Phú Yên: Hàng chục ngàn hecta cây trồng “khát” nước, nguy cơ mất trắng
Nắng nóng kéo dài suốt nhiều tháng qua khiến hàng ngàn hecta cây trồng tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên “khát” nước, nguy cơ mất trắng.
Thời điểm này, đến xã Ea Chang, huyện Sơn Hòa một màu xám ngắt bao phủ do nhiều loại cây trồng khô cháy. Mí Ve ở xã Ea Chang cho biết, nhà Mí có gần 1 hecta đất nông nghiệp, từ đầu năm đến nay đã xuống giống 1 lần mía, 1 lần mè, nhưng vẫn không có một cây nào mọc lên khỏi mặt đất vì từ cuối năm ngoái đến nay, trên địa bàn xã không có một cơn mưa.
“Tiền giống mất hết, chả còn gì. Đến cỏ cũng chết hết chứ nói gì đến cây trồng. Đồng bào ở đây ai cũng khổ, người nào cũng vậy”, chị Mí Ve nói.
Nắng nóng khiến đồng khô cỏ cháy, cây mía mọc không lên khỏi mặt đất
Hàng ngàn hecta cây trồng khác như mía, sắn trên địa bàn huyện Sơn Hòa cũng rơi vào tình trạng tương tự. Nhiều hộ dân cho biết, thời tiết nắng nóng, nước ao, hồ trơ đáy nên cho dù đã nỗ lực tìm mọi nguồn nước để cứu cây trồng nhưng vẫn không đủ tưới.
Huyện Sơn Hòa có 22.000 hecta đất nông nghiệp, trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Thế nhưng, đến thời điểm hiện nay chưa tới 10% diện tích đất được xuống giống. Một số diện tích mía trồng được 3 tháng tuổi tiếp tục chết khô.
Video đang HOT
Dự báo năm nay, nắng nóng có thể xảy ra 7- 9 đợt và có khả năng xuất hiện 3 đến 5 đợt nắng nóng kéo dài. Tình hình thiếu nước, khô hạn là rất lớn. Do đó, công tác tưới vụ hè thu năm nay gặp nhiều khó khăn, nhất là các vùng có công trình thủy lợi nhỏ, ở xa nơi tưới, cuối nguồn nước. Ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, sẽ tổ chức các đoàn khảo sát đánh giá về thực trạng nguồn nước để có giải pháp phù hợp.
Nắng nóng, cây giống chờ mưa để xuống giống
“Trên cơ sở tập hợp đánh giá, nhu cầu cấp nước sinh hoạt cũng như trên cơ sở quy hoạch cấp nước vùng, chúng tôi cân đối trước hết là nước sinh hoạt, thứ 2 là nước tưới tiêu để cân đối cây trồng trong dài hạn. Ví dụ như đất lúa, vùng nào giữ bao nhiêu và chuyển bao nhiêu để đảm bảo nước tưới tiêu. Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống kênh mương ngầm chuyển sang đường ống để thuận lợi trong duy tu, bảo dưỡng và an toàn”, ông Trần Hữu Thế cho biết thêm.
Thu hoạch nhanh gọn lúa xuân, né tránh thời tiết bất lợi ở Hà Tĩnh
Những ngày tới, ở Hà Tĩnh có thể xuất hiện dông lốc, mưa đá, gió giật mạnh, nguy cơ gây đổ ngã lúa xuân, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng.
Người dân cần tập trung thu hoạch nhanh gọn lúa vụ xuân và triển khai sản xuất vụ hè thu - mùa năm 2020 đúng lịch thời vụ
Để kịp thời thu hoạch nhanh gọn lúa vụ xuân và triển khai sản xuất vụ hè thu - mùa năm 2020 đúng lịch thời vụ, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Công điện số 09/CĐ-UBND yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc Sở NN&PTNT tổ chức thực hiện tốt các nội dung sau:
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo phòng NN&PTNT, UBND các xã, phường, thị trấn huy động tối đa máy gặt đập để thu hoạch nhanh gọn lúa xuân, với phương châm "lúa chín đến đâu thì thu hoạch nhanh gọn đến đó", phấn đấu thu hoạch lúa vụ xuân xong trước ngày 20/5.
Huy động tối đa nhân lực, phương tiện, máy móc tiến hành làm đất để gieo cấy lúa hè thu 2020 đúng lịch thời vụ.
Chỉ đạo chấp hành nghiêm lịch thời vụ, với phương châm lấy nước điều hành thời vụ, tập trung gieo cấy lúa vụ hè thu năm 2020 đồng loạt, đảm bảo thời vụ gieo cấy kết thúc trước 10/6, trổ bông từ 5 - 10/8 và thu hoạch trước ngày 10/9 để né tránh bão lũ cuối vụ.
Rà soát, cân đối nguồn giống, tăng cường công tác quản lý nhà nước về hàng hóa vật tư nông nghiệp, kiểm tra, kiểm soát chất lượng giống lúa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất.
Phối hợp với công ty thủy nông trên địa bàn rà soát, cân đối nguồn nước, thống nhất kế hoạch, thời gian mở nước, bơm nước; thường xuyên tuyên truyền người dân sử dụng nước tiết kiệm. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi, các địa phương, đơn vị quản lý trạm bơm chủ động phối hợp với chi nhánh điện trên địa bàn để đảm bảo nguồn điện phục vụ cho các trạm bơm;
Cử cán bộ chuyên môn bám sát cơ sở để trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn nông dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa xuân 2020 và triển khai vụ hè thu 2020 đảm bảo quy trình kỹ thuật, thời vụ.
Giám đốc Sở NN&PTNT chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc ngành đôn đốc, theo dõi tiến độ thu hoạch lúa xuân; phân công cán bộ phối hợp với các địa phương hướng dẫn, đôn đốc triển khai sản xuất vụ hè thu đảm bảo quy trình kỹ thuật và lịch thời vụ. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Chỉ đạo các công ty thủy nông phối hợp chặt chẽ với các địa phương để cung cấp đủ nước; có phương án cấp nước hợp lý, ưu tiên những vùng cuối kênh, khó khăn về nguồn nước; phân công cán bộ bám sát cơ sở nắm bắt tình hình, kịp thời xử lý các vướng mắc, khó khăn phát sinh.
Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với Sở NN&PTNT thường xuyên tuyên truyền về tình hình thời tiết, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa xuân, đồng thời tập trung triển khai sản xuất hè thu.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ với Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thành phố, thị xã vận động, hỗ trợ nhân dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa xuân kịp thời và triển khai sản xuất vụ hè thu đảm bảo thời vụ nhằm né tránh thiên tai, giành thắng lợi toàn diện.
Yêu cầu Giám đốc Sở NN&PTNT, chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; giám đốc và thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan thực hiện nghiêm túc nội dung công điện này.
Hà Nội xây dựng 3 kịch bản phòng, chống úng ngập mùa mưa bão năm 2020 Sở NN&PTNT Hà Nội vừa ban hành Phương án số 31/PA-SNN, về phòng, chống úng ngập khu vực ngoại thành và đảm bảo an toàn hồ, đập trong mùa mưa bão năm 2020. Ảnh minh họa Theo đó, Sở NN&PTNT đã xây dựng các kịch bản giả định phòng, chống úng ngập khu vực ngoại thành và đảm bảo an toàn hồ, đập...