Phú Yên : Nơi nguy cơ “yết hầu” bão dữ
Cận kề bão số 6, “thủ đô” lồng bè tôm hùm thị xã Sông Cầu ( Phú Yên) đang được xem là nơi có nhiều nguy cơ thiệt hại, đặc biệt là về tính mạng con người.
Từ cảng Dân Phước (phường Xuân Thành, Sông Cầu), chạy ghe vài phút là xuất hiện bạt ngàn lồng bè nuôi tôm hùm. Nhà bè chen chúc nhau san sát, trải dài trên mặt biển vịnh Xuân Đài. Vùng nước này có nhiều núi bao bọc nên phù hợp với nghề nuôi tôm hùm và một số loài cá biển.
Lồng bè giăng kín biển Sông Cầu. (ảnh: H.P)
Theo Phòng Kinh tế Sông Cầu, vùng vịnh Xuân Đài hiện có trên 1.800 bè nuôi hải sản, với hơn 100.000 ô lồng; trong đó, trên 90% nuôi tôm hùm, còn lại là cá mú, cáp bớp… Số ô lồng này thuộc sở hữu của khoảng 3.000 hộ dân, với lượng nhân công thường trực trên bè khoảng 4.000 người. Nghề nuôi thủy sản đang là nguồn sống chính của ngư dân ven biển, tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động.
Ngay trước bão số 6, nhiều người vẫn còn lo chăm nuôi hải sản lồng bè. (ảnh: H.P)
Sông Cầu cũng xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, với việc ngân hàng luôn đầu tư vào đây hàng ngàn tỷ đồng thông qua việc vay nợ của ngư dân. Nhưng mỗi mùa mưa bão, vùng nuôi tôm hùm Xuân Đài lại là nỗi lo lắng thường trực của mỗi người nuôi và của chính quyền địa phương các cấp.
Không thể giữ an toàn tính mạng khi ở trên những căn nhà bè thế này giữa bão. (ảnh: H.P)
Video đang HOT
Thực tế, rủi ro của nghề “đánh bạc với nước” này là quá nhiều trong những năm qua. Đặc biệt là bài học từ vụ hàng chục người đau đớn bỏ xác giữa biển do “bám trụ” trên lồng bè nuôi thủy sản trong cơn bão Damrey tháng 11/2017, tại tỉnh Khánh Hòa.
Ông Trần Thanh Công (ở xã Xuân Phương, Sông Cầu) nói: “Bè nuôi của tôi trị giá trên 5 tỷ đồng, phần lớn là nợ vay. Đó là tất cả gia sản, nguồn sống của gia đình tôi và 4 người làm công. Nghe bão là tôi lo kéo bè xuống sát đáy, chằng néo chắc chắn hệ thống nhà bè. Trước trưa nay (10/11), cho tôm ăn xong là tất cả mọi người phải rời bè về nhà tránh bão, bởi dự kiến chiều tối nay, bão số 6 sẽ đổ bộ vào vùng này. Bỏ bè giữa biển cũng lo lắm nhưng còn người là còn của…”.
Theo ông Nguyễn Hải Anh – Phó Phòng Kinh tế Sông Cầu, các lực lượng chức năng đã và đang ráo riết thông tin với người dân nuôi thủy sản về diễn biến bão số 6. Đặc biệt, trước 11h ngày 10/11, lực lượng chức năng địa phương tiến hành kiểm tra lần cuối, nếu còn ai trên bè sẽ kiên quyết cưỡng chế vào bờ.
Nhân công rời bè hải sản, lên ghe về đất liền. (ảnh: H.P)
Thế nhưng nỗi lo thường trực ở đây là vẫn còn có người chủ quan, ở lại trên bè để giữ tài sản. “Bởi có người lo lắng bị hư hỏng lồng, bị mất cắp hải sản nuôi. Tâm lý tiếc của vẫn luôn đeo bám bà con nhà bè. Nhiều bài học từ các làng nuôi hải sản là không thể để mọt người dân nào ở trên bè trong khi bão đổ bộ”, ông Hải Anh nói.
Lúc này, cơ quan phòng chống lụt bão địa phương đang lo lắng nhất là những nhà bè vừa “nhập cư” về vịnh Xuân Đài. Đó là khoảng 200 bè của người dân từ các vùng biển lân cận vừa kéo dời tài sản đến Xuân Đài để tìm chỗ nuôi, trú ẩn bão lũ.
Ông Hải Anh cho biết thêm: “Những bà con này chưa quen con nước, thường thấy vùng vịnh Xuân Đài khá yên gió. Thế nhưng trong bão lớn kết hợp với mưa lũ lại là chuyện khác, hết sức nguy hiểm đến tính mạng người ở trên các bè ọp ẹp, tạm bợ. Địa phương đang cương quyết kêu gọi, cưỡng chế bất cứ ai ở trên bè trước 11h ngày 10/11″.
Kinh nghiệm từ cơn bão số 5 vừa đổ bộ vào Sông Cầu, thiệt hại đã giảm thiểu nhờ tập trung hạ kéo bè sát đáy và kêu gọi di dời cưỡng chế tất cả người trên bè. Trong đó, lực lượng chức năng đã ráo riết “săn lùng” 2 người vẫn cố ra vùng bè khi chỉ còn cách 2 giờ là bão số 5 đổ bộ.
Chính quyền Sông Cầu cam kết từ 11h ngày 10/11, không có ai ở trên bè nuôi giữa biển. (ảnh: H.P)
Xác định đây là vùng “yết hầu” trọng điểm, ông Trần Hữu Thế – Phó Thường trực Ban chỉ huy PCLB-TKCN Phú Yên đã trực tiếp đi kiểm tra hệ thống nhà bè, công tác an toàn trên vịnh Xuân Đài. “Tôi yêu cầu tất cả các lực lượng chức năng tại Sông Cầu phải quyết liệt hỗ trợ người nuôi hải sản đảm bảo đưa lồng bè đến nơi an toàn. Cùng với Sông Cầu, tại các vùng xung yếu khác của tỉnh phải đảm bảo hoàn tất di dời người dân trước 12h ngày 10/11. Dự kiến, trước cơn bão số 6, Phú Yên phải hoàn tất di dời khoảng 5.000 hộ dân đến nơi an toàn tránh trú”, ông Thế nhấn mạnh.
Theo danviet
Bão số 6 đổ bộ, 2 tỉnh cho học sinh nghỉ học, cấm tụ tập xem bão
Phú Yên và Bình Định cho học sinh nghỉ học trong ngày 11/11 khi bão số 6 đổ bộ. Các trường chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả mưa bão.
Giám đốc Sơ GD&ĐT tỉnh Bình Định Đào Đức Tuấn đã ký công văn gưi trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố; hiệu trưởng các trường THPT và trực thuộc; giám đốc trung tâm Giao duc thương xuyên tỉnh vê viêc chu đông ưng pho vơi cơn bao sô 6.
Hoc sinh, hoc viên đươc nghi hoc vao thư 2 (ngay 11/11). Sau ngay đó, hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông căn cứ vào tình hình mưa lũ sau bão và thực tế ở địa phương để quyết định thời gian đi học lại, đề phòng tai nạn trên đường đến trường do bị nước lũ chia cắt, cây xanh, tường rào đổ sập, rò rỉ điện.
Trường học ở Bình Định chống bão
Sáng cùng ngày, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh đã đi kiểm tra công tác chủ động ứng phó với cơn bão số 6 tại các trường học trên địa bàn huyện Tuy Phước.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu câu cac đơn vi rà soát kế hoạch, các biện pháp cụ thể để bảo đảm an toàn cho cơ sở vật chất nhà trường, bảo quản tốt hồ sơ, thiết bị giảng dạy, chủ động ứng phó khi mưa bão xảy ra, tuyệt đối không để xảy ra thiệt hại về người.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng chỉ đạo ngành chức năng, chính quyền TP Quy Nhơn triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các hộ dân sinh sống dọc theo tuyến kè biển ở thôn Hải Nam, xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn. Ảnh: báo Bình Định
Nhiều trường học ở Bình Định tất bật chằng chống hệ thống mái, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 6.
Tại trường Tiểu học số 1 Phước Sơn (huyện Tuy Phước), sáng nay nhà trường huy động giáo viên, phụ huynh tổ chức chằng chống, đắp bao cát trên mái các dãy phòng học nhằm hạn chế thiệt hại do bão gây ra.
Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên chiều qua cũng đã ra văn bản cho phép toàn bộ học sinh nghỉ học vào ngày 11/11 để tránh bão.
Sở GD&ĐT tỉnh yêu cầu các phòng giáo dục và đào đạo, các đơn vị trực thuộc khẩn trương tổ chức các giải pháp ứng phó bão số 6.
Các phòng giáo dục và đào tạo, các đơn vị trực thuộc nhắc nhở học sinh không được đến những nơi có vùng nước sâu, dễ gây sạt lở; không tụ tập bạn bè xem bão, nước lũ ở sông, suối, hồ, phòng tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Mưa lớn khắp miền Trung, Tây Nguyên
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 10h sáng nay, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,5 độ Vĩ Bắc; 114,2 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 110km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 10h ngày 10/11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,9 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa khoảng 200km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 14.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, đi vào đất liền các tỉnh Trung Bộ với sức gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12, sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Do ảnh hưởng của bão số 6, từ đêm nay đến ngày 12/11 ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận, khu vực Tây Nguyên có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa phổ biến cả đợt ở các khu vực: Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, Đắc Nông, Lâm Đồng 100-200mm; Bình Định đến Khánh Hòa: 200-350mm, cục bộ một số nơi trên 400mm; khu vực Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc: 150-250mm.
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, vùng ven sông, khu đô thị các tỉnh/thành từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên; riêng tại tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định có nguy cơ xảy ra ngập lụt sâu, diện rộng và ảnh hưởng đến an toàn các hồ chứa thủy lợi xung yếu.
Theo vietnamnet
Bão số 6 vẫn đang duy trì cường độ rất mạnh Trong sáng 9/11, bão số 6 gần như ít di chuyển và vẫn đang duy trì cường độ rất mạnh, cấp 11-12. Ảnh minh họa. Với tốc độ di chuyển 10-15km/h, dự báo 10h ngày 10/11, tâm bão số 6 cách bờ biển Quảng Ngãi đến Khánh Hòa 200km về phía Đông, cường độ cấp 11. Sau đó, khoảng đêm 10/11, rạng sáng...