Phú Yên: Một số trường tự quy định thêm khoản thu trái quy định
Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên vừa có văn bản về việc thông báo kết quả kiểm tra và đề nghị khắc phục những tồn tại, hạn chế qua kiểm tra công tác triển khai đầu năm học 2020 – 2021.
Ảnh minh họa/Internet
Sở GD&ĐT cho biết, qua kiểm tra, một số trường chưa cập nhật, quán triệt kịp thời, đầy đủ các văn bản hướng dẫn triển khai nhiệm vụ trường học, Phòng GD&ĐT TP Tuy Hòa xây dựng kế hoạch và phương án tuyển sinh lớp 6 cho trường TH – THCS Nguyễn Du trên cơ sở tiếp nhận toàn bộ học sinh lớp 5 của trường Tiểu học bán trú Phù Đổng (thuộc trung tâm GDTX tỉnh) sau đó phân bổ học sinh về các trường THCS theo hộ khẩu cư trú của học sinh là chưa đúng quy định.
Việc phân công chuyên môn dạy học ở một số trường Tiểu học và THCS chưa đúng chuyên môn được đào tạo (do thừa thiếu giáo viên cục bộ) nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục, tình trạng thừa thiếu cục bộ giáo viên, tỷ lệ giáo viên/lớp chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1 (đặc biệt là sách giáo khoa) ở một số trường Tiểu học chưa đảm bảo.
Vẫn còn không ít giáo viên cấp Tiểu học tổ chức dạy thêm – học thêm tại nhà hoặc dạy “núp bóng” tại các trung tâm kỹ năng sống, ngoại ngữ,… (địa bàn TP Tuy Hòa, thị xã Đông Hòa, huyện Tây Hòa, huyện Phú Hòa, huyện Tuy An,…) trái quy định, tình trạng giáo viên tự thuê xe taxi, xe du lịch (không có giáo viên đi kèm để quản lý) đưa đón học sinh sau khi tan học tại các cổng trường Tiểu học (nhiều nhất trên địa bàn TP Tuy Hòa) vẫn còn diễn ra khá phổ biến, tình trạng “ép” học sinh học thêm ở cấp Tiểu học vẫn còn diễn ra ở một số giáo viên.
Điểm đáng trú ý trong đợt kiểm tra của Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên là một số trường (nhất là cấp Tiểu học) tự quy định thêm một số khoản thu trái quy định, chưa được sự đồng thuận của phụ huynh gây dư luận không tốt, một số khoản chi của quỹ Hội cha mẹ học sinh sai quy định.
Việc huy động xây dựng quỹ của Ban đại diện cha mẹ học sinh được thông qua trong Hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm học, đưa ra mức thu ủng hộ giới hạn từ mức thấp nhất đến cao nhất là chưa đúng theo tinh thần Thông tư 55/2011/TT – BGDĐT ngày 22/11/2011.
Video đang HOT
Hầu hết các trường thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học chưa đúng nội dung và quy định theo Công băn số 678 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học, nội dung kiểm tra còn dàn trải.
Văn bản về việc thông báo kết quả kiểm tra của Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên.
Một số trường chưa triển khai thiết lập đường dây nóng (không thể hiện bằng văn bản) để tiếp nhận thông tin phản ánh tiêu cực trong hoạt động GD-ĐT tại đơn vị theo Thông báo 310 của Sở GD&ĐT tỉnh về việc thông báo đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh những dấu hiệu vi phạm pháp luật và tiêu cực trong hoạt động GDĐT trên địa bàn tỉnh hoặc có thiết lập nhưng chưa công khai rộng rãi.
Từ những hạn chế nêu chế, Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên đề nghị hiệu trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố (kể cả những đơn vị không được kiểm tra lần này) cần khắc phục và chấn chỉnh.
Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên nhấn mạnh: “Cần tăng cường công tác quản lý thu – chi, có biện pháp ngăn chặn tình trạng lạm thu đầu năm học theo Công văn 3281 của Bộ GD&ĐT về việc chấn chỉnh thực hiện các khoản thu đầu năm học mới 2020 – 2021. Đối với những khoản thu do nhà trường phụ trách, ngoài các khoản thu bắt buộc theo quy định, các khoản thu khác phải được sự đồng thuận của phụ huynh và Ban đại diện cha mẹ học sinh, tuyệt đối không được lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu trái quy định.
Sở GD&ĐT đề nghị Phòng GD&ĐT kiểm tra và báo cáo về Sở trước ngày 30/10/2020.
Thanh Hoá: Phụ huynh bức xúc vì nhà trường thu nhiều khoản bất hợp lí
Mặc dù ngay từ đầu năm học, tỉnh Thanh Hóa đã cấm thu nhiều khoản trong trường học, song một số trường vẫn phớt lờ quy định, vạch ra các khoản thu vô lý khiến phụ huynh bức xúc.
Theo phản ánh của phụ huynh học sinh Trường THCS Quảng Thịnh, TP Thanh Hóa (Thanh Hóa), đầu năm học, có nhiều khoản thu tại trường không hợp lý, có dấu hiệu lạm thu.
Cụ thể, các học sinh phải đóng góp tới 16 khoản, với tổng số tiền hơn 4.218.000 đồng. Ngoài các khoản bắt buộc như học phí, bảo hiểm y tế, quỹ lớp, hội chữ thập đỏ, quỹ đội, gửi xe, nước uống, điện thoại..., còn có các khoản khác như: tiền đổ rác 50.000 đồng/năm; cắt tỉa cây 80.000/năm; dọn vệ sinh 20.000/năm; quỹ xã hội hóa 400.000 đồng/học sinh. Phụ huynh cho biết, họ không đồng tình với những khoản thu này.
Các phụ huynh đã đến trường đề nghị hiệu trưởng Trường THCS Quảng Thịnh làm rõ các khoản thu được cho là không hợp lý
"Tiền đổ rác và tiền vệ sinh có khác gì nhau đâu mà phải tách ra thu riêng. Còn tiền cắt tỉa cây, nhà trường đã có nhà nước trợ cấp rồi. Hơn nữa, mặc dù nhà trường nói khoản xã hội hóa là các phụ huynh tự nguyện nhưng tại sao lại đề ra mức 400.000/học sinh, rồi yêu cầu phụ huynh ký vào biên bản đồng ý. Trong khi đó, chúng tôi không được thông qua ý kiến", một phụ huynh bức xúc lên tiếng.
Bà Lê Thị Nguyệt, Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Thịnh lý giải: Đối với tiền xã hội hóa, đúng theo nghĩa tự nguyện thì phụ huynh tham gia hoặc không tham gia. Tuy nhiên, khi họp, các phụ huynh đều mong muốn con em được học với phương tiện hiện đại hơn, thay vì học với máy chiếu chất lượng hình ảnh thấp nên giờ mua tivi để có chất lượng hình ảnh cao hơn.
"Nguyên tắc xã hội hóa là không ép buộc, không cào bằng, nếu phụ huynh không muốn tham gia thì cứ để con học máy chiếu cũ", cô Nguyệt nói.
Hiệu trưởng cũng nói thêm, số tiền xã hội hóa thu được sẽ phục vụ cho các việc như mua quạt, thay bóng đèn, phòng học, đường nước ra nhà vệ sinh, nắp cống cãnh... Như vậy, với mức xã hội hóa đề ra 400.000 đồng/học sinh mới đủ chi những khoản trên.
Song, nữ hiệu trưởng cũng khẳng định, những mức thu trên vẫn chỉ đang được lên kế hoạch, vẫn chưa tiến hành thu do chưa được lãnh đạo phòng giáo và lãnh đạo thành phố phê duyệt.
Ngoài Trường THCS Quảng Thịnh, tại Trường THCS Lê Lợi, một số phụ huynh cũng phản ánh mức thu cao. Cụ thể, trường thu 14 khoản với tổng số tiền 5.312.000 đồng/học sinh. Đáng nói, ngoài khoản xã hội hóa 400.000/học sinh, nhà trường còn kêu gọi mua quạt, máy chiếu riêng với mức 500.000/học sinh.
"Điều đó là vô lý, tiền xã hội hóa dùng để chi việc gì, trong khi còn khoản mua quạt, mua máy chiếu riêng. Chúng tôi cần được làm rõ", một phụ huynh nói.
Ông Tạ Hồng Lựu, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thanh Hóa cho biết, những khoản như cắt tỉa cây, đổ rác, vệ sinh tại trường THCS Quảng Thịnh, nhà trường không được phép thu. Riêng xã hội hóa phải trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh, nhà trường chỉ kêu gọi, không được đề ra mức thu.
"Hiện phòng giáo dục chưa phê duyệt kế hoạch thu của các trường. Nếu trường nào thu trái quy định, chúng tôi sẽ yêu cầu hủy bỏ", ông Lựu nói.
Năm học 2019-2020, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã nghiêm cấm một số khoản thu tại các cơ sở giáo dục như: Tiền bảo vệ cơ sở vật chất và an ninh trường học; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Không thu đóng góp của phụ huynh để phục vụ chi thường xuyên mà ngân sách nhà nước đã bố trí theo quy định như: Chi hỗ trợ hoạt động giáo dục, điện sáng, bảo vệ trường, nước sinh hoạt, hoạt động tập thể, thi đua khen thưởng, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Không được thu tiền vệ sinh trường, lớp và các công trình vệ sinh, các trường phải tổ chức cho học sinh lao động để rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ sở vật chất trường, lớp...
Tìm thấy thi thể em gái 13 tuổi sau 4 ngày mất tích với lời kêu cứu "Chị ơi, cứu em!" Sau khi em gái xin đi ăn quà vặt nhưng lâu chưa về thì người chị nhận được lời kêu cứu "Chị ơi, cứu em!" từ số điện thoại của em gái. Nguồn tin Báo Người Lao Động trưa 21-6 cho hay lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên đã tìm thấy thi thể em Đỗ Thị Kim H. (13 tuổi, quê xã...