Phú Yên kỷ luật hàng loạt lãnh đạo, cựu lãnh đạo liên quan bán đất
Hàng loạt cán bộ lãnh đạo, cựu lãnh đạo cấp sở ở tỉnh Phú Yên bị kỷ luật về đảng do vi phạm liên quan đến vụ ‘bán sỉ’ 262 lô đất ở tại khu đô thị mới Nam Tuy Hòa.
Khu đô thị mới Nam Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên – Ảnh: TTO
Chiều 24-8, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên có thông báo kết quả kỳ họp thứ 12 về xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với các đảng viên liên quan đến vụ án “vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại khu đô thị mới Nam Tuy Hòa.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy nhận thấy các đảng viên là thành viên Hội đồng bán đấu giá và các cán bộ chuyên môn đã vi phạm những điều đảng viên không được làm; thiếu trách nhiệm, thực hiện không đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai, đấu giá, gây thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, nguyên nhân vi phạm và căn cứ quy định của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với các ông, bà:
Video đang HOT
Trần Hoàng Thanh Quế - đảng ủy viên, phó giám đốc Sở Tài chính Phú Yên; Nguyễn Lương Sinh – thành ủy viên, bí thư chi bộ, phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Tuy Hòa, nguyên phó chủ tịch UBND TP Tuy Hòa;
Đỗ Trần Chương – đảng viên chi bộ khu phố Chu Văn An thuộc Đảng bộ phường 5 (TP Tuy Hòa), nguyên phó trưởng Ban Quản lý khu kinh tế Phú Yên; Nguyễn Trọng Cường – đảng viên chi bộ khu phố Trần Phú thuộc Đảng bộ phường 8 (TP Tuy Hòa), nguyên phó giám đốc Sở Xây dựng;
Nguyễn Trọng Hòa An – phó giám đốc phụ trách Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và môi trường; Lê Hoàng Anh – đảng viên, chuyên viên Chi cục Thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nguyên phó trưởng phòng kinh tế Văn phòng UBND tỉnh.
Liên quan đến vi phạm trong vụ này, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên kỷ luật khiển trách đối với các ông: Nguyễn Quốc Khánh – đảng viên chi bộ Thanh tra tỉnh, nguyên phó chánh Thanh tra tỉnh; Công Văn Lãnh - bí thư Đảng ủy, phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Phú Yên; Đặng Tấn Hòa – ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, trưởng phòng tổng hợp – nghiệp vụ – dự toán (nay là phòng nghiệp vụ – dự toán – pháp chế) Cục Thuế tỉnh Phú Yên.
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, hiện Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên đã thụ lý hồ sơ mà Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp truy tố với 5 bị can: Nguyễn Chí Hiến – cựu phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên nhiệm kỳ 2016-2021, Nguyễn Thị Nở – cựu phó giám đốc phụ trách Sở Tài chính Phú Yên, Mai Hắc Lợi – phó giám đốc Sở Tư pháp Phú Yên, Ngô Quang Phú – phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Phú Yên, Nguyễn Ngọc Duy – phó cục trưởng Cục Thuế Phú Yên.
Xét xử 'đại án' Bình Dương: Luật sư đề nghị đổi nội dung truy tố, giảm nhẹ khung hình phạt
Sáng 20.8, phiên tòa tiếp tục phần tranh luận, luật sư bào chữa đã đề nghị HĐXX thay đổi nội dung truy tố đối với bị cáo Trần Văn Nam, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương.
Ở ngày xét xử trước đó, bị cáo Trần Văn Nam bị Viện KSND TP.Hà Nội (Viện KSND) đề nghị mức án từ 9 - 10 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí.
Đề nghị truy tố bị cáo Trần Văn Nam tội "thiếu trách nhiệm"
Theo trình bày của luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Văn Nam tại tòa, giai đoạn giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, bị cáo Nam đã ký ban hành văn bản ngày 23.11.2012, chấp thuận cho Tổng công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Bình Dương (Tổng công ty Bình Dương) thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất với giá 51.914 đồng/m 2. Hành vi này bị xem là trái luật, gây hậu quả làm thất thoát ngân sách nhà nước trên 761 tỉ đồng. Ở nội dung này, luật sư cho rằng văn bản này không gây ra hậu quả như cáo trạng đã nêu vì thực tế Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện thanh kiểm tra, giám sát trong suốt thời gian dài và đều chấp nhận, không yêu cầu truy thu; tại phiên tòa, đại diện chủ sở hữu là Tỉnh ủy Bình Dương cũng không yêu cầu truy thu.
Các luật sư làm việc tại phiên tòa. Ảnh ĐỖ TRƯỜNG
Trong giai đoạn bị cáo Trần Văn Nam giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, tại cuộc họp thường trực Tỉnh ủy ngày 17.4.2017, cáo trạng có nêu: mặc dù biết Tổng công ty Bình Dương đã chuyển nhượng
43 ha đất là trái pháp luật, nhưng bị cáo Trần Văn Nam đã không chỉ đạo hủy hợp đồng chuyển nhượng mà còn chỉ đạo hợp thức hóa hành vi vi phạm nêu trên, gây hậu quả làm thất thoát ngân sách nhà nước số tiền trên 984 tỉ đồng. Nội dung này, luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Văn Nam cho rằng nội dung cuộc họp chỉ là nghe thông báo tình hình hoạt động trong tuần. Tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ cho ý kiến giao các đơn vị cụ thể chịu trách nhiệm những công việc cụ thể, không có giá trị ban hành nghị quyết...
Ngoài ra, bị cáo Trần Văn Nam khai nhận thời điểm này chưa biết Tổng công ty Bình Dương đã chuyển nhượng đất cho công ty tư nhân; khi phát hiện sai phạm đã quyết liệt chỉ đạo thanh tra, điều tra. Vì vậy, luật sư đã đề nghị HĐXX đổi nội dung truy tố đối với bị cáo Trần Văn Nam từ vi phạm các quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí thành thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng.
Tiền tham ô đã được khắc phục
Theo đề nghị mức án của Viện KSND, bị cáo Trần Nguyên Vũ (cựu Tổng giám đốc Tổng công ty Bình Dương) bị đề nghị mức án từ 12 - 13 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí và từ 12 - 13 năm tù về tội tham ô tài sản.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Vũ cho rằng thực chất số tiền bị cáo buộc tham ô trên 815 tỉ đồng là số tiền tạm ứng, các bị cáo không có yếu tố chiếm hưởng. Luật sư đề nghị HĐXX áp dụng quy định về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Vũ. Tương tự, luật sư bào chữa cho bị cáo Huỳnh Thanh Hải (cựu thành viên HĐQT Tổng công ty Bình Dương) đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Hải không phạm tội tham ô tài sản.
Đối với các bị cáo Võ Hồng Cường (Công ty CP Hưng Vượng), Nguyễn Thục Anh và Trần Đình Như Ý (Công ty TNHH Phát Triển) bị truy tố về tội tham ô tài sản, luật sư bảo vệ cho các bị cáo này cho rằng vai trò của các bị cáo trong vụ án chỉ là thứ yếu, các bị cáo là người giúp sức không đáng kể. Theo trình bày của luật sư, sau khi vụ việc được phát hiện, chưa khởi tố vụ án thì toàn bộ số tiền bị tham ô trên 964 tỉ đồng đã được khắc phục, bao gồm cả tiền lãi suất phát sinh.
Trong đó, số tiền trên 761 tỉ đồng do vợ chồng bị cáo Võ Hồng Cường, Trần Đình Như Ý hoàn trả. Bị cáo Nguyễn Văn Minh đã sử dụng hết tiền tham ô nên chỉ đạo Nguyễn Thục Anh chuyển 51% cổ phần tại Công ty TNHH Phát Triển để bị cáo Cường, Ý nhận mua (không phải thanh toán) và nhận nghĩa vụ khắc phục. Theo luật sư, 4 bị cáo Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thục Anh, Võ Hồng Cường, Trần Đình Như Ý đã có ý thức tích cực khắc phục hậu quả ngay từ khi vụ việc được phát hiện, trong đó vai trò tích cực đặc biệt là bị cáo Cường, Ý. Trước đó, trước HĐXX, bị cáo Cường khai đã vận động họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp và đã mang toàn bộ sản nghiệp gia đình, mấy dòng họ cùng sản nghiệp của 2 công ty (Hưng Vượng và Phát Triển) đi thế chấp vay mượn để lấy tiền hoàn thành khắc phục hậu quả vụ án. Bị cáo Cường khai, hiện 2 công ty nói trên đang nợ khoảng 1.100 tỉ đồng.
Trước đó, Viện KSND đã đề nghị mức án đối với bị cáo Võ Hồng Cường từ 6 - 7 năm tù, Trần Đình Như Ý và Nguyễn Thục Anh cùng mức án 3 - 4 năm tù. Các bị cáo đều được hưởng các tình tiết giảm nhẹ. Do đó, luật sư đề nghị HĐXX tuyên các bị cáo Cường, Ý, Anh mỗi người 36 tháng tù, cho hưởng án treo.n
Truy tố ông Tất Thành Cang và 9 bị can bán rẻ dự án Liên quan vụ bán rẻ 2 dự án khu dân cư Phước Kiển và Ven Sông gây thiệt hại của Nhà nước là vốn của Thành ủy TP.HCM hơn 735 tỉ đồng, Viện KSND TP.HCM đã ban hành cáo trạng truy tố 10 bị can, gồm Tất Thành Cang và 9 đồng phạm. Cùng bị truy tố về tội "vi phạm về quy...