gan…cũng cần có những biện pháp phục hồi chức năng gan để cơ quan này hoạt động trở lại bình thường.
2. Phục hồi chức năng gan cho bệnh nhân viêm gan B sau điều trị bằng ăn uống
2.1. Chất béo
Trên thực tế, dù bạn có mắc gan nhiễm mỡ hay không, thì chất béo vẫn là một chất dinh dưỡng không thể thiếu để “nuôi” gan. Thiếu đi nguồn dinh dưỡng này, gan không thể duy trì hoạt động bình thường, càng không thể phục hồi sau khi mắc bệnh.
Các chuyên gia sức khỏe khẳng định để gan được khỏe mạnh và duy trì công năng bình thường, khẩu phần ăn mỗi ngày của chúng ta phải đảm bảo tỉ lệ 20% chất béo và protein cùng 60% chất carbohydrate.
Tuy nhiên, gan cần chất béo không đồng nghĩa với việc ăn càng nhiều chất béo càng tốt. Chúng ta chỉ nên sử dụng các thực phẩm có hàm lượng mỡ thấp như tôm, thịt nạc… để cung cấp dinh dưỡng lành mạnh cho cơ quan này.
2.2. Protein là “thầy thuốc” của gan
Các thực phẩm “giàu protein, nhiệt lượng thấp” như trứng gà, đậu phụ, sữa tươi, cá, thịt gà, mè.. đều được ví như “thần dược” đối với gan.
Video đang HOT
Lượng protein phong phú trong những thực phẩm này đóng vai trò như những người “thợ sửa chữa”, có chức năng phục hồi các tế bào gan, đồng thời thúc đẩy tái tạo những tế bào này.
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng người bình thường mỗi ngày nên hấp thụ ít nhất 90g protein, người bệnh viêm gan cấp tính không ít hơn 80g và người bệnh xơ gan cần ít nhất 100g protein.
2.3. Gan “yêu” đường
Hầu hết chúng ta không hề biết rằng, đường chính là chất quan trọng và cần thiết nhất để bảo vệ gan.
Khoa học đã chứng minh mỗi gram đường glucozo có thể cung cấp khoảng 70% năng lượng cho cơ thể con người. Bởi vây, nếu một người ở trạng thái thiếu năng lượng trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan.
Đối với gan nói riêng, đường đóng vai trò tạo thành một chất có tên là glycogen. Chất này có tác dụng ngăn chặn cơ thể hấp thu độc tố, tránh làm tổn thương tới các tế bào gan.
Vì vậy, ngoại trừ bệnh nhân tiểu đường, người bình thường hoàn toàn có thể tính toán lượng đường cần thiết mỗi ngày dựa trên thể trọng của họ. Mỗi kilogam cân nặng cần 1g đường.
Như vậy, người trưởng thành nặng khoảng 60kg, mỗi ngày chỉ nên hấp thu không quá 60g đường.
Nguồn đường “lành mạnh” nên được khai thác từ các loại thực phẩm tự nhiên như cơm, phở, nước trái cây, hoa quả, mật ong, đường trắng…
2.4. Vitamin A – “thần dược” phòng chống ung thư gan
Được mệnh danh là “nhà kho” chứa đựng vitamin trong cơ thể nên khi bị tổn thương, khả năng “chứa” vitamin của gan sẽ giảm xuống đáng kể.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng vitamin A có công năng tuyệt vời trong việc bảo vệ gan, đặc biệt là ngăn cản và ức chế các tế bào ung thư tăng lên.
Cơ thể con người mỗi ngày đều cần hấp thu đủ vitamin A để gan được khỏe mạnh. Theo đó, hàm lượng vitamin A nên hấp thu hằng ngày đối với nam là 800mcg, đối với nữ là 750mcg.
Mặc dù là được ví như “thần dược” chống ung thư cho gan nhưng các chuyên gia y tế cũng kiến nghị tuyệt đối không nên hấp thụ quá 3000 mcg để gây các phản ứng phụ làm tổn thương gan.
Mỗi ngày, chúng ta chỉ cần ăn một củ cà rốt, 65g gan gà, 200g cá ngừ hộp với một cốc sữa tươi là đã hấp thu đủ lượng vitamin A cần thiết.
Bên cạnh đó, cà chua, cà rốt, rau chân vịt, gan động vật, dầu cá và các chế phẩm từ sữa đều là những nguồn cung cấp vitamin A lành mạnh cho gan.
2.5. Các vitamin nhóm B – “trạm xăng dầu” của gan
Các vitamin B giống như “kho dầu” trong cơ thể con người với các tác dụng như đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất, tăng cường chuyển hóa năng lượng. Đặc biệt, nhóm vitamin còn hỗ trợ chữa trị các bệnh lý về gan, phòng ngừa gan nhiễm mỡ.
Các chuyên gia y tế khẳng định: các loại vitamin B có thể tăng cường khả năng chịu đựng cồn rượu của gan .
Tuy nhiên, do viatmin B có thể hòa tan trong nước, chỉ có thể tồn tại trong cơ thể mấy tiếng đồng hồ, nên chúng ta cần bổ sung chúng đều đặn mỗi ngày.
Những người mắc các bệnh lý về gan nên hấp thu đủ từ 10-30mgvà không quá 30mg vitamin B hằng ngày.
Trong tự nhiên, vitamin B có thể được cung cấp từ những nguồn thực phẩm như thịt lợn, đậu tương, gạo, nấm hương…
2.6. Vitamin E – “vệ sĩ” mới cho gan
Một nghiên cứu khoa học mới đây đã khẳng định vitamin E có thể trở thành vũ khí mới chống bệnh gan nhiễm mỡ không bắt nguồn từ rượu.
Mạch nha, đậu nành dầu thực vật, các loại quả hạch, các loại rau xanh.. đều là những thực phẩm chứa nhiều vitamin E.
Người bình thường cần hấp thu 12mg vitamin E mỗi ngày. Người mắc bệnh gan cần bổ sung và hấp thu ít nhất 100mg.
2.7. Gan thích thực phẩm xanh
Theo thuyêt Ngu hanh cua Y học cổ truyền Trung Quốc, mau xanh dê đi vao gan. Vì vậy, đa sô nhưng loai thưc phâm nay co tac dung năng cương chưc năng gan, bai trư độc tôt hưu hiệu.
Khoa hoc đa chưng minh cac loai thưc phâm mau xanh chưa ham lương axit folic phong phu, la loai chât quan trong cho qua trinh trao đôi chât cua cơ thê. Cac thầy thuốc đặc biệt tin dùng đô uông chê biên tư cam và chanh.
Do đó, để tăng cường hiệu quả điều trị, những người mắc bệnh gan nên sống ở nơi gần hồ, nhiều cây cối, thường mặc các trang phục màu xanh,dùng đồ thất màu xanh…
Tương tự như vậy, những thực phẩm màu xanh, đặc biệt là rau,của, quả cũng rất có lợi cho việc dưỡng gan và điều trị bệnh lý về gan.
3. Các bài tập phục hồi chức năng gan
- Nằm ngửa, hai tay và chân duỗi thẳng, dọc theo thân. Dùng cơ bụng, hông và đùi nâng chân lên cao rồi hạ ngược về phía trên đầu, mũi chân chống xuống đất. Giữ trong 1 phút rồi trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 8 lần.
- Ngồi khoanh chân, lưng thẳng. Vặn nghiêng người sang trái, tay phải đặt lên đầu gối trái, tay trái đưa về phía sau lưng. Giữ trong 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu và đổi bên. Lặp lại động tác 10 lần.
- Ngồi trong tư thế chân vắt chéo, vặn nghiêng người sâu với hai bàn tay chống xuống đất. Lặp lại động tác 10 lần mỗi bên.
- Nằm ngửa với một chân gập gối. Chân còn lại gác lên đầu gối chân kia, tay cùng bên duỗi thẳng, tay bên kia để sau gáy. Gập bụng 10 lần rồi đổi bên.
- Nằm nghiêng người sang bên phải, đầu gối gập, hơi cong người. Đặt tay trái lên vùng gan, massage nhẹ nhàng để làm ấm rồi ấn nhẹ trong 3 giây thì thả lỏng, tiếp tục massage nhẹ nhàng. Lặp lại động tác 10 lần rồi đổi bên.
- Đứng thẳng, hai chân rộng bằng một vai. Hai tay duỗi thẳng, đưa cao lên ngang vai, lòng bàn tay ngửa trên trời. Giữ 3 giây rồi tiếp tục nâng cao tay lên sát tai, bàn tay hướng thẳng lên trời. Giữ trong 3 giây rồi trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 30 lần.
Viêm gan B có thể tiến triển thành ung thư gan?
Hỏi: Nhiều bệnh nhân ung thư gan có tiền sử viêm gan B. Bác sĩ có thể cho biết nguy cơ tiến triển thành ung thư gan của bệnh nhân viêm gan B? Nguyễn Đình Mạnh (phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Ảnh minh họa
Đáp: Người mắc bệnh viêm gan B có nguy cơ bị ung thư gan cao gấp 100 lần so với người không mắc. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 70% số trường hợp tử vong do viêm gan B là vì ung thư gan tiến triển. Đây cũng là dạng ung thư thường gặp ở nước ta.
Người bị viêm gan B mạn tính nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể bị các bệnh lý về gan khác như xơ gan, suy gan... Nếu bị viêm gan B cấp tính thì người bệnh cần được theo dõi thêm. Trong khi đó, nếu bị nhiễm kéo dài trên 6 tháng thì người bệnh cần được điều trị ngay.
Nước ta có tỷ lệ mắc viêm gan B cao. Ước tính cứ 8 người Việt Nam có 1 người mắc viêm gan B mạn tính; lây từ mẹ sang con là đường lây truyền phổ biến nhất. Ngoài ra, vi rút viêm gan B có thể lây lan qua đường máu, quan hệ tình dục hoặc các chất dịch cơ thể khác. Thông thường, người bị viêm gan B sẽ gặp phải một số dấu hiệu như đau bụng, nước tiểu có màu sẫm, sốt, đau khớp, cơ thể mệt mỏi, có cảm giác chán ăn...
Hiện đã có vắc xin phòng bệnh viêm gan B, do vậy, người dân cần chủ động tiêm vắc xin để tránh những hậu quả đáng tiếc. Với những người đã mắc bệnh, cần tiến hành thăm khám thường xuyên để điều trị kịp thời.
Bệnh nhân hôn mê gan được cứu sống nhờ thay huyết tương Nhờ được thay huyết tương kịp thời, hai bệnh nhân viêm gan B thoát khỏi tình trạng hôn mê gan, ổn định sức khỏe. Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây (Hà Nội) tiếp nhận bệnh nhân nam 64 tuổi, có tiền sử viêm gan B, điều trị thuốc kháng virus thường xuyên một năm nay. Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn...