Phục dựng ‘kinh thành Huế thu nhỏ’
Khu lăng miếu Triệu Tường (Thanh Hóa) được vua Gia Long cho xây dựng năm 1803 để tưởng nhớ chúa Nguyễn Hoàng, nơi được coi là “kinh thành Huế thu nhỏ”, sẽ được phục dựng.
Khu lăng miếu Triệu Tường (ảnh tư liệu chụp trước năm 1945).
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt dự án phục hồi tôn tạo Nguyên miếu và Trừng quốc công miếu, thuộc dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lăng miếu Triệu Tường (giai đoạn 1). Theo đó hai hạng mục này sẽ được đầu tư hơn 40 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn công đức của các tổ chức, nhà hảo tâm để trùng tu, tôn tạo.
Di tích lăng miếu Triệu Tường được vua Gia Long cho xây dựng năm 1803, tại thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, nơi phát tích của 9 chúa, 13 vua triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc tưởng niệm, miếu thờ của vương triều Nguyễn, được xây dựng với quy mô lớn, có giá trị đặc biệt về kiến trúc và nghệ thuật trang trí điêu khắc. Các nhà sử học coi khu di tích này là “kinh thành Huế thu nhỏ”.
Video đang HOT
Một góc đình Gia Miêu, di tích còn sót lại trong khu lăng miếu Triệu Tường. Ảnh: Lê Hoàng.
Theo tài liệu lịch sử, xưa kia di tích Triệu Tường vốn gồm nhiều công trình kiến trúc được bố trí trên một khu vực có chu vi 182 trượng (tương đương 50.000 m2), bao quanh có hồ nước và cầu gạch bắc qua. Vòng ngoài có hai lớp lũy bao bọc, được ví như một tòa thành. Không gian bên trong được chia làm 3 khu vực: chính giữa xây Nguyên miếu thờ Nguyễn Kim và Nguyễn Hoàng. Phía đông dựng miếu thờ Trừng quốc công, phía tây dành làm nơi trú ngụ của các quan và gia đình hộ lăng, trại lính canh lăng…
Trải qua nhiều biến động của lịch sử, lăng miếu Triệu Tường đã bị san phẳng, nay chỉ còn dấu tích nền móng. Tuy nhiên, qua các cuộc khai quật thám sát khảo cổ đã cho cái nhìn tổng thể về quy mô, loại hình, kiểu kiến trúc cũng như diện tích xây dựng của khu di tích. Điều đó giúp công tác tôn tạo, phục dựng có đầy đủ cơ sở khoa học, trả lại cho di tích hình hài vốn có.
Theo VNE
Tái hiện hàng loạt nghi lễ cung đình triều Nguyễn
Ngoài phục dựng và đưa vào hoạt động thường xuyên lễ đổi gác dưới cung vua Nguyễn, du khách đến tham quan Hoàng thành Huế còn có cơ hội thưởng thức những bản Nhã nhạc cung đình.
Trao đổi với VnExpress.net sáng 5/3, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết đơn vị đã phục dựng và đưa vào hoạt động hàng loạt nghi thức cung đình từ lễ đổi gác đến các đội đại nhạc, tiểu nhạc phục vụ khách tham quan. Từ ngày 26/3, các nghi lễ này sẽ được tái hiện từ 9h đến 9h30 sáng hàng ngày.
Đám rước từ chân Kỳ Đài tiến vào Hoàng Thành làm lễ đổi gác. Ảnh: Trương Hải
Nghi lễ đổi gác có từ thời đầu triều Nguyễn với việc các đội lính kiểm tra đổi gác cho nhau để canh giữ Tử Cấm thành 24/24h. Khi được phục dựng, nghi lễ sẽ được mô phỏng bằng một đám rước nhỏ gồm quan và lính ngự trong trang phục quan, lính, áo, mão Trân thủ Bát dật Võ, đi từ Kỳ Đài vào Ngọ Môn, sau đó từ Ngọ Môn đến nhà hát Duyệt Thị Đường và các điểm di tích...
Cùng với lễ đổi gác, trong Hoàng thành sẽ có các buổi biểu diễn Nhã nhạc với đội đại nhạc tại sân Thế Miếu, đội tiểu nhạc tại sân điện Thái Hòa; trưng bày chuyên đề tại Tả Vu, điện Thái Hòa, Tây Khuyết đài, Thái Bình lâu, điện Thọ Ninh, Trường lang Tử Cấm thành. Vào tháng 4, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tiếp tục đưa ca Huế vào hoạt động tại cung Trường Sanh.
Theo ông Phan Thanh Hải, lễ đổi gác đã được một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc phục dựng thành công, tạo cho du khách sự lý thú khi chứng kiến nghi lễ cung đình xưa. Đây là xu hướng tích cực trong việc phát triển, quảng bá du lịch cung đình.
Du khách nước ngoài thích thú khi được chứng kiến lễ đổi gác. Ảnh: Trương Hải
"Hiện các công trình kiến trúc tại cố đô Huế về cơ bản đã hoàn thành việc phục dựng. Nhưng các hoạt động cung đình còn khá nghèo nàn, thiếu phần hồn. Do đó, việc phục dựng và đưa vào hoạt động lễ đổi gác hay các đội Nhã nhạc có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo không gian, diện mạo xưa, góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của hệ thống di tích cố đô Huế", ông Hải nói.
Dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ, lần đầu tiên Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phục dựng lễ dựng cây nêu (dựng cây tre đực vót cành, chỉ để lại phần ngọn với ý nghĩa đề phòng ma quỷ) tại cửa Hiển Nhơn đến Thế Miếu. Nghi thức này được tái hiện bằng các đội lính, nhạc.
Theo VNE
Lật mở bí ẩn của xác ướp cổ giữa Sài Thành Có nhà khoa học cho rằng, bà là em ruột của thân phụ vua Gia Long (vị hoàng đế khai triều Nguyễn) cho nên ngôi mộ bà được xây dựng đồ sộ. Xác ướp bà Nguyễn Thị Hiệu nay được đặt trong tủ kính và bện cạnh là chiếc quan tài bằng gỗ tại bảo tàng. Điều đó vẫn là một bí ẩn...