Phú Yên: Trồng thứ “rau nhà nghèo” trên đất xấu, nào ngờ nông dân ở đây lại “đút túi” nhiều tiền hơn là cấy lúa
Nhân dịp công tác tại xã An Ninh Tây, huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên) được bà con giới thiệu mô hình trồng rau muống.
Cây rau muống được trồng trên diện tích đất chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả tại xứ đồng Hàn, thôn Bình Thạnh.
Khu đồng trồng rau muống ở xã An Ninh Tây, huyện Tuy An ( tỉnh Phú Yên) có diện tích khoảng hơn 5 ha. Rau muống ở đây được trồng chủ yếu là cung cấp thức ăn cho gia súc, gia cầm, những đọt non bà con có thể lựa ra và bán làm rau xanh cho con người.
Chị Lúc bên ruộng trồng rau muống của gia đình tại xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Tôi được gặp chị Nguyễn Thị Lúc bàn tay đang thoăn thoát cắt từng nắm rau muống theo đơn đặt hàng của mối sỉ.
Chị vừa cắt rau muống và vừa trò chuyện rôm rả. Chị tâm sự: trước đây gia đình chị có 2 sào ruộng chuyện trồng cây lúa. Tuy nhiên diện tích này hay bị thiếu nước và nhiễm phèn nên năng suất lúa rất bấp bênh…
Thường thì mỗi gia đình ở đây, đều có chăn nuôi thêm nên ai cũng dành ra một ít diện tích đất để trồng cây rau muống để phục vụ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Cây rau muống phát triển tốt mà nhu cầu rau muống ở các địa phương lân cận ngày càng tăng.
Qua nhiều lần đi dự các lớp tập huấn và tuyên truyền của cán bộ xã thì chị Lúc đã nhận thức được việc chuyển đổi cây trồng trên diện tích trồng lúa kém hiệu quả nhằm ứng phó biến đổi khí hậu là điều thật sự cần thiết.
Vì thế, chị Lúc và nhiều hộ dân nơi đây đã chủ động chuyển đổi sang trồng cây rau muống trên đất lúa kém hiệu quả. Ngoài ra gia đình chị còn thuê thêm đất ruộng nữa để mở rộng diện tích trồng rau muống.
Chị Lúc dẫn tôi đi thăm khắp cánh đồng trồng rau muống vào buổi chiều mát. Các hộ dân trồng rau muống nơi đây đang cắt rau và xếp thành bó để kịp cung cấp cho mối sỉ.
Nhìn cả cánh đồng trồng rau muống có lớp thì đã cắt, có lớp thì còn non, có lớp thì đang cho thu hoạch. Bà con, ai cũng vui vì rau muống mùa này là tháng nắng nên được giá ai cũng phấn khởi.
Chị Lúc cũng cho hay, hàng ngày cánh đồng này cung cấp cho mối sỉ trong xã và các xã lân cận tầm 4.000 bó rau muống đó là vào mùa nắng.
Còn mùa mưa nhiều tháng 9, tháng 10 thì nhu cầu cao nhưng rau muống bị nước ngập úng nên không có đủ cung cấp ra thị trường mặc dù rau tăng giá có khi lên 4.000 đồng/bó.
Tầm vào tháng nắng thì một sào gia đình chị thu được 1000 bó rau muống/ lứa với giá 2.000 đồng/bó, tổng thu được khoảng 2.000.000 đồng cho một lần thu hoạch.
Video đang HOT
Cánh đồng rau muống tại xứ đồng Hàn, thôn Bình Thạnh, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Rau muống rất dễ phát triển và chăm sóc chỉ tầm sau khoảng 20-25 ngày là đã cho thu hoạch lại tùy vào độ chăm sóc của mỗi hộ gia đình.
Một năm thường thu hoạch được khoảng5-6 lứa rau muống trên một diện tích trồng. Bình quân một sào trồng rau muống thu được khoảng 10 triệu đồng/năm cao hơn nhiều lần so với trồng lúa. Nhưng những diện tích vào tháng mưa ít bị ngập úng thì thu nhập lại cao hơn.
Thấy được thu nhập ổn định từ việc trồng rau muống nên nhiều hộ dân nơi đây đầu tư giếng khoan để thuận tiện cho việc bơm tưới vào lúc thiếu nước. Vì đủ nước nên rau muống vào tháng nắng luôn đủ số lượng để cung cấp cho nhu cầu thị trường.
Việc chuyển đổi cây trồng từ trồng lúa sang trồng rau muống là giải pháp quan trọng để ứng phó với tình hình hạn hán,nhiễm phèn mà còn đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân.
Được biết,thời gian qua chính quyền xã An Ninh Tây cũng như các tổ chức đoàn, hội đã vận động, tuyên truyền để người dân thấy rõ lợi ích của việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa.
Xã An Ninh Tây cũng tích cực phối hợp với Phòng Nông nghiệp, Trạm BVTV và Trạm Khuyến nông huyện Tuy An (Phú Yên) hỗ trợ kỹ thuật trên các loại cây trồng chuyển đổi nhằm góp phần mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân.
Phú Yên: Núi Nhạn-hòn non bộ giữa lòng thành phố Tuy Hòa có bao nhiêu loài cây quý mà hơn cả vườn bách thảo?
Sau gần 30 năm triển khai dự án phủ xanh đồi trọc, từ chân đến đỉnh núi Nhạn (tỉnh Phú Yên) đã trải một màu xanh của nhiều loài cây quý.
Đây là công trình tâm huyết của các nhà khoa học, lãnh đạo tỉnh Phú Yên, thành phố Tuy Hòa qua các thời kỳ nhằm sưu tầm, bảo tồn các loại thực vật quý hiếm, tạo cảnh quan, môi trường sinh thái phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, vui chơi giải trí của nhân dân.
"Hòn non bộ" giữa lòng thành phố
Từ một ngọn núi đá chỉ lơ thơ vài chục gốc bạch đàn, bằng tầm nhìn, nhiệt huyết và niềm say mê bảo tồn thực vật, các thế hệ trước đã kịp khởi công thực hiện dự án Vườn thực vật cảnh quan Núi Nhạn.
Đến thời điểm này, sau gần 30 năm kể từ khi bắt đầu bổ xuống những nhát cuốc trồng cây đầu tiên, khu vườn trên núi Nhạn đã phủ một màu xanh mướt mắt, trở thành lá phổi xanh giữa lòng thành phố.
Núi Nhạn giữa lòng TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Ảnh: THÁI HÀ
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Trưởng ban phụ trách Ban quản lý Di tích tỉnh (Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên), cho biết: Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, đất núi Nhạn được giao cho người dân để trồng bạch đàn.
Đến năm 1995, Tuy Hòa thực hiện dự án Vườn thực vật cảnh quan Núi Nhạn. Dự án này được giao cho Lâm trường Thanh niên xung phong thực hiện. Đội trồng rừng của lâm trường lúc đó đã đào xới các vùng đất trên núi, khoanh đất đá thành bồn cây để giữ đất, trồng cây, chăm sóc, tưới nước.
Công tác trồng cây vô cùng khẩn trương nên đến năm 2003, vườn thực vật cơ bản hình thành.
Ông Lê Văn Thứng, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường khi ấy là Giám đốc Lâm trường Thanh niên xung phong nhớ như in về những ngày khởi công dự án vườn thực vật. Bởi hơn ai hết, ông là người đưa ra ý tưởng ban đầu, thiết kế và dõi theo quá trình thi công dự án này.
Thực hiện Quyết định 327 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng về nội dung phủ xanh đồi núi trọc, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái..., Lâm trường Thanh niên xung phong khi ấy đã lập dự án trình lên cấp trên.
Sau đó, TP Tuy Hòa đã giao cho lâm trường thực hiện dự án Vườn thực vật cảnh quan Núi Nhạn. Sau nhiều trăn trở, lâm trường quyết định thay vì trồng rừng thông thường sẽ làm một vườn cây bonsai nhằm biến nơi này thành vườn bảo tồn các loài thực vật.
Các loại cây được lựa chọn trồng trên núi Nhạn bao gồm cây bản địa mọc ở các vùng núi tỉnh Phú Yên và chọn thêm các loài cây có giá trị lớn của các vùng đất khác.
Công nhân Công ty CP Môi trường đô thị Phú Yên phát cỏ, chăm sóc các cây gỗ quý trên núi Nhạn. Ảnh: THÁI HÀ
"Chúng tôi đã thuê các thợ rừng ở Đông Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa phát đường lên các ngọn núi lớn trong tỉnh Phú Yên, sau đó đào cây hai bên đường đi để tập trung về trồng trên núi Nhạn. Những cây không có ở các vùng núi địa phương, chúng tôi liên hệ với các tỉnh bạn để mua về.
Đến khi dự án hoàn thành đã có khoảng 420 loài cây từ nhiều vùng đất khác nhau bám rễ trên vùng núi Nhạn. Trong đó có rất nhiều loài thông ở xứ lạnh, các loài cây ở phía Bắc, Tây Nguyên đã vươn mình trong nắng gió của Tuy Hòa", ông Thứng cho biết.
Bảo tồn hàng trăm loài thực vật quý hiếm
Từ một dự án phủ cây lên đồi trọc, đến nay, đường lên núi Nhạn đã rợp bóng của nhiều loài thực vật quý hiếm.
Nhiều du khách đã phải thốt lên khi nhìn thấy ven đường lên núi là một cây sim tím trĩu quả. Kế bên cây sim, cây kơnia bừng lên sức sống mạnh mẽ với màu lá xanh mướt mắt, với trái lúc lỉu len đặc trên các cành lá.
Gần trên núi, phượng tím, móng bò nở hoa rực rỡ. Núi Nhạn bây giờ đã xanh um, như một hòn non bộ nổi lên giữa lòng TP Tuy Hòa.
Theo ông Lê Văn Thứng, dự án lúc đó triển khai với mục tiêu sưu tầm, bảo tồn các loài cây đặc hữu, quý hiếm nên trên diện tích 8,4ha, lâm trường đã trồng 450 loài cây. Trong số đó có một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng như: Gõ đỏ, trắc, cẩm lai, chai lá cong; nhiều loài cây quý hiếm như: lát hoa, lim xanh, gỗ tếch, căm xe.
Ngoài ra, cây kiền kiền hiện nay hầu như không còn phổ biến trong tự nhiên thì vẫn có thể tìm thấy trên núi Nhạn.
"Dù nằm trên một diện tích nhỏ nhưng số loài cây ở núi Nhạn đa dạng hơn các thảo cầm viên ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đó là một điều làm tôi cảm thấy rất tự hào", ông Thứng phấn khởi nói.
Năm 2004, vườn thực vật trên núi Nhạn được giao cho Công ty CP Môi trường đô thị Phú Yên quản lý và tiếp tục phát triển.
Ông Trần Minh Hoàng, Giám đốc Công ty CP Môi trường đô thị Phú Yên, cho biết: "Hiện nay, khi mà ở rừng tự nhiên, các loài cây quý hiếm cũng không còn nhiều thì việc được giao quản lý vườn thực vật trên núi Nhạn với đa dạng các loài cây, nhiều loài trong số đó nằm trong Sách đỏ Việt Nam...là nhiệm vụ khiến chúng tôi rất tự hào.
Chúng tôi nhận thức được rằng, đây là vườn cây giá trị lớn, có ý nghĩa quan trọng về việc bảo tồn gen và chúng tôi luôn nỗ lực để vườn cây duy trì được số lượng ban đầu".
Sau năm 2015, nhiều cơn bão đổ vào Phú Yên, một số cây trồng trên núi bị bão làm cho đổ ngã, bứt gốc. Tuy nhiên, căn cứ trên danh sách cây gỗ trồng ban đầu, hễ cây gì mất đi là Công ty CP Môi trường đô thị Phú Yên đều trồng thay thế bằng cây đó. Nhờ vậy, các loài cây trên núi được giữ nguyên hiện trạng và có bổ sung.
Níu chân du khách
Núi Nhạn và tháp Nhạn là địa danh lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, chứng kiến mọi thăng trầm, gian khó, ác liệt và đổi thay của vùng đất Tuy Hòa nói riêng, Phú Yên nói chung...
Cùng với tháp Nhạn trầm mặc soi xuống dòng sông Ba, hệ thống cây xanh trên núi Nhạn cũng góp phần tô điểm thêm cho vẻ đẹp của TP Tuy Hòa.
Ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết: Di tích Tháp Nhạn cùng với vườn thực vật trên núi là một địa điểm du lịch để người dân Phú Yên tự hào giới thiệu với bạn bè gần xa mỗi dịp đến thăm vùng đất núi Nhạn sông Đà.
Từ trên núi phóng tầm mắt, du khách có thể nhìn thấy các biểu tượng khác của Phú Yên như: núi Chóp Chài ở hướng tây bắc, các cây cầu bắc qua sông Đà Rằng ở hướng đông - đông nam, dòng sông Ba uốn lượn đổ ra cửa biển Đà Diễn, xa hơn là núi Đá Bia...
Cũng nhờ núi Nhạn được bao phủ bởi cây xanh nên nhiều loài động vật hoang dã cũng theo về sinh sống trên núi.
Những đàn bướm với đủ loại sắc màu, chim chóc, và thỉnh thoảng, du khách còn bắt gặp những chú sóc nâu chuyền cành thoăn thoắt, ẩn hiện trên các tán lá hay chạy vụt qua các lối lên núi - lên với vườn thực vật giữa lòng thành phố.
Độc đáo nhất là du khách đứng ở đâu trong TP Tuy Hòa cũng có thể nhìn thấy tháp Nhạn và đứng dưới chân tháp Nhạn có thể nhìn toàn cảnh TP Tuy Hòa.
Nằm ngay trong lòng thành phố, lại có di tích lịch sử, có vườn đa dạng các loài thực vật nên những năm qua, số lượng du khách thăm núi Nhạn không ngừng tăng lên; năm 2016 là 70.000 lượt người thì đến năm 2019 đã tăng gần gấp đôi với 137.000 lượt người.
Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, do dịch COVID-19 bùng phát mạnh, hoạt động du lịch bị đình trệ, số du khách vì thế cũng giảm nhiều.
Theo ông Lê Văn Thứng, mặc dù hiện nay, cây trên núi Nhạn đã có loại cao hơn 15m, phủ xanh từ dưới chân lên đến đỉnh núi nhưng ở góc độ của một chuyên gia, ông cho rằng cần có sự điều chỉnh trong việc quy hoạch, phát triển để đảm bảo cây xanh trên núi Nhạn có thể phát triển hài hòa, bảo tồn lưu giữ được các nguồn gen quý.
Cụ thể, cây cần phải được chăm sóc đúng cách, triệt để bằng cách loại bỏ các loại cây hư hỏng, chất lượng thấp; lọc bỏ bớt các loại cây có số cá thể đang phát triển nhiều, "bon sai hóa" các cây cao bằng cách chặt bớt cành, hạ độ cao của cây để tránh bị bão làm gãy đổ và cuối cùng là trồng bổ sung các loài cây mới.
"Bức tử" môi trường, công ty hạt điều bị xử phạt gần một tỷ đồng Một doanh nghiệp chế biến hạt điều ở Phú Yên bị xử phạt gần một tỷ đồng vì đã có hành vi xả chất thải, khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật. Ngày 31/12, Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên cho biết, UBND tỉnh này vừa ký ban hành quyết định xử phạt vi...