Phục hồi chậm, Châu Á sẽ mất ngôi vương trên bản đồ du lịch thế giới
Trung tâm Hàng không (CAPA) dự đoán Châu Á – Thái Bình Dương sẽ mất danh hiệu “khu vực du lịch lớn nhất thế giới vào cuối năm 2022″ về tay Châu Âu.
Châu Á – Thái Bình Dương hội tụ những điểm đến được yêu thích nhất trên thế giới, từ Bali với thiên nhiên tươi đẹp của Bali đến Singapore sầm uất. Những điểm đến trong mơ – cộng thêm sức mạnh kinh tế vùng – là điều kiện vững chắc để Châu Á – Thái Bình Dương giữ ngôi vương trong phần lớn thập niên qua.
Tuy nhiên, một nghiên cứu từ những chuyên gia phân tích dữ liệu ngành du lịch quốc tế của Trung tâm Hàng không (CAPA) dự đoán đến cuối năm 2022 Châu Á – Thái Bình Dương sẽ không còn là khu vực du lịch lớn nhất thế giới, nhường vị trí đầu bảng cho Châu Âu.
Hoạt động hàng không tại khu vực vẫn chậm phục hồi so với trước đại dịch. Năm 2019 có tới 3,38 tỷ lượt hành khách đi qua những sân bay trong khu vực. Hiệp hội Sân bay Quốc tế tại Châu Á – Thái Bình Dương (ACI Asia-Pacific) dự đoán đến cuối năm nay con số chỉ đạt khoảng 1,84 tỷ lượt khách.
Từ vị thế chiếm hơn một phần ba lượng chuyến bay của hành khách trên toàn cầu, hoạt động hàng không của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hiện giảm xuống bằng 45% so với trước dịch, theo CAPA. Trong khi đó, CAPA ghi nhận mức độ phục hồi của hàng không Châu Âu đã đạt đến 85% so với trước COVID-19, ngay cả khi chịu ảnh hưởng từ căng thẳng Nga – Ukraine.
Yếu tố then chốt cản đường phục hồi của khu vực là chính sách “zero-COVID” của Trung Quốc và sự chậm trễ nới lỏng các hạn chế đi lại của Nhật Bản – quốc gia chính thức mở cửa đón khách quốc tế từ 11.10. Trung Quốc và Nhật Bản là hai thị trường nguồn lớn nhất của khu vực.
Video đang HOT
Nhật Bản chính thức mở rộng cửa đón khách du lịch quốc tế từ 11.10. Ảnh: Time Out
CAPA nhận định phần lớn hoạt động du lịch trong khu vực sẽ duy trì ở mức 50% so với trước đại dịch, ngoại trừ thị trường Ấn Độ bùng nổ khi chỉ thấp hơn 11% so với thống kê năm 2019.
Đáng chú ý, thị trường nội địa của các nước trong khu vực đang phục hồi nhanh hơn thị trường quốc tế. Điển hình là tại Trung Quốc, hoạt động du lịch nội địa chỉ giảm 5,4% so với năm 2019.
Tựu trung lại, CAPA dự đoán ít nhất phải đến cuối năm 2023 hoặc đầu 2024 ngành du lịch Châu Á – Thái Bình Dương mới có thể quay về mức tăng trưởng như trước đại dịch. Quá trình phục hồi vẫn phục thuộc vào những quốc gia mở toang cửa đón khách quốc tế, cũng như tình hình kinh tế và dịch tễ học toàn cầu.
Một số yếu tố khác hỗ trợ ngành du lịch phục hồi mà CAPA nhắc đến là “tính hài hòa của những quy tắc du lịch quốc tế”, “cam kết chính trị hướng đến các chính sách cởi mở và tự do đi lại” và thúc đẩy tiêm chủng.
Châu Á - Thái Bình Dương mất danh hiệu vùng du lịch lớn nhất thế giới
Châu Á-Thái Bình Dương là nơi có những điểm đến du lịch được yêu thích nhất trên thế giới, từ vẻ đẹp tự nhiên của Bali đến sự náo nhiệt của đô thị Singapore.
Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc. Ảnh: CNN
Những điểm nghỉ dưỡng đáng mơ ước này - kết hợp với sức mạnh kinh doanh của khu vực - đã giúp châu Á-Thái Bình Dương giữ vững danh hiệu khu vực du lịch lớn nhất thế giới trong nhiều thập kỷ qua.
Nhưng với việc một số nơi như Trung Quốc và Nhật Bản còn tương đối chậm dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh liên quan đến đại dịch COVID-19, việc di chuyển bằng đường hàng không ở châu Á-Thái Bình Dương vẫn ở mức thấp so với mức trước đại dịch.
Theo báo cáo mới từ các nhà phân tích ngành du lịch quốc tế, Trung tâm Hàng không (CAPA) dự đoán châu Á-Thái Bình Dương sẽ không còn là khu vực du lịch lớn nhất thế giới vào cuối năm 2022 và nhường lại danh hiệu này cho châu Âu.
Theo CAPA, vốn là nơi từng chiếm hơn 1/3 tổng số hành trình của hành khách trên toàn cầu, hoạt động hàng không tại châu Á-Thái Bình Dương đã giảm 45% so với mức trước đại dịch.
Trong khi đó, CAPA cho rằng việc đi lại bằng đường hàng không của châu Âu đã phục hồi tới khoảng 85% mức trước đại dịch, mặc dù còn đang chịu tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine.
Phục hồi chậm
Năm 2019, 3,38 tỷ lượt hành khách đã quá cảnh qua các sân bay ở châu Á-Thái Bình Dương. Các dự đoán hiện tại từ Hội đồng sân bay quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ACI) cho thấy 1,84 tỷ hành khách sẽ đi qua các trung tâm du lịch của khu vực này vào cuối năm 2022.
Theo ACI và CAPA, một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự phục hồi chậm chạp này là chính sách "Zero COVID" của Trung Quốc và việc Nhật Bản chậm nới lỏng hạn chế đi lại. Đây là hai trong số những thị trường du lịch hàng đầu của khu vực này.
CAPA báo cáo rằng hầu hết chuyến du lịch đến châu Á-Thái Bình Dương vẫn ở mức dưới 50% so với năm 2019. Chỉ có một số trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như Ấn Độ, thấp hơn 11% so với con số của năm 2019.
Du lịch nội địa ở châu Á-Thái Bình Dương đang phục hồi nhanh hơn so với du lịch quốc tế. Ví dụ, du lịch nội địa ở Trung Quốc chỉ giảm 5,4% so với mức năm 2019.
Nhìn chung, CAPA dự đoán châu Á-Thái Bình Dương sẽ không có cơ hội trở lại mức sôi động như trước đại dịch cho đến cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024.
"Ngay cả khi đó, sự phục hồi vẫn phụ thuộc vào cách thức các quốc gia mở cửa biên giới và chấm dứt các hạn chế đi lại kéo dài, cũng như tình hình kinh tế và dịch tễ học khác", báo cáo viết.
Thiên đường bươm bướm lớn nhất thế giới tại Vân Nam, Trung Quốc Khu vực có nguồn tài nguyên bướm phong phú nhất trên thế giới, được mệnh danh là "thiên đường của các loài bướm" với hơn 150 triệu con đang sinh sống. https://dulich.petrotimes.vn/ Bước vào đầu tháng 6, tại thung lũng bướm sông Hồng ở huyện Cận Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đã xuất hiện ấu trùng của loài bướm vàng với số...