Phục dựng nghi lễ “rước nước, tế cá” tại lễ hội đền Trần
Sáng nay 11/2 (nhằm ngày 12 tháng giêng), tại khu di tích đền Trần, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, Ban tổ chức lễ hội đền Trần đã cho phục dựng lại nghi lễ “rước nước, tế cá”.
Điểm mới của lễ hội Khai ấn đền Trần năm nay là việc khôi phục lại nghi lễ “rước nước, tế cá” truyền thống vốn đã mai một từ lâu. Đây là năm đầu tiên nghi lễ này được phục dựng và trở thành một trong những nội dung chính của lễ hội. Nghi lễ “rước nước, tế cá” có ý nghĩa tri ấn tổ tiên nhà Trần, một Vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới, gắn với sông nước.
Các cụ cao niên lấy nước từ Giếng Rồng.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, mặc dù còn gần 3 ngày nữa đền Trần mới chính thức khai ấn (đêm 14 rạng sáng 15 tháng giêng), nhưng ngay từ ngày 12, du khách thập phương và người dân địa phương đã tập trung rất đông xem phục dựng nghi lễ “rước nước, tế cá”.
Cách đây hơn 100 năm, trong lễ hội đền Thượng (đền Thiên Trường) bao giờ cũng có nghi thức “rước nước, tế cá”. Hội rước nước được tổ chức rất chu đáo vào ngày 15 tháng giêng. Người được cầm bình đi lấy nước thay mặt dân làng đưa bình ra kiệu rồi phủ một tấm vải đỏ thắm lên trên. Người này được dân làng chọn từ trước và phải là người khỏe mạnh, có đạo đức, con cháu đầy đủ, trong năm gia đình không có chuyện buồn.
Theo nghi lễ “rước nước, tế cá” được khôi phục tại đền Trần năm 2014, đoàn “rước nước” gồm có cờ, biểu đi trước; chiêng trống, đội bát âm, kiệu thánh với đoàn tế và dân làng đi theo sau. Các loại cá dâng lễ gồm: 5 cá triều đẩu (cá quả), 5 cá long ngư (cá chép), trọng lượng từ 1 đến 1,5 kg. Ao đánh bắt cá phải được phát quang, tẩy uế trước khi diễn ra lễ hội khoảng 20 ngày.
Video đang HOT
Bắt cá dưới ao đã được phát quang, tẩy uế.
Đội múa rồng tại lễ “rước nước, tế cá”.
Sau khi làm nghi lễ tại đền Thiên Trường, đoàn rước sẽ tiến thẳng lên ngã ba sông Hồng ở đoạn Hữu Bị (cách đền Trần khoảng 3 km). Tại bến sông, Ban tổ chức đã bố trí các thuyền được trang trí cờ hoa, sau đó đoàn rước sẽ lên thuyền và ra giữa sông để phóng sinh.
Trao đổi với Dân trí ông Nguyễn Xuân Hoạt, Trưởng ban quản lý Khu di tích lịch sử khu văn hóa Đền Trần cho biết: “Hiện tại công tác chuẩn bị cho lễ hội đã được hoàn tất. Chúng tôi đã liên hệ với Sở Thương binh – Xã hội tỉnh Nam Định mời những người hành khất về Trung tâm Bảo trợ tỉnh để nuôi ăn ở trong những ngày diễn ra lễ hội”.
Đưa cá vào kiệu rước về đền Thiên Trường.
Làm lễ “rước nước, tế cá” tại đền Thiên Trường.
Thanh Thủy – Duy Tuyên
Theo Dantri
Dâng hương tưởng nhớ 54 người hy sinh khi xây đập thủy nông
Hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh Phú Yến hôm qua đã đến thắp hương tưởng niệm tại đập đầu mối kênh chính Bắc thuộc xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa (Phú Yên).
Đã thành truyền thống, cứ vào ngày mùng 8 tháng Giêng hàng năm, Công ty TNHH Một thành viên Thủy nông Đồng Cam Phú Yên lại tổ chức Lễ dâng hương truyền thống, tri ân các bậc tiền bối có công xây dựng hệ thống thủy nông Đồng Cam.
Lãnh đạo tỉnh Phú Yên thắp hương tưởng niệm tại đập thủy nông Đồng Cam
Đây là công trình có giá trị kinh tế, xã hội to lớn của tỉnh Phú Yên, đặc biệt là về nông nghiệp, trong hơn 80 năm qua. Đập Đồng Cam do người Pháp xây dựng với giải pháp thiết kế đặc biệt, đưa nước sông Ba lên cao tưới cho cánh đồng lúa Tuy Hòa bằng hệ thống tự chảy. Để hoàn thành, công trình phải đào, phá hơn 2,4 triệu mét khối đất đá; đổ trên 20.000m3 bê tông, cùng hàng trăm mét khối gỗ và sắt thép.
Hằng năm người dân lại về đây thắp hương để tưởng nhớ đến những công nhân đã hi sinh khi xây dựng đập
Mỗi ngày có khoảng 1.200 nhân công tham gia xây dựng công trình, lúc cao điểm lên đến 5.000 người làm việc cật lực từ năm 1924-1929, hoàn thành năm 1932, khai thác hoàn toàn năng lực tưới vào năm 1933. Đến nay, công trình có hơn 1.000km kênh mương, giúp nông dân vùng đồng bằng Tuy Hòa sản xuất ổn định trên 28.000ha lúa 2 vụ/năm, trở thành vựa lúa lớn của Miền Trung.
Từ lúc khởi công đến khi hoàn thành, công trình thấm đẫm mồ hôi và máu của hàng nghìn công nhân lao động, trong đó có 54 công nhân đã anh dũng hy sinh. Từ đó đến nay, ngày mùng 8 tháng Giêng hàng năm trở thành ngày hội đập Đồng Cam, thu hút đông đảo bà con nhân dân và du khách gần xa tụ hội về thắp hương tưởng niệm những người đã mất và du xuân đầu năm mới.
Sơn Công
Theo dantri
Hàng ngàn người cùng khai bút đầu xuân Bộ văn phòng tứ bảo gồm bút, nghiên, mực và giấy bằng đá xanh lớn nhất Việt Nam vưa đươc xac lâp tai Vương triêu Mac. Lê khai but đâu xuân tại đây cũng thu hut hơn 7 nghin lượt người tham dư. Sang nay ngay 5/2, tai khu tương niêm Vương Triêu Mac (Hải Phòng) đa diên ra lê hôi khai but...