Phúc Dzĩ – nghệ sĩ kịch câm hàng đầu Việt Nam – qua đời ở tuổi 79
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, NSƯT Sĩ Tiến – Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ – cho biết, nghệ sĩ kịch câm hàng đầu Việt Nam Hoàng Phúc Dzĩ vừa qua đời ở tuổi 79.
NSƯT Sĩ Tiến cho biết, lễ viếng và lễ truy điệu nghệ sĩ Hoàng Phúc Dzĩ được tổ chức bắt đầu từ 7h30 ngày 15/12 tại Nhà tang lễ Bệnh viện Hữu Nghị.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, nghệ sĩ kịch câm Hoàng Tùng chia sẻ, từ nhỏ, anh đã rất thích được xem nghệ sĩ Hoàng Phúc Dzĩ biểu diễn ở Nhà hát Tuổi Trẻ.
Sau này, khi về làm việc ở nhà hát, anh may mắn được nghệ sĩ Hoàng Phúc Dzĩ dạy kịch câm. Khi theo chuyên sâu về bộ môn này, anh được nghệ sĩ Hoàng Phúc Dzĩ theo dõi, hỗ trợ nhiều về kiến thức, kỹ năng… Anh thường gọi nam nghệ sĩ là “bác”.
Nghệ sĩ Hoàng Phúc Dzĩ qua đời ở tuổi 79 (Ảnh: Gia đình cung cấp).
“Tôi thấy bác rất vui khi có thế hệ nối tiếp nghề. Bác có video biểu diễn ở đâu đều gửi cho tôi xem. Mỗi lần gặp bác, tôi đều tranh thủ hỏi về kịch câm Việt Nam thời kỳ bác làm. Bác chính là “nhân chứng sống” cho kịch câm ở Việt Nam.
Lần gặp gần đây nhất, tôi cũng nửa đùa nửa thật bảo “bác có tài liệu nào bác chuyển giao cho cháu nốt” và bác đã chuyển cho tôi vài quyển sách…”, nghệ sĩ Hoàng Tùng chia sẻ.
Hoàng Tùng nói thêm, ngoài đời nghệ sĩ Hoàng Phúc Dzĩ là người hiền lành, ít nói. Đặc biệt khi dạy học trò, Hoàng Phúc Dzĩ luôn nhẹ nhàng uốn nắn chứ không “đao to búa lớn” nên học trò rất quý ông.
Video đang HOT
Nghệ sĩ Hoàng Phúc Dzĩ (tức Hoàng Phúc Dỹ) sinh năm 1944, công tác tại Nhà hát Tuổi Trẻ từ năm 1982 đến năm 2004.
Nhà hát Tuổi Trẻ là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam tổ chức lớp đào tạo cơ bản về kịch câm. Khi đó, bộ môn này lác đác xuất hiện trong nước với quy mô khiêm tốn. Gương mặt đầu tiên theo đuổi loại hình kịch câm là nghệ sĩ Đặng Dũng (Nhà hát ca múa nhạc Trung ương), rồi đến lượt Nhà hát Tuổi Trẻ.
Diễn viên kịch nói Phúc Dzĩ được Bộ Văn hóa lựa chọn gửi sang Pháp theo học 3 năm với ý tưởng “đón đầu” bộ môn sân khấu đầy tiềm năng này. Sau khóa học, nghệ sĩ Phúc Dzĩ trở về làm giảng viên chính của lớp trung cấp kịch câm do Nhà hát Tuổi Trẻ mở năm 1982.
Ông và các nghệ sĩ như Kế Đoàn, Đặng Dũng, Bích Ngọc… được xem là những người có công gây dựng nên kịch câm và là những nghệ sĩ biểu diễn kịch câm xuất sắc của Việt Nam.
Nghệ sĩ Phúc Dzĩ từng khẳng định: “Kịch câm không bao giờ chết bởi lịch sử của kịch câm là đồ thị hình sin, lúc lên lúc xuống và phụ thuộc vào hoàn cảnh. Hoàn cảnh đó xuất hiện những con người xuất chúng thì kịch câm hưng thịnh. Kịch câm sinh ra bởi con người và con người còn sống thì kịch câm còn tồn tại”.
Ngày vui của Nhà hát Tuổi trẻ nhưng NSND Lan Hương chỉ chực khóc
5 năm sau khi nghỉ hưu, NSND Lan Hương mới tới dự lễ kỷ niệm của Nhà hát Tuổi trẻ nhưng chị chỉ chực khóc vì có quá nhiều kỷ niệm buồn vui nơi đây.
Nhà hát Tuổi trẻ sáng hôm qua tổ chức kỷ niệm 45 năm thành lập tại Nhà hát Lớn Hà Nội. NSƯT Sĩ Tiến - Giám đốc Nhà hát phát biểu: "Nhà hát đã để lại dấu ấn trong lòng khán giả với những tác phẩm có tính chất định hướng cho giới trẻ về lý tưởng sống và phong cách sống, thậm chí có gia đình nhiều thế hệ gắn bó với Nhà hát, tìm thấy ở đây giá trị kết nối tinh thần quan trọng, không thể thay thế".
Trải qua 45 năm, tập thể lãnh đạo, các cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên, người lao động của Nhà hát ở các thời kỳ luôn phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn để xây dựng, phát triển Nhà hát.
Môi trường chuyên nghiệp của Nhà hát đã đào tạo ra nhiều thế hệ lãnh đạo, nghệ sĩ thành danh, được công chúng mến mộ như: Phạm Thị Thành, Trần Tiến Thuật, Lê Hùng, Trương Nhuận, Chí Trung, Nguyễn Sĩ Tiến, Anh Tú, Lan Hương, Lê Khanh, Minh Hằng, Ngọc Huyền...
Chia sẻ với VietNamNet, NSND Lan Hương xúc động vì đây là lần đầu tiên sau 5 năm nghỉ hưu, chị mới đi dự lễ kỷ niệm của Nhà hát. "Năm 2018, tôi không đến dự lễ vì vừa nghỉ hưu, sợ nhớ nhung, buồn tủi, xáo trộn. Sau 5 năm nghỉ hưu, tôi bình tĩnh lại nhưng vẫn xúc động. Khi tôi quyết định bước chân vào điện ảnh thì không có lớp, tôi cần một nơi để phát huy năng khiếu nghệ thuật nên chọn Nhà hát Tuổi trẻ - nơi đào tạo bài bản nhất thời điểm đó. Hôm nay, tôi chỉ sợ mình khóc vì nhớ NSND Anh Tú - người đồng nghiệp tôi yêu mến. Tôi với Anh Tú đã có không biết bao nhiêu kỷ niệm ở nơi này. Từ những ngày khó khăn, đi diễn cát-sê rất thấp, khán giả khát khao nghệ thuật, họ không có tiền, chỉ mang bơ thóc, bơ lạc tới để đổi lấy vé xem nhưng chúng tôi đã cống hiến hết mình", NSND Lan Hương nói.
NSƯT Ngọc Huyền nghẹn ngào: "Tôi thuộc thế hệ diễn viên đầu tiên được đào tạo tại Nhà hát Tuổi trẻ. Lúc đó chúng tôi mới chỉ 16, 17 tuổi, rất trẻ dại. Nơi tôi sinh là Hà Nội, nơi tôi sống là Nhà hát Tuổi trẻ. Ở đây chất chứa một bầu trời ký ức, những điều thân thương lẫn đắng cay nhất của tôi".
NSƯT Chí Trung, Đàm Hằng, ca sĩ Tấn Minh hội ngộ.
NSƯT Hồng Kỳ vẫn trẻ trung sau nhiều năm nghỉ hưu.
Nghệ sĩ Vân Dung, Đức Khuê, Anh Thơ...
NSƯT Nguyệt Hằng, Bá Anh, Thu Hương là thế hệ nghệ sĩ tài năng thứ 2 của Nhà hát.
Chí Huy, Thu Trang, Thanh Sơn... thế hệ nghệ sĩ trẻ tài năng của Nhà hát.
Sao nữ bước ra khỏi cuộc hôn nhân 'khuôn vàng thước ngọc' sắp thành NSND là ai? Nữ diễn viên này từng có cuộc hôn nhân được xem là "khuôn vàng thước ngọc" của giới nghệ sĩ phía Bắc nhưng lại bất ngờ ly hôn ở tuổi 56. Trong danh sách 77 nghệ sỹ được phong tặng danh hiệu NSND trong năm 2023 có Lê Ngọc Huyền (diễn viên Nhà hát Tuổi trẻ). Ngọc Huyền được công chúng "quen mặt"...