Phú Yên hỗ trợ các địa phương thiệt hại do nắng hạn
Để khắc phục diện tích nông nghiệp và rừng trồng bị thiệt hại trong đợt nắng hạn năm 2019, các địa phương tỉnh Phú Yên đề xuất hỗ trợ kinh phí khắc phục hạn hán sản xuất và thiếu nước sinh hoạt hơn 156 tỷ đồng, hỗ trợ rừng trồng bị chết do nắng hạn hơn 60 tỷ đồng.
UBND tỉnh Phú Yên vừa tổ chức cuộc họp để thống nhất hỗ trợ thiệt hại do nắng hạn kéo dài gây thiếu nước sản xuất, sinh hoạt năm 2019.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên cho biết, tổng diện tích sản xuất trên địa bàn tỉnh năm 2019 gần 25.000 ha, diện tích đất sản xuất bị hạn vụ Hè Thu là 8.927,8 ha, trong đó diện tích bị mất trắng hơn 1.690 ha và gần 8.555 ha diện tích bị hạn hán, thiếu nước tưới phải tăng cường bơm tưới.
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt hơn 11.897 hộ và hỗ trợ chở nước (mua nước) cấp cho nhân dân thiếu nước 7.160 hộ (gồm các huyện: Tuy An, Tây Hòa, Đồng Xuân và Sơn Hòa). Do nắng nóng kéo dài, từ đầu năm 2019 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 70 vụ cháy rừng với diện tích hơn 1.180 ha; rừng trồng bị chết do nắng hạn trên 3.034 ha.
Video đang HOT
Năm 2019, nông nghiệp tỉnh Phú Yên chịu nhiều thiệt hại do nắng hạn.
Để triển khai thực hiện tốt công tác khắc phục hạn hán sản xuất, hỗ trợ cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, các đơn vị, địa phương đề xuất hỗ trợ kinh phí khắc phục hạn hán sản xuất và thiếu nước sinh hoạt hơn 156 tỷ đồng, hỗ trợ rừng trồng bị chết do nắng hạn hơn 60 tỷ đồng.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Chí Hiến, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên cơ bản thống nhất với các kiến nghị, đề xuất của các cơ quan, đơn vị trong việc hỗ trợ khắc phục sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân. UBND tỉnh thống nhất tạm thời sử dụng nguồn kinh phí dự phòng để hỗ trợ cho các địa phương từ 70-80% tùy theo khu vực đồng bằng, miền núi.
Phó chủ tịch Thường trực tỉnh Phú Yên, ông Nguyễn Chí Hiến phát biểu tại cuộc họp.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cũng cho phép Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sử dụng nguồn kinh phí dự phòng theo hồ sơ được duyệt để bổ sung trồng dặm cho 369 ha rừng mới trồng; đồng thời lập đề án quản lý hạn hán trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của Tổng cục Thủy lợi.
Giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương xây dựng phương án cấp nước sinh hoạt cho vùng thường xuyên bị khô hạn. Đồng thời lưu ý các địa phương cần chủ động, chuẩn bị các phương án hiệu quả đảm bảo cung cấp nguồn nước tưới phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt cho người dân, để làm sao trong năm 2020 và những năm tiếp theo hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Theo Dautuonline
ĐBSCL: Đẩy nhanh xuống giống lúa đông xuân để né hạn mặn
Dự báo hạn mặn về sớm và diễn biến phức tạp nên Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương ven biển như Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu, Tiền Giang, Sóc Trăng... xuống giống sớm.
Ngày 1-12, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, hiện nay các tỉnh ĐBSCL bước vào cao điểm xuống giống hơn 1,55 triệu ha lúa đông xuân năm 2019-2020, với sản lượng ước khoảng 10,7 triệu tấn. Dự báo hạn mặn về sớm và diễn biến phức tạp nên Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương ven biển như Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu, Tiền Giang, Sóc Trăng... xuống giống sớm.
Những ngày qua, nhiều nông dân ĐBSCL đã cơ bản xuống giống xong đợt 1 và đợt 2 với diện tích 1-1,2 triệu ha; hiện đang khẩn trương xuống giống đợt 3 từ nay đến cuối tháng 12-2019 cho những diện tích còn lại.
Theo tính toán, trong 937.000ha lúa đông xuân ở các tỉnh ven biển thì có hơn 55.000ha có nguy cơ bị hạn mặn đe dọa. Cục Trồng trọt khuyến nghị, nông dân cần chọn giống ngắn ngày, sạ sớm và theo dõi chặt diễn biến hạn mặn để ứng phó kịp thời.
Tổng cục Thủy lợi cũng lưu ý, do năm nay đỉnh lũ thấp nên khả năng mặn xuất hiện sớm hơn trung bình nhiều năm 1-2 tháng. Dự báo, tháng 12-2019, ranh mặn 4g/lít xâm nhập vào đất liền 20-30km; sang tháng 1 và tháng 2-2020, ranh mặn 4g/lít lấn sâu vào đất liền 40-67km, cao hơn 15km so trung bình nhiều năm. Đây là phạm vi ảnh hưởng đến khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi. Đến tháng 3-2020, tùy thuộc vào lượng nước điều tiết từ các hồ chứa ở thượng nguồn sông Mê Công, mặn có thể giảm.
NGUYỄN THANH
Theo SGGP
Thủ tướng gửi lời chia buồn gia đình các nạn nhân vụ TNGT ở Phú Yên Vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra tối 30/11, khi tài xế vi phạm nồng độ cồn, lái xe bán tải tông vào các xe máy và xe đạp điện khiến 7 người thương vong. Chiều 1/12, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cùng lãnh đạo Tổng Cục Đường bộ Việt Nam...