Phú Yên: Hệ sinh thái san hô Hòn Yến bị hư hại, suy giảm nghiêm trọng
Thời gian gần đây, ngoài tác động của thiên tai mưa bão, sóng biển, nhiều người dân, du khách đã ngang nhiên giẫm đạp làm vỡ, chết nhiều loại san hô khiến hệ sinh thái san hô ở Hòn Yến đang bị hư hại, suy giảm nghiêm trọng.
San hô ở Hòn Yến phân bố ở tầng nông và rất nông trên nền đất cát và đá núi lửa rất đặc trưng.
Khu vực Thắng cảnh quốc gia Hòn Yến, xã An Hòa Hải, huyện Tuy An tỉnh Phú Yên có đặc điểm nổi bật về địa chất, địa mạo, hải dương tạo nên Hệ sinh thái san hô tầng nông và rất nông trên nền đất cát và đá núi lửa rất đặc trưng.
Du khách tự do đi trên rạng san hô để săn ảnh.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, ngoài tác động của thiên tai mưa bão, sóng biển, nhiều người dân, du khách đã ngang nhiên giẫm đạp làm vỡ, chết nhiều loại san hô khiến hệ sinh thái san hô ở Hòn Yến đang bị hư hại, suy giảm nghiêm trọng.
Du khách tự do đi trên rạng san hô để săn ảnh.
Theo ghi nhận của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam trong chiều 15 và 16/6, thời điểm này thủy triều rút, những rạn san hô lộ rõ, đẹp như một bức tranh có nhiều màu sắc, nhưng đây cũng là thời điểm hệ sinh thái san hô, cỏ biển Hòn Yến bị uy hiếp nhiều nhất. Nhiều đoàn khách mang theo các dụng cụ chụp ảnh tìm về “check in” với san hô. Nhiều người đã ngang nhiên dẫm đạp trực tiếp lên rạn san hô để chụp ảnh, hoặc tìm đường đi đến những khu vực có san hô khác, khiến nhiều loại san hô bị vỡ vụn.
Video đang HOT
Du khách tự do đi trên rạng san hô
Theo anh Hồ Văn Trung người dân xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, Thắng cảnh quốc gia Hòn Yến có 17 loài san hô sinh sống. Để có được một quần thể san hô đẹp như như hiện tại đã mất tới hàng nghìn, thậm chí hàng triệu năm. Hai năm qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 ít có du khách đến tham quan Hòn Yến nên rạn san hô ở đây dần được phục hồi. Tuy nhiên, hiện nay du khách đến Hòn Yến rất đông, mọi người được tự do lội xuống rạn san hô để chụp hình đã khiến san hô bị hư hại, ảnh hưởng nặng nề.
Một số người còn bắt loài sao biển dưới nước đặt lên san hô để chụp hình.
“Hiện nay, quần thể san hô tại Hòn Yến đã bị suy giảm nghiêm trọng. Các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Yên cần có biện pháp ngăn chặn, hạn chế cho người dân, du khách lội trực tiếp xuống các rạn san hô để chụp hình, có như vậy mới mong giữ lại được quần thể san hô Hòn Yến”, anh Trung Hồ Văn Trung kiến nghị.
Thời gian gần đây, hệ sinh thái san hô Hòn Yến đang bị suy giảm nghiêm trọng do nhiều người dân, du khách dẫm đạp làm vỡ, chết nhiều loại san hô.
Chị Lê Đoan Trang Trúc, du khách đến từ thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa chia sẻ “Tôi đã đi nhiều nơi, nhưng là lần đầu tiên đến với Hòn Yến. San hô ở đây hình thành trên nền đất đá núi lửa rất lạ và quý. Tôi đã tìm hiểu và được biết phải mấy nghìn năm san hô mới kiến tạo và hình thành đẹp như thế này. Tuy nhiên, khâu bảo tồn và ý thức của người dân và du khách ở đây rất hạn chế. Chỉ đến tham quan một tiếng ở Hòn Yến nhưng tôi đã nhắc nhở rất nhiều người, kể cả những người lớn tuổi khi họ biết san hô là tài nguyên quốc gia nhưng họ vẫn cố tình ngồi lên, giẫm đạp lên san hô. San hô Hòn Yến hiện đã suy giảm, hư hại khoảng 70%, nếu không có giải pháp bảo vệ khẩn cấp, tôi nghĩ chỉ một hai năm nữa quần thể san hô Hòn Yến sẽ không còn nữa”.
Những rạn san hô nhiều màu sắc tại Khu vực Thắng cảnh quốc gia Hòn Yến, xã An Hòa Hải (Tuy An, Phú Yên).
ADVERTISING
00:00
Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tuy An Huỳnh Văn Khoa cho biết, hệ sinh thái san hô Hòn Yến rất có giá trị, cần phải được bảo tồn nghiêm ngặt. Ủy ban nhân dân huyện đã tiếp nhận thông tin về tình trạng du khách vô tư giẫm đạp lên san hô để săn ảnh, đây là một hình ảnh không đẹp. “Ủy ban nhân dân huyện sẽ chỉ đạo các ngành liên quan tiến hành các biện pháp bảo vệ, chấn chỉnh tình trạng, người dân, du khách giẫm đạp, gây hư hại san hô”, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tuy An nói.
Hệ sinh thái san hô Hòn Yến rất cần phải được bảo vệ.
Theo tài liệu nghiên cứu của Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga, san hô ở Hòn Yến được ghi nhận có 17 loài (với hai dòng san hô cứng và san hô mềm). Nhiều nhất là Acroporaspicifera, Montipora foliosa. M.confuse… để bảo tồn, phát triển giá trị của hệ sinh thái san hô, cỏ biển Hòn Yến cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Việc cấp bách nhất là nhanh chóng khắc phục ô nhiễm môi trường rác thải, hình thành khu chức năng có chiến lược quản lý san hô. Bên cạnh đó tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, du khách thăm quan trong việc bảo vệ môi trường biển, bảo tồn đa dạng sinh học.
Hệ sinh thái san hô ở Hòn Yến phân bố tầng nông và rất nông trên nền đất cát và đá núi lửa rất đặc trưng.
Tỉnh Phú Yên đã khởi động Dự án bảo tồn san hô Hòn Yến với sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế. Tại huyện Tuy An, một Tổ cộng đồng bảo vệ rạn san hô Hòn Yến do chính người dân địa phương thành lập, đã tăng cường năng lực để bảo vệ hệ sinh thái san hô Hòn Yến. Vấn đề cấp thiết nhất hiện nay đó là cần ngăn chặn tình trạng người dân du khách tự do săn ảnh ở vùng có rạn san hô; có giải pháp bảo tồn bền vững, gìn giữ những giá trị quý giá của san hô Hòn Yến.
San hô Hòn Yến cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt để giữ giá trị hệ sinh thái.
Phú Yên: Khắc phục nhanh thiệt hại do mưa, gió lốc
Ngày 2/4, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã kiểm tra và chỉ đạo khắc phục những thiệt hại do mưa, gió lốc tại Phú Yên.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra, chỉ đạo khắc phục thiệt hại do mưa, gió lốc tại xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ảnh: TTXVN phát
Đoàn công tác đã đi thực tế kiểm tra những thiệt hại về nuôi trồng, đánh bắt thủy sản do ảnh hưởng sóng biển, gió lốc tại xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, thăm hỏi động viên gia đình các hộ dân bị tử vong, thiệt hại tài sản do sóng biển, gió lốc.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên: Đợt mưa lớn kèm theo gió giật mạnh (cấp 6-7) trong hai ngày 30 và 31/3 đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành nông, ngư nghiệp của tỉnh. Toàn tỉnh có trên 117 ghe, tàu đánh cá công suất nhỏ (chiều dài dưới 15m) của ngư dân 4 địa phương ven biển (Tuy Hòa, Tuy An, Đông Hòa, Sông Cầu) bị gió lốc, sóng biển đánh chìm; 2.450 lồng nuôi tôm hùm bị trôi dạt, 14 nhà ở của người dân bị sập đổ, tốc mái; 15.700/26.666 ha lúa Đông Xuân đang trong giai đoạn chín sáp, sắp thu hoạch bị ngập nước, ngã, đổ; 508 ha rau màu bị ảnh hưởng. Tại huyện Tuy An có một người tử vong đã tìm thấy, một người còn mất tích do bị gió lốc cuốn tại khu vực nuôi trồng thủy sản xã An Hòa Hải.
Sau buổi kiểm tra thực tế, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp nhận định, đợt mưa lớn kèm theo gió lốc trong những ngày vừa qua là hiện tượng thời tiết bất thường, ở Phú Yên có thể gọi là hiện tượng thời tiết dị thường. Hiện tượng thời tiết này là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hiện tượng La Nina. Trước đó, ngày 28/3 các cơ quan cảnh báo của Trung ương đã có chỉ đạo, cảnh báo cho các địa phương. Tuy nhiên, đối với ngư dân vẫn có yếu tố bất ngờ, bởi đã bước vào khô và đang là đầu vụ đánh bắt nhưng lại nhận một đợt mưa rất lớn, gió lốc khiến người dân không kịp trở tay.
Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp thăm hỏi gia đình có người tử vong do mưa, gió lốc tại xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh hiện tượng thời tiết phức tạp vừa qua đã gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy sản ở Phú Yên, còn lớn hơn ảnh hưởng của một cơn bão cấp 11-12 tại khu vực này. Nói như vậy có căn cứ, bởi chính quyền địa phương và người dân Phú Yên đã có đủ kinh nghiệm để ứng phó khi có bão nhưng với một trận gió lốc bất ngờ, diễn biến phức tạp trên biển như các ngày qua sẽ khó đoán, gây thiệt hại rất lớn. Ngoài ảnh hưởng của thiên tai, việc nuôi tôm chưa tuân thủ quy hoạch, các lồng nuôi ở mức độ quá dày, khi gió xoáy các lồng sẽ va chạm vào nhau gây nhiều thiệt hại. Bên cạnh đó, vật liệu làm lồng nuôi của người dân Phú Yên chưa chịu được thiên tai, cần thiết phải nghiên cứu tìm ra một vật liệu làm lồng nuôi mới chịu được gió bão. Vật liệu làm lồng nuôi mới giá thành phải bằng hoặc không quá cao so với lồng nuôi vật liệu cũ để người dân chuyển đổi.
"Đợt thiên tai vừa qua là bất thường và người dân vẫn chưa nắm rõ được các thông tin cảnh báo, do vậy sắp tới công tác cảnh báo phải làm rõ được gió cấp mấy, đường đi của gió như thế nào, có gió xoáy, lốc hay không. Từ dự báo này, chính quyền địa phương phải chủ động, làm tốt hơn nữa công tác thông tin, chuyển tải sớm cho ngư dân, có như vậy mới giảm được thiệt hại do thiên tai. Việc làm cần nhất hiện nay đó là chính quyền tỉnh Phú Yên cần khẩn trương khắc phục tốt nhất, nhanh nhất những thiệt hại hỗ trợ để người dân sớm ổn định cuộc sống, sản xuất", Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nói.
Thời tiết hôm nay 17-6: Ban ngày nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết nắng nóng đang có xu hướng mở rộng ở khu vực Bắc Bộ, đợt nắng này có thể kéo dài vài ngày sau đó mưa trở lại. Còn tại miền Nam thời tiết nhiều mây, ngày nắng, miền Trung nắng nóng gay gắt. Hôm nay cả nước hầu như đều có...