Phú Yên: Khắc phục nhanh thiệt hại do mưa, gió lốc
Ngày 2/4, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã kiểm tra và chỉ đạo khắc phục những thiệt hại do mưa, gió lốc tại Phú Yên.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra, chỉ đạo khắc phục thiệt hại do mưa, gió lốc tại xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ảnh: TTXVN phát
Đoàn công tác đã đi thực tế kiểm tra những thiệt hại về nuôi trồng, đánh bắt thủy sản do ảnh hưởng sóng biển, gió lốc tại xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, thăm hỏi động viên gia đình các hộ dân bị tử vong, thiệt hại tài sản do sóng biển, gió lốc.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên: Đợt mưa lớn kèm theo gió giật mạnh (cấp 6-7) trong hai ngày 30 và 31/3 đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành nông, ngư nghiệp của tỉnh. Toàn tỉnh có trên 117 ghe, tàu đánh cá công suất nhỏ (chiều dài dưới 15m) của ngư dân 4 địa phương ven biển (Tuy Hòa, Tuy An, Đông Hòa, Sông Cầu) bị gió lốc, sóng biển đánh chìm; 2.450 lồng nuôi tôm hùm bị trôi dạt, 14 nhà ở của người dân bị sập đổ, tốc mái; 15.700/26.666 ha lúa Đông Xuân đang trong giai đoạn chín sáp, sắp thu hoạch bị ngập nước, ngã, đổ; 508 ha rau màu bị ảnh hưởng. Tại huyện Tuy An có một người tử vong đã tìm thấy, một người còn mất tích do bị gió lốc cuốn tại khu vực nuôi trồng thủy sản xã An Hòa Hải.
Sau buổi kiểm tra thực tế, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp nhận định, đợt mưa lớn kèm theo gió lốc trong những ngày vừa qua là hiện tượng thời tiết bất thường, ở Phú Yên có thể gọi là hiện tượng thời tiết dị thường. Hiện tượng thời tiết này là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hiện tượng La Nina. Trước đó, ngày 28/3 các cơ quan cảnh báo của Trung ương đã có chỉ đạo, cảnh báo cho các địa phương. Tuy nhiên, đối với ngư dân vẫn có yếu tố bất ngờ, bởi đã bước vào khô và đang là đầu vụ đánh bắt nhưng lại nhận một đợt mưa rất lớn, gió lốc khiến người dân không kịp trở tay.
Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp thăm hỏi gia đình có người tử vong do mưa, gió lốc tại xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh hiện tượng thời tiết phức tạp vừa qua đã gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy sản ở Phú Yên, còn lớn hơn ảnh hưởng của một cơn bão cấp 11-12 tại khu vực này. Nói như vậy có căn cứ, bởi chính quyền địa phương và người dân Phú Yên đã có đủ kinh nghiệm để ứng phó khi có bão nhưng với một trận gió lốc bất ngờ, diễn biến phức tạp trên biển như các ngày qua sẽ khó đoán, gây thiệt hại rất lớn. Ngoài ảnh hưởng của thiên tai, việc nuôi tôm chưa tuân thủ quy hoạch, các lồng nuôi ở mức độ quá dày, khi gió xoáy các lồng sẽ va chạm vào nhau gây nhiều thiệt hại. Bên cạnh đó, vật liệu làm lồng nuôi của người dân Phú Yên chưa chịu được thiên tai, cần thiết phải nghiên cứu tìm ra một vật liệu làm lồng nuôi mới chịu được gió bão. Vật liệu làm lồng nuôi mới giá thành phải bằng hoặc không quá cao so với lồng nuôi vật liệu cũ để người dân chuyển đổi.
“Đợt thiên tai vừa qua là bất thường và người dân vẫn chưa nắm rõ được các thông tin cảnh báo, do vậy sắp tới công tác cảnh báo phải làm rõ được gió cấp mấy, đường đi của gió như thế nào, có gió xoáy, lốc hay không. Từ dự báo này, chính quyền địa phương phải chủ động, làm tốt hơn nữa công tác thông tin, chuyển tải sớm cho ngư dân, có như vậy mới giảm được thiệt hại do thiên tai. Việc làm cần nhất hiện nay đó là chính quyền tỉnh Phú Yên cần khẩn trương khắc phục tốt nhất, nhanh nhất những thiệt hại hỗ trợ để người dân sớm ổn định cuộc sống, sản xuất”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nói.
Hành trình nghĩa tình cùng 16.000 người dân Phú Yên về quê an toàn
Từ giữa tháng 7 đến nay, 16.000 người dân Phú Yên ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã lên đường về quê trú dịch an toàn. Đấy thành quả của cả hành trình nghĩa tình.
Sản phụ từ Phú Yên về quê được ban tổ chức chăm sóc ân cần trong suốt hành trình - Ảnh: DUYÊN PHAN
Chiều 30-9 tại Bến xe Miền Đông, gần 800 người dân Phú Yên lên đường về quê trên những chuyến xe nghĩa tình của FUTA Bus Lines. Đây là đợt thứ 30, tạm khép lại hành trình hơn 2 tháng đưa bà con Phú Yên về quê trú dịch do các cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên và TP.HCM phối hợp tổ chức.
Video đang HOT
Người Sài Gòn nghĩa tình
Đằng sau hành trình trên những chuyến xe nghĩa tình về lại quê nhà lúc khó khăn là sự phối hợp nhịp nhàng của Hội đồng hương tỉnh Phú Yên, Công ty xe khách Phương Trang - FUTA Bus Lines dưới sự điều phối của UBND tỉnh Phú Yên.
Những người nghèo là bà con Phú Yên xem danh sách để lên xe về quê - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Anh Thẩm Văn Hương - Hội đồng hương Phú Yên tại TP Hồ Chí Minh, người tham gia từ đầu kế hoạch đón bà con về quê tránh dịch, xúc động chia sẻ: "Mấy tháng giãn cách xã hội, cuộc sống bà con vô cùng khó khăn. Nhiều người không có tiền định đi xe đạp, thậm chí cuốc bộ về quê. Có nhiều cô chú không còn tiền trọ phải ở gầm cầu qua ngày, người đang khám chữa bệnh bị kẹt nhiều tháng không còn đồng tiền dính túi, phụ nữ mang thai, nhiều em sinh viên sống mấy tháng bằng mì gói...".
GS.TS Trình Quang Phú, Chủ tịch Hội Đồng hương Phú Yên tại TP Hồ Chí Minh, nhận trách nhiệm ủy thác của tỉnh với nhiều cảm xúc mừng, lo khó tả "Mừng là vì bà con gặp cảnh khó khăn được đón về quê, không phải sống cơ nhỡ, lo âu từng ngày khi TP.HCM đang ở đỉnh dịch
Người dân sau khi lên xe như trút đi bớt lo âu, trở nên thoải mái - Ảnh: CHÂU TUẤN
Hành trình thực hiện các chuyến xe nghĩa tình này là cả một quá trình sắp xếp có sự tham gia của nhiều đơn vị từ UBND tỉnh Phú Yên,TP.HCM, Hội đồng hương Phú Yên và Tập đoàn Phương Trang - FUTA Group để thực hiện nhiều bước khép kín từ tiếp nhận thông tin, lên danh sách, tổ chức chuyến xe, lấy mẫu xét nghiệm, phối hợp đón về địa phương, bố trí an ninh, theo dõi sức khỏe suốt hành trình, bố trí cách ly,...
Những ngày đầu triển khai, các đầu mối tiếp nhận thông tin của Hội đồng hương Phú Yên mỗi người nhận gần 500 cuộc gọi/ngày, nhiều đêm thức trắng để xử lý dữ liệu, xét duyệt, lên danh sách... Bộ phận điều phối tại bến xe và hậu cần thì chạy mướt mồ hôi trong bộ đồ bảo hộ kín bưng để lo việc gọi tên, kiểm tra các thủ tục và đặc biệt là trong các đợt đầu phải test nhanh từng người trước khi lên xe; rồi lo từng phần ăn, nước uống cho bà con trên hành trình...
Sài Gòn quá nhiều lo toan nhưng Sài Gòn không bỏ rơi một ai dẫu khó trọn vẹn mươi phần. Người Phú Yên không quên
Ông Trình Tự Kha, Phó chủ tịch Hội đồng hương Phú Yên
Bộ phận hậu cần của Hội đồng hương Phú Yên sắp xếp để bà con lên xe trên những chuyến xe giường năm của FUTA Bus Lines - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Ông Trình Tự Kha, Phó chủ tịch Hội đồng hương Phú Yên tại TP.HCM, nói: "Chủ trương của tỉnh khi đó rất đơn giản và rõ ràng: "an dân để chống dịch" và nhờ chúng tôi hỗ trợ từ đầu mối TP.HCM để lập phương án đón dân.
Khi phương án được thông qua thì đội xe của Công ty Phương Trang đã có mặt cùng chúng tôi. Họ, có lẽ thay mặt bà con Sài Gòn, hỗ trợ chúng tôi trên hành trình đưa dân đi lánh dịch. Tại các khu nhà trọ, những người nghèo không có tiền đi taxi ra bến xe cũng được những chủ trọ tốt bụng cho mượn tiền để đi (Hội đồng hương Phú Yên đã thay mặt hoàn lại), họ ủng hộ thức ăn khô để dằn bụng về quê.
Trên xe, bà con được tài xế, tiếp viên chăm sóc chu đáo từng việc nhỏ. Người Phú Yên đi trú dịch một cách trật tự, an yên là nỗ lực của tỉnh Phú Yên, lòng thơm thảo của bà con, doanh nghiệp tại TP.HCM. Sài Gòn quá nhiều lo toan nhưng Sài Gòn không bỏ rơi một ai dẫu khó trọn vẹn mươi phần. Người Phú Yên không quên".
Lấy nghĩa tình vượt qua thách thức
Phú Yên đã khiến cả nước "ngạc nhiên" là trong khi dịch COVID-19 đang giai đoạn bùng phát dữ dội nhất tại tỉnh thì lãnh đạo tỉnh quyết định đón dân từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam về.
Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết đó là một việc làm nghĩa tình, nhân văn nhưng cũng đầy thách thức. Ông Thế khẳng định Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có chủ trường đúng để chăm lo, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân Phú Yên trong đại dịch và dù đang ở đâu cũng "không ai bị bỏ lại phía sau".
Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên (phía trái ảnh) và lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Phú Yên nhận trang thiết bị y tế do Tập đoàn Phương Trang tài trợ phòng chống dịch COVID-19 - Ảnh: VĂN PHẠM
Ông Thế kể: "Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh xác định đây là nhiệm vụ hết sức cấp bách quan trọng, là "nghĩa đồng bào" và cũng là chia sẻ gánh nặng với TP.HCM và các tỉnh phía Nam, cũng là để giám sát dịch tễ theo tổ chức. Nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất là phải đón người dân về bảo toàn sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh. Với TP.HCM, đây là cách chúng tôi chung sức chống dịch, giải tỏa áp lực cho đô thị lớn này.
Ngày 26-7 là đợt đầu tiên chúng tôi đưa dân về, đó cũng là lúc Phú Yên vừa áp dụng giãn cách xã hội theo nguyên tắc chỉ thị 16 được vài ngày, nghĩa là tỉnh cũng đang vào thời điểm cao trào của dịch. Thách thức, khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ dịch tăng cao là có, nhưng chúng tôi nghĩ phải có trách nhiệm đón dân mình về quê một cách an toàn, có tổ chức và Phú Yên quyết tâm đón hết đồng bào có nhu cầu được trở về nhà.
Đưa dân về quê có tổ chức, xét nghiệm đầy đủ, cách ly theo dõi có giám sát thì cũng là cách phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả hơn là để họ tự phát đi về, vốn vừa rủi ro nguy hiểm trên quãng đường dài mấy trăm cây số, vừa nguy cơ làm lây lan dịch cao hơn.
Đến hôm nay, chúng tôi có 3.015 F0 thì chỉ còn 180 ca còn điều trị, 2.800 đã xuất viện. Số ca nhiễm trong những ngày gần đây đã giảm đáng kể. Những kết quả đó là một sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, là sự phối hợp và tuân thủ đúng các chỉ đạo về giãn cách xã hội, về phòng chống dịch của các tầng lớp nhân dân.
Một bà mẹ trẻ người Phú Yên cùng con ra bến xe để được đón về quê trú dịch - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Hiện tỉnh đã cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19, tuy nhiên chúng tôi không chủ quan. Để thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội an toàn, hiệu quả, tỉnh xác định sẽ "mở" từng bước".
Những ngày đáng nhớ .
- Cuối tháng 7-2021, Phương Trang cam kết hỗ trợ 5.000 chuyến xe miễn phí đưa người dân về quê tránh dịch.
- Chuyến xe đầu tiên lăn bánh vào ngày 26-7 đưa hơn 300 người dân Phú Yên về lại quê nhà.
- Đến ngày 30-9, Phương Trang đã phối hợp cùng Hội đồng hương tỉnh Phú Yên và các cơ quan chức năng tổ chức 30 đợt, 642 chuyến xe để đưa gần 16.000 người dân Phú Yên bình an về lại quê nhà.
"Không biết dùng từ nào nói hết được sự cám ơn"
Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, xúc động : "Hội đồng hương Phú Yên tại các tỉnh và đặc biệt là TP.HCM đã cùng chúng tôi xây dựng kế hoạch chi tiết, chu đáo. Từ TP.HCM, hội đồng hương lo cho người dân ở hầu hết các tỉnh phía Nam có nguyện vọng về quê. Khi kế hoạch được xây dựng xong, các anh chị em từ hội đồng hương lại tổ chức tiếp đón, sắp xếp tiễn bà con lên đường.
Tỉnh nhà rất biết ơn. Và là một người Phú Yên, tự đáy lòng, tôi không biết dùng từ nào để nói được hết được sự cám ơn đối với Công ty xe khách Phương Trang - FUTA Bus Lines dành cho tỉnh chúng tôi trong việc hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 này. Phương Trang hỗ trợ không có giới hạn số lượng xe đưa đón người dân Phú Yên từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam về quê. Không chỉ vậy, công ty còn tặng cho tỉnh nhiều đợt, nhiều trang thiết bị y tế phòng chống dịch như máy thở, kit test...
Chúng tôi chúc cho công ty có nghĩa tình, trách nhiệm xã hội cao như Phương Trang ngày càng thành công.
Phú Yên cách ly người từ TP.HCM về thế nào, khi nào tỉnh thí điểm cách ly F1 tại nhà? Ông Trần Hữu Thế - chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên - trả lời một số thắc mắc liên quan đến việc cách ly người từ TP.HCM về địa phương, thí điểm cách ly F1 tại nhà. Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân Phú Yên - Ảnh: DUY THANH Dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại tỉnh Phú Yên từ ngày 23-6...