Phú Yên: Nuôi cá trê trong bể xi măng cho ăn con mối, hễ “bí” thức ăn bắt lên làm thịt lúc nào cũng được
Mô hình nuôi cá trê lai trong ao đất, ao lót bạt và bể xi măng cung cấp nguồn thực phẩm tại chỗ cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Đồng bào tận dụng bắt những ổ mối ngoài rẫy mang về cho cá trê ăn…
Xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) có 5 thôn; trong đó có 2 thôn là Phú Tiến và Phú Hải có lợi thế nguồn nước tự chảy từ suối về đến làng để làm nước sinh hoạt, chăn nuôi và trồng trọt ngay tại hộ gia đình.
Hộ Mang Điền ở làng 1, thôn Phú Tiến, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đang thả cá trê lai trong ao lót bạt.
Năm 2019, bằng nguồn vốn hỗ trợ của dự án Dinh dưỡng – Nông nghiệp (viết tắt NSA) do tổ chức MCNV tài trợ đã đầu tư hỗ trợ mô hình nuôi cá trê lai cho một số hộ ở thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên).
Nhìn chung bà con nông dân rất nhiệt tình chăm sóc cá trê lai. Bà con biết tận dụng bắt các ổ mối ngoài tự nhiên để về làm thức ăn cho cá trê.
Đồng bào còn biết thắp điện vào ban đêm để cho các loại côn trùng bay vào rồi bắt mang cho cá trê ăn. Ngoài ra bà con còn mua xen kẻ thức ăn cám tổng hợp bổ sung cho cá trê ăn, nhờ vậy mà cá trê phát triển tốt.
Hộ La O Háp ở làng 3, thôn Phú Tiến, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) vừa thả xong cá trê lai trong ao đất.
Video đang HOT
Từ những kết quả đạt được ở các hộ nuôi cá trê lai ở thôn Phú Hải, dự án NSA tiếp tục hỗ trợ kinh phí chuyến đi tham quan thực tế cho 14 hộ dân ở Phú Tiến lên Phú Hải tham quan học hỏi kinh nghiệm nuôi cá trê.
Hộ So Minh Dũng, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) vệ sinh bể xi măng chuẩn bị thả nuôi cá trê lai…
Sau chuyến tham quan, các hộ đã tự bàn bạc với nhau thuê xe múc ao, xây bể xi măng để nuôi cá trê lai và được dự án hỗ trợ cá trê giống và bạt lót cho những ao không giữ nước, giống cá trê lai.
Kết quả, có 9 hộ đã hoàn thành và thả cá trê giống với mật độ dao động 70 con/m 2 ; còn lại 5 hộ đang tiếp tục hoàn thiện ao nuôi để thả cá trê lai đợt 2 năm 2020.
Trong thời gian đến, cán bộ kỹ thuật của dự án sẽ vận động các hộ tham gia mô hình nuôi cá trê vớt bèo, trồng rau muống dây trong ao,..
Cá bộ kỹ thuật cũng hướng dẫn kỹ thuật nuôi, chăm sóc cá trên lai cho các hộ tham gia mô hình nuôi cá trê cải thiện dinh dưỡng.
Với lợi thế có nguồn nước suối tự chảy và nguồn thức ăn kiếm được ngoài tự nhiên như các ổ mối tự nhiên, ổ kiến vàng sẽ làm thức ăn cho cá trê…
Đây là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, kết hợp với thức ăn cám tổng hợp hy vọng đàn cá trê phát triển tốt, đem lại nguồn thực phẩm sẵn có tại hộ gia đình, cộng đồng; cũng như tăng thu nhập kinh tế cho hộ gia đình ở xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Mường Nhé: Điện về với bản nghèo vùng biên
"Điện phải đi trước" là phương châm của tỉnh Điện Biên trong việc ưu tiên phát triển điện lưới tới vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Điều ước thành hiện thực
Mường Nhé - nơi cực Tây của Tổ quốc, huyện biên giới nghèo của cả nước đang thay đổi từng ngày.
Trong những ngày cuối năm Canh Tý, tôi có dịp trở lại mảnh đất cực Tây Tổ quốc - Mường Nhé. Trong cái nắng ươm vàng của buổi chiều mùa thu nơi dẻo cao biên cương, nằm ẩn mình dưới những dãy núi trùng điệp là các bản làng của đồng bào dân tộc; trên con đường bê tông nhỏ dẫn vào các em nhỏ với những bộ quần áo đủ sắc màu truyền thống dân tộc đang dạo bước trở về nhà sau giờ tan học và xa xa tiếng gõ mõ của đàn trâu cũng đang thong thả về chuồng. Tất cả đã vẽ lên một bức tranh về sự đổi thay của ảnh đất nơi cực Tây Tổ quốc này.
Ông Thào A Dế - phó Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé cho biết: Cuộc sống của đồng bào dân tộc Mường Nhé nay đã có nhiều đổi khác, điều đó là do hệ thống lưới điện quốc gia đã đến được từng nhà. Vì điện lưới đã tạo cơ hội cho người dân đưa máy móc vào sản xuất phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Với phương châm "Điện phải là số 1 và đi trước" chỉ tính riêng từ năm 2019 địa bàn Mường Nhé công ty Điện lực đã xây dựng hàng chục công trình điện và đã đóng điện lưới cho 16 bản, với trên 7 nghìn người dân được sử dụng điện lưới. Cuối năm 2020, huyện Mường Nhé tỷ đã có trên 73% người dân được sử dụng điện lưới quốc gia.
Trong năm 2020 huyện Mường Nhé công ty Điện lực Điện Biên đã đóng điện cho 11 bản và khu dân cư ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới
Bản Huổi Lanh, xã Mường Toong là một trong những bản và khu dân cư mới được sử dụng điện lưới quốc gia của huyện Mường Nhé trong năm 2020. Được sử dụng điện lưới quốc gia, đời sống của người dân đã thay đổi. Trưởng bản Giàng A Chầu phấn khởi chia sẻ: Chỉ cách đây gần 1 năm, cuộc sống người dân Huổi Lanh vẫn chìm trong bóng tối, không có điện cuộc sống vất vả lắm! Mọi sinh hoạt của người dân chủ yếu dựa vào ánh đèn dầu, bếp củi. Nhà nào có điều kiện thì dùng máy phát điện bằng nước nhưng cũng khá phập phù.
Nay thì khác nhiều rồi, từ tháng 01/2020, người dân Huổi Lanh đã được kéo điện lưới quốc gia về đến tận bản. Từ ngày có điện, việc đi lại, giao thương buôn bán của hơn 100 hộ dân của bản cũng thuận lợi hơn, nhất là việc cập nhật thông tin, học hỏi kinh nghiệm trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Ti vi, đài...Từ đó phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo. "Được sử dụng điện lưới đó là điều mở ước của người dân chúng tôi từ nhiều năm trước nhưng nay đã thành hiên thực. Không thể tin được", anh Giàng A Chầu phấn khởi nói.
Hoàn thành mục tiêu
Nằm ở cực Tây của Tổ quốc, tỉnh Điện Biên là một trong những địa phương nghèo nhất cả nước, điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao; hạ tầng cơ sở phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế. Đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng tiếp giáp biên giới.
Để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và sớm đưa Điện Biên thoát khỏi tỉnh khó khăn, trong những năm qua Điện Biên đã xác định "iện đi trước một bước". Từ đó, giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng cao, biên giới vơi bớt khó khăn, có điều kiện áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình góp phẩn xóa đói giảm nghèo.
100% số xã của tỉnh Điện Biên đã có điện lưới quốc gia
Để thực hiện mục tiêu đưa điện tới tận các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới tỉnh Điện Biên đã xây dựng dự án phát triển lưới điện Quốc gia tới vùng nông thôn. Theo đó, trong giai đoạn 2014 - 2020, UBND tỉnh iện Biên đã ưu tiên nguồn vốn từ ngân sách trung ương, vốn ODA, vốn do EU tài trợ và vốn ngân sách địa phương triển khai dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia, tổng mức đầu tư lên tới 841 tỷ đồng. iện Biên đặt mục tiêu mỗi năm có thêm hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện được sử dụng điện lưới quốc gia. Chỉ tính riêng năm 2020 Công ty Điện lực Điện Biên đã tạm tiếp nhận bàn giao 17 công trình và hạng mục công trình cấp điện cho khoảng 1461 hộ dân thuộc 25 bản thuộc 10 xã của huyện Mường Nhé, Tủa Chùa, Điện Biên Đông và huyện Điện Biên với tổng giá trị hơn 180 tỷ đồng.
Tỉnh cũng hoàn thành mục tiêu tất cả 129 xã, phường, thị trấn có điện, trong đó số xã có điện lưới Quốc gia 115/115 xã đạt tỷ lệ 100%. Số hộ dân được dùng điện lưới Quốc gia gần 120 nghìn hộ, đạt tỷ lệ 90,24% , trong đó khu vực nông thôn là hơn 93 nghìn hộ có điện đạt tỷ lệ 87,76%.Với kết quả này, iện Biên đã hoàn thành trước một năm mục tiêu "100% số xã có điện lưới quốc gia.
Đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Hội Nông dân Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào của hội, đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển mọi mặt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Các thiếu nữ Ba Na trong ngày hội....