Phú Yên: Sóng lớn đánh chìm tàu cá
Ngày 15/12, tàu cá mang số hiệu PY-96778 TS, công suất 430CV, do ông Đặng Nhu (sinh năm 1964, trú tại Phường 6, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) làm thuyền trưởng, trên tàu có 5 thuyền viên, khi ra đến cửa sông Đà Rằng (thành phố Tuy Hòa) chuẩn bị khai thác thủy sản tại vùng biển Trường Sa thì bị mắc cạn.
Nhiều vật dụng trên tàu bị hư hại hoàn toàn.
Nhận được thông tin vụ việc, Lực lượng Đồn Biên phòng Tuy Hòa phối hợp với Hải đội 2 ( Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Phú Yên) cử 15 cán bộ, chiến sĩ cùng người dân đến hiện trường ứng cứu.
Tuy nhiên, lúc này do sóng to gió lớn nên lực lượng Biên phòng không tiếp cận được hiện trường. Đến khoảng 9 giờ cùng ngày, tàu cá bị sóng đánh chìm, 6 ngư dân tự bơi vào bờ an toàn. Thiệt hại ước tính khoảng 900 triệu đồng.
Đến khoảng 15 giờ cùng ngày, lực lượng Biên phòng hỗ trợ ngư dân trục vớt xong phần thân tàu trôi dạt vào đoạn bờ biển thuộc phường Phú Đông (thành phố Tuy Hòa).
Video đang HOT
Lực lượng Biên phòng tỉnh Phú Yên hỗ trợ ngư dân trục vớt thân tàu.
ược biết, trong ngày 15/12, có 11 tàu cá của ngư dân Phú Yên làm thủ tục xuất bến tại cảng cá Đông Tác theo hướng cửa sông Đà Rằng ra biển khai thác thủy sản. Các tàu cá khác xuất cảng an toàn, chỉ duy nhất tàu cá PY-96778 TS gặp nạn.
Thời điểm này, trên vùng biển Phú Yên vẫn còn biển động, sóng cao từ 3 – 5m nên cơ quan chức năng khuyến cáo ngư dân thận trọng ra khơi.
Trước đó, vào đầu tháng 11/2022, một tàu cá không có số hiệu, công suất 22CV, khi đi khai thác thủy sản tại vùng biển thuộc thị xã Đông Hòa (Phú Yên) cũng đã bị sóng đánh chìm khiến 3 ngư dân rơi xuống biển, trong đó có 1 ngư dân mất tích.
Phú Yên nỗ lực gỡ 'thẻ vàng' của EC
Ngày 15/6, tại thành phố Tuy Hòa (Phú Yên), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại, kết nối với ngư dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương về kiểm soát khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên phát biểu.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, toàn tỉnh có hơn 4.100 tàu cá với khoảng 20.520 ngư dân tham gia khai thác thủy sản; trong đó, có khoảng 660 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên khai thác thủy sản vùng khơi. Thời gian qua, các lực lượng chức năng của tỉnh Phú Yên đã chú trọng thực hiện công tác chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện công tác chống khai thác IUU.
Đặc biệt, công tác theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá thông qua hệ thống VMS được thực hiện triệt để. Nhờ đó, từ năm 2019 đến nay, không có tàu cá của Phú Yên vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý. Đây là những kết quả nổi bật trong nỗ lực chống khai thác IUU của tỉnh, góp phần cùng ngành thủy sản cả nước nỗ lực gỡ "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC).
Ngư dân thành phố Tuy Hòa phát biểu tại Hội nghị.
Tại buổi đối thoại, ngư dân Phú Yên bày tỏ phấn khởi khi 3 năm qua không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị xử lý và đồng thuận trong việc nỗ lực gỡ "thẻ vàng" của EC. Bên cạnh đó, ngư dân chia sẻ những khó khăn trên biển khi đối mặt với tàu lạ; việc nhắn tin từ tàu cá về bờ thường xuyên gặp trục trặc; xăng dầu, nguyên vật liệu, ngư lưới cụ tăng giá khiến chi phí chuyến biển tăng cao và mong muốn Nhà nước có chính sách hỗ trợ giám sát hành trình cho tàu cá dưới 15m...
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên Nguyễn Tri Phương cho biết, từ năm 2019 đến nay, Phú Yên không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý. Đây là nỗ lực rất lớn của ngư dân và cơ quan chức năng của tỉnh. Tuy nhiên, trong năm 2021 vẫn còn một số tàu cá tắt thiết bị hành trình, gây khó khăn cho công tác quản lý; việc báo cáo sản lượng, nhật ký khai thác, sự phối hợp của cơ quan chức năng và doanh nghiệp còn thiếu sót.
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch Hiệp hội VASEP phát biểu tại Hội nghị.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch Hiệp hội VASEP, để gỡ "thẻ vàng" của EC phải kiên quyết không để xảy ra một trường hợp nào vi phạm đánh bắt vùng biển nước ngoài. Việc cần thiết phải làm là các địa phương giảm cường độ đánh bắt trực tiếp, nâng cao giá trị sản phẩm đánh bắt thông qua các phiên đấu giá để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển. VASEP cũng đang kiến nghị Chính phủ hỗ trợ ngành thủy sản số hóa hệ thống dữ liệu minh bạch từ ngư dân đến doanh nghiệp vì đây là giải pháp quan trọng để EC gỡ "thẻ vàng" đối với Việt Nam.
Trước đó, đoàn công tác của VASEP đã làm việc với Chi cục Thủy sản, Ban Quản lý cảng cá tỉnh Phú Yên về chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hải sản cam kết chống khai thác IUU. Qua đó, nắm bắt tình hình hoạt động, những thuận lợi, khó khăn trong công tác chứng nhận thủy sản khai thác và các nhiệm vụ chống khai thác IUU; công tác kiểm tra tàu cá xuất, cập bến, ghi chép, đo lường sản lượng, loài hải sản khai thác cập bến, xác nhận nguyên liệu và các nhiệm vụ chống khai thác IUU. Đoàn công tác của VASEP cũng đã gặp gỡ các công ty thủy sản để trao đổi, hỗ trợ tổ IUU của các doanh nghiệp nhằm hoàn thiện các tài liệu, hồ sơ, quy trình, thủ tục và thực tế thực thi công tác IUU...
Ngư dân vươn khơi hái lộc biển Những ngày này khi người dân đang tấp nập đi mua sắm, trang trí nhà cửa chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần, hàng trăm ngư dân ở Phú Yên lại rộn ràng vươn khơi khai thác thủy sản trên biển. Chuyến biển xuyên Tết, ngư dân Phú Yên kỳ vọng sẽ hái được nhiều "lộc biển" mở đầu một mùa vụ...