Phú Yên khẩn trương gieo sạ vụ Đông Xuân sau lũ
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân các địa phương của tỉnh Phú Yên đang chủ động làm đất gieo sạ vụ Đông Xuân, nhất là những diện tích bị ngập úng và hư hỏng giống trước đó.
Nông dân sử dụng thiết bị cơ giới để làm đất chuẩn bị gieo sạ.
Hệ thống thủy nông Đồng Cam sau khi khắc phục xong các sự cố sạt lở, bồi lấp do mưa lũ vừa qua đang điều tiết nước về các xứ đồng để phục vụ sản xuất.
Theo ghi nhận của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, sau khi các cánh đồng của thôn Ân Niên tại xã Hòa An, huyện Phú Hòa có nước về ruộng, hàng chục máy cày lớn, nhỏ đang hối hả làm đất. Nông dân dựa theo tiến độ điều tiết nước và làm đất cũng chủ động dọn dẹp bờ bao và ngâm ủ giống để kịp gieo sạ.
Gia đình ông Trần Hậu Căn, nông dân xã Hòa An, huyện Phú Hòa có 3 sào lúa ở xứ đồng Hòa An. Khi ruộng bắt đầu có nước, vợ chồng ông đã thuê máy cày làm đất và dọn cỏ xung quanh ruộng để gieo sạ. Theo ông Căn, so với vụ năm ngoái, việc làm đất có chậm hơn vì các kênh mương của thủy nông Đồng Cam bị hư hỏng do đợt lũ cuối tháng 11 không thể dẫn nước về đồng. Nông dân bây giờ phải tranh thủ vừa làm đất, vừa ngâm ủ giống. Khu vực nào có nước trước thì gieo sạ trước để kịp thời vụ.
Hệ thống thủy nông Đồng Cam cung cấp nước tưới cho hơn 18.000 ha lúa và hoa màu ở đồng bằng thuộc các huyện Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy Hòa (vựa lúa lớn nhất miền Trung). Sau đợt mưa lũ vừa qua, hệ thống thủy nông bị sạt lở và bồi lấp nghiêm trọng. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đã phải ban bố tình huống khẩn cấp và gấp rút sửa chữa. Đến ngày 18/12, hệ thống thủy nông Đồng Cam đã hoàn thành xong việc sửa chữa và đưa nước về các kênh chính Bắc, chính Nam phục vụ cho nông dân gieo sạ vụ Đông Xuân 2021-2022 từ ngày 20/12/2021 đến ngày 10/1/2022.
Nước từ kênh của hệ thống thủy nông Đồng Cam được dẫn về ruộng phục vụ việc làm đất cho nông dân.
Ông Nguyễn Minh Huệ – Chủ tịch Công ty Thủy nông Đồng Cam cho biết, hiện nay tất cả hệ thống kênh của thủy nông Đồng Cam đã mở nước phục vụ gieo sạ vụ Đông Xuân. Theo thiết kế, kênh chính Bắc đang đưa nước về các xứ đồng với lưu lượng 12,5 m3/s và kênh chính Nam là 16,5 m3/s. Công ty đảm bảo cung cấp nước đầy đủ cho nông dân gieo sạ kịp thời vụ như lịch thời vụ. Ngoài việc điều tiết nước từ đập đầu mối Đồng Cam, các hồ thủy lợi do đơn vị quản lý đều đã vận hành tưới. Để đảm bảo nước tưới cho diện tích lúa và hoa màu trên 18.000 ha, công ty cũng có kế hoạch điều tiết nước phù hợp, tiết kiệm.
Vụ Đông Xuân năm 2021-2022, tỉnh Phú Yên phấn đấu gieo sạ trên 26.000 ha. Một số khu vực chủ động được nguồn nước, nông dân đã gieo sạ trà lúa Đông Xuân sớm. Tuy nhiên do mưa lũ, nhiều diện tích bị ngập úng, giống lúa hư hỏng.
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Yên, lúa vụ Đông Xuân 2021-2022 (trà sớm từ ngày 25/11 – 14/12) đã gieo sạ 551 ha tại các huyện Tây Hòa 41 hecta, Tuy An 150 ha, Đồng Xuân 10 ha; thị xã Đông Hòa 270 ha, Sông Cầu 80 ha. Cây lúa đang trong giai đoạn mạ, đẻ nhánh nhưng một số diện tích bị thiệt hại do lũ buộc phải gieo sạ lại.
Sau đợt mưa lũ vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên đã phải đề xuất Trung ương cấp hỗ trợ 1.500 tấn lúa giống. Đến ngày 20/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có quyết định phân bổ trước mắt 110 tấn lúa giống cho tỉnh Phú Yên.
Ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên cho biết, sau khi nhận được thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cấp giống, Sở đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định kịp thời cấp cho nông dân để gieo sạ theo lịch thời vụ.
Trong vụ này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh định hướng nông dân sử dụng các giống lúa chất lượng cao, có khả năng chịu hạn đưa vào sản xuất nhằm giảm nguy cơ thiên tai gây hại vừa nâng chất lượng hạt gạo hàng hóa tham gia thị trường. Đặc biệt, lưu ý bà con áp dụng đồng bộ cơ giới hóa từ khâu làm đất, gieo sạ, thu hoạch để giảm thất thoát…
Ngày 21/12: Có 16.325 ca mắc COVID-19, Hà Nội lại nhiều nhất cả nước với 1.704 ca
Bản tin phòng dịch COVID-19 của Bộ Y tế cho biết có 16.325 ca mắc COVID-19 tại 62 tỉnh, thành phố; Hà Nội lại tiếp tục nhiều nhất cả nước với 1.704 ca; Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bến Tre, Phú Yên, Sóc Trăng.
Thông tin về số ca mắc COVID-19 mới tại Việt Nam
- Tính từ 16h ngày 20/12 đến 16h ngày 21/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.325 ca nhiễm mới, trong đó 9 ca nhập cảnh và 16.316 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.350 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 11.309 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.704), Cà Mau (1.590), Tây Ninh (939), TP. Hồ Chí Minh (813), Khánh Hòa (798), Cần Thơ (797), Đồng Tháp (788), Bến Tre (606), Vĩnh Long (599), Bạc Liêu (507), Trà Vinh (485), Bình Định (429), Tiền Giang (390), Bà Rịa - Vũng Tàu (378), Thừa Thiên Huế (370), Thanh Hóa (364), Sóc Trăng (349), Hậu Giang (325), Đồng Nai (284), Kiên Giang (276), Hưng Yên (259), Lâm Đồng (254), An Giang (250), Bình Thuận (248), Quảng Ngãi (245), Hải Phòng (235), Bắc Ninh (202), Đà Nẵng (169), Nghệ An (153), Đắk Lắk (139), Bình Dương (134), Quảng Nam (120), Đắk Nông (108), Quảng Ninh (91), Hà Giang (91), Vĩnh Phúc (80), Nam Định (67), Lạng Sơn (62), Phú Yên (55), Bình Phước (52), Long An (51), Ninh Thuận (49), Phú Thọ (45), Hải Dương (41), Thái Bình (39), Quảng Trị (37), Hòa Bình (32), Bắc Giang (26), Hà Nam (26), Sơn La (24), Quảng Bình (24), Thái Nguyên (23), Ninh Bình (17), Hà Tĩnh (14), Kon Tum (14), Yên Bái (12), Gia Lai (9), Lào Cai (8 ), Tuyên Quang (8 ), Cao Bằng (8 ), Điện Biên (2), Lai Châu (2).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bến Tre (-379), Phú Yên (-182), Sóc Trăng (-99).
Video đang HOT
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Cà Mau ( 623), Quảng Ngãi ( 214), Thừa Thiên Huế ( 156).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.609 ca/ngày.
Biều đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến ngày 21/12
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.571.780 ca nhiễm, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 15.937 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.566.261 ca, trong đó có 1.157.273 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (496.183), Bình Dương (289.464), Đồng Nai (95.496), Tây Ninh (65.900), Long An (39.760).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 50.191 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.160.090 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.740 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 5.460 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.250 ca
- Thở máy không xâm lấn: 137 ca
- Thở máy xâm lấn: 874 ca
- ECMO: 19 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 20/12 đến 17h30 ngày 21/12 ghi nhận 250 ca tử vong tại:
Tại TP. Hồ Chí Minh (58) trong đó có 12 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (2), Đồng Nai (2), Đồng Tháp (2), Tây Ninh (2), Bạc Liêu (1), Bình Dương (1), Khánh Hòa (1), Phú Yên (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Tây Ninh (31 ca trong 02 ngày), Đồng Nai (20), Tiền Giang (15), Bình Dương (14), Cần Thơ (12), Kiên Giang (11), Sóc Trăng (10), Đồng Tháp (9), Vĩnh Long (9), Hà Nội (8 ), Bến Tre (8 ), Bà Rịa - Vũng Tàu (7), Bạc Liêu (6), Bình Thuận (6), Long An (5), Cà Mau (4), Đắk Lắk (3), Trà Vinh (3), Khánh Hòa (3), Lâm Đồng (2), Hậu Giang (2), Quảng Ngãi (1), Bình Định (1), Ninh Thuận (1), Bình Phước (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 244 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 30.041 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 29/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 104.238 mẫu xét nghiệm cho 197.251 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 29.076.486 mẫu cho 73.037.601 lượt người.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 20/12 có 981.748 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 140.438.803 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 76.115.342 liều, tiêm mũi 2 là 62.959.544 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 1.363.917 liều.
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới
- Cả thế giới có 275.889.847 ca nhiễm, trong đó 247,618,902 khỏi bệnh; 5.379.644 tử vong và 22,891,301 đang điều trị (88.660 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 95.401 ca, tử vong tăng 2.548 ca.
- Châu Âu tăng 74.860 ca; Bắc Mỹ tăng 755 ca; Nam Mỹ tăng 1.844 ca; châu Á tăng 12.859 ca; châu Phi tăng 543 ca; châu Đại Dương tăng 4.540 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 2.648 ca, trong đó: Thái Lan tăng 2.476 ca, Philippines tăng 168 ca, Campuchia tăng 4 ca.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
- Bộ Ytế thông tin về việc thực hiện đúng quy định trong cấp phép và bảo đảm chất lượng các sinh phẩm xét nghiệm COVID-19.
- Bộ Y tế có Công văn số 10815/BYT-DP ngày 21/12/2021 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19.
Chiều 21/12: Việt Nam đã tiêm vượt mốc 140 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Bảo vệ, phát hiện sớm nhóm đối tượng nguy cơ mắc COVID-19, hạn chế tử vong: Rất cấp thiết
Việc nâng khống giá bộ xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á là rất nghiêm trọng, cần phải được xử lý nghiêm minh
Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại
- Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5785/QĐ-BYT ngày 21/12/2021 về việc Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 dành cho người từ 18 tuổi trở lên.
- Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5772/QĐ-BYT ngày 20/12/2021 về việc ban hành Biểu mẫu và quy trình cấp Hộ chiếu vắc xin.
- Bộ Y tế xây dựng Kế hoạch kiểm tra công tác phòng chống dịch và tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại tỉnh Tây Ninh ngày 24/12/2021.
- Tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới; không mặc cảm, kỳ thị những người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19; người dân về từ các địa bàn có nguy cơ chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định.
- TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế TP.HCM ban hành văn bản khẩn về giám sát và phòng chống biến thể Omicron gửi 22 địa phương và các đơn vị y tế trực thuộc. Theo đó, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) được giao rà soát tất cả trường hợp nhập cảnh từ 28/11 có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính bằng phương pháp NAAT, PCR trong vòng 14 ngày kể từ khi nhập cảnh. Các đơn vị phối hợp với Viện Pasteur để đánh giá dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, giải trình tự gene nhằm xác định biến thể Omicron.
- TP. Cần Thơ: Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ ban hành quyết định thành lập Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 khi tình hình dịch vẫn chưa có chiều hướng giảm.
- Tỉnh Trà Vinh: UBND tỉnh Trà Vinh ban hành quyết định thành lập thêm cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 triệu chứng nhẹ và không có triệu chứng quy mô 230 giường bệnh.
- TP. Hà Nội: Sở Y tế Hà Nội ban hành hướng dẫn về việc tiêm bổ sung và tiêm nhắc lại vaccine phòng COVID-19. Sở Y tế Hà Nội yêu cầu CDC, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các quận/huyện/thị xã; các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine COVID-19 cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm đủ liều cơ bản cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền. Ngoài ra, các đơn vị trên cần thực hiện rà soát đối tượng tiêm chủng, lập kế hoạch tiêm theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế tại văn bản số 10722/BYT-DP ngày 17/12
Phú Yên: Hàng trăm nhà dân thành phố Tuy Hòa bị ngập sâu do triều cường Lúc 17 giờ 30 phút ngày 19/12, sóng biển dâng cao kết hợp với triều cường đã gây ngập sâu tại khu phố Lê Duẩn, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên. Lực lượng chức năng của tỉnh Phú Yên đang hỗ trợ di dời khẩn cấp người và tài sản của các hộ dân bị ngập sâu đến nơi an toàn. Lực lượng...