Phú Yên: Nuôi loài thú vốn là động vật quý hiếm, dân cứ bán 1 con thu 5 triệu đồng
Năm 2018, UBND xã Xuân Sơn Bắc, huyện Đồng Xuân ( tỉnh Phú Yên) triển khai thí điểm đề án Hỗ trợ nuôi cầy hương ( chồn hương) từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với 5 hộ tham gia. Sau 2 năm, mô hình nuôi chồn hương đã được nhân rộng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đàn chồn hương phát triển tốt
Theo UBND xã Xuân Sơn Bắc, chồn hương là loại vật nuôi còn khá mới mẻ, có giá trị kinh tế cao. Năm 2018, từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện, UBND xã Xuân Sơn Bắc hỗ trợ 5 hộ dân 50 triệu đồng để thử nghiệm nuôi chồn hương.
Sau 1 năm thử nghiệm, đàn chồn hương phát triển tốt nên địa phương tiếp tục hỗ trợ 80 triệu đồng cho 8 hộ khác đầu tư loại vật nuôi này. Từ những “hạt giống” này, đàn chồn hương trên địa bàn xã không ngừng sinh sôi, giúp nhiều hộ gia đình phát triển kinh tế, thoát nghèo hiệu quả.
Một hộ nuôi chồn hương tại xã Xuân Sơn Bắc, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Ảnh: NGÔ XUÂN
Năm 2018, gia đình ông Trương Tấn Phúc ở thôn Tân Bình, xã Xuân Sơn Bắc được hỗ trợ 10 triệu đồng mua 4 con chồn hương về nuôi thử nghiệm để cho sinh sản. Sau đó, ông đầu tư thêm khoảng 60 triệu đồng để làm chuồng trại, mua thêm chồn giống về nuôi.
Đến nay, đàn chồn hương nhà ông đã phát triển lên 22 con và bắt đầu cho những lứa chồn thu hoạch đầu tiên.
Video đang HOT
Ông Phúc chia sẻ: Trong 2 năm đầu, gia đình tôi chủ yếu gầy giống chồn hương chứ chưa tính đến chuyện bán. Đến nay, khi đàn chồn hương đã phát triển ổn định thì tôi mới tính đến chuyện kinh doanh, nhưng chủ yếu là tạo điều kiện cho các hộ dân lân cận mua về để làm con giống sinh sản.
Theo ông Phúc, hiện đàn chồn hương của gia đình ông có 2 con chồn đực và 10 con chồn cái đang trong độ tuổi sinh sản. Bình quân, mỗi năm, chồn hương cái đẻ 2-3 lứa; mỗi lứa từ 4-6 con. Từ đầu năm đến nay, ông bán 3 cặp chồn giống và mấy con chồn hương thịt, thu về gần 60 triệu đồng.
Tương tự, hộ bà Hà Thị Lan ở cùng thôn cũng được hỗ trợ 10 triệu đồng để khởi nghiệp với mô hình nuôi chồn hương sinh sản. Với 4 con chồn hương giống, gia đình bà Lan đầu tư 10 triệu đồng xây chuồng trại và tìm mua thêm con giống để chọn lọc lấy những con chồn giống chất lượng cao.
Nhờ nắm bắt được kỹ thuật chăn nuôi chồn hương nên đàn chồn hương của gia đình bà Lan phát triển rất tốt. Đến nay, gia đình bà Lan đã phát triển đàn chồn hương lên 34 con. Bình quân, mỗi năm gia đình bà Lan xuất bán được 2 đợt chồn hương; mỗi đợt thu về hơn 100 triệu đồng.
Tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
Theo các hộ dân, nuôi chồn hương sinh sản quan trọng nhất là khâu chọn con chồn giống. Giống chồn hương phải chọn mua ở những cơ sở uy tín để tránh việc lây bệnh; hạn chế mua chồn hương rừng hoặc không rõ nguồn gốc.
Thức ăn chính của loài chồn này là chuối và cháo cá nên chi phí chăn nuôi thấp. Bình quân, mỗi ngày một con chồn hương ăn chưa đến 3.000 đồng. Thêm vào đó, người nuôi phải nắm bắt được thói quen, tập quán sinh hoạt của từng con chồn để theo dõi, chăm sóc; thường xuyên vệ sinh chuồng trại, cho ăn, uống nước đúng giờ để phòng tránh ghẻ lở, dịch bệnh.
Theo UBND xã Xuân Sơn Bắc (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên), chồn hương là một loại vật nuôi thuộc nhóm động vật quý hiếm nên giá trị rất cao và nguồn tiêu thụ ổn định. Hiện nhu cầu nuôi chồn hương rất lớn nên các hộ nuôi vẫn ưu tiên khai thác con chồn giống.
Những con chồn đẹp sẽ được chọn lọc bán làm giống với giá khoảng 3-4 triệu đồng/con khoảng 3 tháng tuổi. Những con giống không đạt sẽ được loại ra để bán chồn hương thương phẩm với giá 4,5-5 triệu đồng/con (khoảng 1,5 triệu đồng/kg).
Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Sơn Bắc (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên), cho biết: Sau 2 năm triển khai, mô hình nuôi chồn hương đã phát huy được hiệu quả tích cực. Hiện toàn xã có 17 hộ nuôi chồn hương, với tổng đàn gần 200 con. Chồn hương có giá trị cao, ổn định nên nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo.
Theo ông Tài, với những hộ gia đình có đàn chồn hương sinh sản ổn định sẽ có thu nhập bình quân khoảng 200 triệu đồng/năm.
Cũng theo ông Tài, hiện một số doanh nghiệp đã liên hệ với địa phương để bao tiêu chồn hương thịt thương phẩm với giá ổn định nên người dân không cần lo về đầu ra.
Dự kiến, đầu năm 2021, sau khi tổng kết đề án, xã Xuân Sơn Bắc đề xuất huyện Đồng Xuân tiếp tục nhân rộng, hỗ trợ thêm một số gia đình vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật về nuôi chồn hương giống và thương phẩm để phát triển kinh tế.
Chồn hương (có nơi gọi là cầy hương, cầy xạ, chồn mướp, tên khoa học là Viverricuola Indica) là loài động vật hoang dã vừa đẹp, vừa có giá trị kinh tế cao. Nhiều người thích nuôi chồn hương vì theo y học dân gian, mùi xạ hương của con đực là một loài thuốc quý và chế biến được nhiều món ăn ngon.
Tiền Giang: Cô nông dân xinh như hotgirl nuôi con ham ăn chuối chín, cứ bán 1 con to giá 10 triệu
Từ nuôi để làm kiểng, đoàn viên trẻ Phan Lê Thúy Vi (ấp Hưng Quới, xã Hưng Thạnh, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) đã mạnh dạn mở rộng mô hình nuôi chồn hương để cung cấp cho thị trường, góp phần tăng thu nhập gia đình.
Năm 2018, sau khi được một người bạn của chồng giới thiệu con giống, Thúy Vi đã quyết định mua 1 cặp chồn hương về nuôi làm kiểng với giá 10 triệu đồng.
Thấy có khả năng kiếm thêm thu nhập từ loài vật này, Thúy Vi bàn với chồng rồi mua thêm 5 con chồn hương để nhân giống.
Mô hình nuôi chồn hương của đoàn viên Phan Lê Thúy Vi, ấp Hưng Quới, xã Hưng Thạnh, huyện Tân Phước (tỉnh Tiền Giang) đang cho hiệu quả kinh tế cao.
Thời gian đầu nuôi, do không hiểu rõ tập tính của chồn hương nên chúng thường xuyên cắn nhau dẫn đến một số con bị thương hoặc phát triển không tốt...
Để có thêm kinh nghiệm nuôi chồn hương, Thúy Vi cùng chồng tìm đến những trại nuôi chồn hương số lượng lớn để học hỏi; đồng thời, tìm hiểu cách nuôi loài vật này qua sách, báo và Internet.
Thúy Vi cho biết: "Luc đâu, người nuôi cân chon con giông tôt. Đôi vơi chôn hương dươi 6 thang tuôi, người nuôi cân cho chồn ăn trai cây như chuôi, đu đu, sau đo co thê tâp ăn thêm ca sông. Đăc biêt, người nuôi cân vê sinh chuông thường xuyên để chôn hương it bênh".
Theo giá thị trường, chồn hương thương phẩm từ 1,6 - 1,8 triệu đồng/kg, chồn hương giống (3 tháng tuổi) 5 triệu đồng/cặp, chồn hương giống trưởng thành 10 triệu đồng/con. Với số con giống chồn hương hiện tại, mỗi năm gia đình Thúy Vi thu lãi trên 120 triệu đồng.
Nói về dự tính trong thời gian tới, Thúy Vi cho biết sẽ phát triển đàn chồn hương bán thịt và giống, trong đó ưu tiên phát triển con giống trước.
Câu chuyện "làm chơi ăn thiệt" với mô hình nuôi chồn hương của đoàn viên Phan Lê Thúy Vi đang được nhiều người quan tâm, hứa hẹn hướng chăn nuôi mới cho nhiều thanh niên trong vùng.
Một ông nông dân Phú Yên sở hữu thứ "tài sản" mà cả huyện không ai có Ông Võ Sô (60 tuổi) ở thôn Thạnh Đức, xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên). Ông thứ mười nên người trong xóm gọi là ông Mười. Gia sản của ông là gần 200 bụi tre hơn trăm tuổi, trải dài qua hai xã. Dẫn chúng tôi đi một vòng các hàng tre, rồi ông Mười kể "tiểu sử" của...