Phú Yên: Giá mủ cao su không ngừng tăng cao, nông dân phấn chấn, đến người đi cạo mủ cũng kiếm dăm trăm ngàn/ngày
Hơn 1 năm nay, giá mủ cao su không ngừng tăng cao, nông dân huyện miền núi Sông Hinh ( tỉnh Phú Yên) phấn khởi, tăng cường đầu tư, khai thác mủ.
Trong bối cảnh giá mía, sắn bấp bênh thì việc giá mủ cao su tăng phần nào giúp nhiều người dân cải thiện cuộc sống.
Người trồng cây cao su có lãi
Theo các hộ trồng cao su ở huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên), hiện đang vào mùa khai thác mủ. Đầu vụ, mủ cao su đạt sản lượng, giá ổn định với mức 247 đồng/độ mủ, tương đương 11.600-12.000 đồng/kg mủ nước. Với mức giá bán mủ cao su như thế này, người trồng cao su có lãi đáng kể.
Người dân chăm sóc, khai thác mủ cao su tại xã Ea Bar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Ảnh: NGÔ XUÂN
Ông Nguyễn Đức Phong trồng cao su ở xã Ea Bar, huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên), phấn khởi nói: “Sau nhiều năm rớt giá, từ cuối năm 2019 đến nay, giá cao su bắt đầu nhích từ 210 đồng/độ mủ lên 250-310 đồng/độ mủ nên chúng tôi tập trung đầu tư, khai thác mủ…”
Theo ông Phong, gia đình ông trồng gần 2ha cao su từ năm 2011; hiện đã thu hoạch đến năm thứ tư. Thời điểm này, bình quân mỗi tháng gia đình ông cạo 15 nhát (15 lần cạo), với độ mủ trung bình đạt khoảng 37 độ; trừ hết chi phí còn khoảng 7-8 triệu đồng/tháng.
Còn ông Nguyễn Văn Hạnh ở xã Ea Ly, huyện Sông Hinh bày tỏ: “Gia đình tôi có 500 gốc cao su đã trồng được 11-12 năm tuổi. Năm nay, độ mủ đạt cao, giá cao su cũng cải thiện đáng kể. Thời điểm đầu mùa, vườn cao su của gia đình tôi đạt 48 độ mủ; đến nay giảm còn khoảng 43,9 độ mủ. Với giá bình quân 247 đồng/độ mủ, người trồng cao su có lãi hơn so một số cây trồng khác”.
Video đang HOT
Ngoài nguồn thu nhập cho gia đình, các vườn cao su vào mùa thu hoạch còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Đặc biệt, với những người cạo cao su quen việc và chịu khó có thể thu nhập từ 350.000-400.000 đồng/người/ngày.
Đầu tư, chăm sóc cây cao su
Theo người trồng cao su, loại cây trồng này chỉ tốn kinh phí đầu tư trong thời gian đầu. Cây cao su chỉ cần bón phân 1 lần trong 3 năm. Người trồng có thể tận dụng các loại phân chuồng, phân xanh hữu cơ (ủ từ lá cây) để bổ sung dinh dưỡng cho cây cao su nên không tốn nhiều chi phí đầu tư, chăm sóc, phân thuốc như nhiều cây trồng khác.
Mùa khai thác mủ cao su ở tỉnh Phú Yên thường bắt đầu sau vụ khai thác của các vựa cao su ở khu vực Đông Nam Bộ khoảng 1 tháng, bắt đầu từ tháng 6 năm trước đến tháng 2 năm sau. Thế nhưng, vùng núi tỉnh Phú Yên thời điểm này thường có mưa nên gây không ít trở ngại cho việc khai thác mủ.
Do vậy, người dân đang tìm cách thu hoạch mủ cao su trong thời tiết mưa mà không ảnh hưởng đến chất lượng mủ cũng như cây cao su, chủ động được thời gian khai thác và tăng sản lượng khai thác mủ.
Theo Phòng NNPTNT huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên), do ảnh hưởng của trận bão năm 2017, nhiều diện tích cao su trên địa bàn huyện Sông Hinh bị gãy đổ, thiệt hại gần 500ha. Thời điểm đó, giá cao su thấp nên người dân không mặn mà trồng lại.
Đến cuối năm 2019, giá mủ cao su bắt đầu hồi phục, nhiều người dân đầu tư trồng mới được khoảng 400ha. Một số gia đình cũng đầu tư chăm sóc, vệ sinh vườn cây cao su, thay thế vật tư thu hoạch mủ cao su để đảm bảo cho hoạt động khai thác.
Ông Nguyễn Khắc Sự, Trưởng Phòng NNPTNT huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) cho biết: Hiện trên địa bàn huyện Sông Hinh có khoảng 4.000ha cao su; trong đó khoảng 3.300ha đang trong độ tuổi khai thác, tập trung chủ yếu ở các xã Ea Bar, Ea Ly, Ea Trol, Sông Hinh, Đức Bình Đông…
Hiện nay, năng suất bình quân vườn cao su trên địa bàn khoảng 1,8 tấn/ha; cá biệt có những trường hợp đạt gần 3 tấn/ha. Với mức giá bán mủ cao su bình quân khoảng 11.600-12.000 đồng/kg mủ nước (thời điểm đầu vụ), người trồng cao su lãi khoảng 40-50 triệu đồng/ha.
Nếu mức giá bán mủ cao su này ổn định thì bà con có nguồn thu nhập tương đối so với những loại cây trồng khác trong thời điểm hiện nay.
Huyện miền núi Phú Yên đối phó với hạn
Trước tình trạng khô hạn kéo dài, chính quyền địa phương và người dân các huyện miền núi (Sông Hinh, Đồng Xuân, Sơn Hòa) của tỉnh Phú Yên đã chủ động nhiều giải pháp để chống hạn cho cây trồng.
Đặc biệt, với sự tham gia của doanh nghiệp đã phần nào giảm bớt khó khăn cho người nông dân.
Gia đình ông Đặng Văn Tri, ở xã Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh có 1,8 ha đất trồng mía dọc Quốc lộ 29. Do cây mía lưu gốc nhiều năm đã cỗi, năng suất thấp nên niên vụ này ông Tri quyết định đào bỏ gốc trồng mới.
Nông dân huyện miền núi Sông Hinh sử dụng máy móc làm đất trồng mía niên vụ mới.
Những năm trước, thời tiết thuận lợi chỉ cần một vài cơn mưa, độ ẩm trong đất đủ mía giống sẽ tự nảy mầm phát triển nhanh không cần phải tưới. Thế nhưng, năm nay nắng hạn kéo dài, đã nhiều tháng không có mưa, ruộng mía mới trồng của gia đình ông cũng đã nảy chồi, lá non, nhưng chậm phát triển, nhiều diện tích đang bị vàng lá, khô héo dần.
Xót xa trước những thân mía non đang quay quắt, chết khô dần do nắng hạn, những ngày này ông Tri đã thuê nhân công dùng xe tải và xe công nông xin nước từ các ao hồ của người dân trong xã, chở đến tận ruộng cứu cây mía.
Ông Tri chia sẻ: "Xe tải không phải là xe chuyên dụng để chở nước nên tôi sử dụng bạt lót thùng xe chở nước đến Quốc lộ 29, sau đó dùng ống dẫn nối từ thùng xe tưới cho ruộng mía. Với sáng kiến này, ruộng mía 1,8 ha của gia đình chỉ phải chi phí hơn 30 triệu đồng để vận chuyển nước thuê công tưới. Cây mía được tưới nước sẽ phát triển tốt, thu hoạch năm đầu tiên sẽ bù được chi phí đầu tư, các năm tiếp theo sẽ có lãi. Còn nếu cứ bỏ hoang ruộng do khô hạn gia đình sẽ thiệt hại nhiều hơn vì không có nguồn thu nhập trang trải cuộc sống trong những năm tới".
Tại huyện miền núi Sơn Hòa, địa phương có khoảng 13.000 ha đất trồng mía. Những năm trước, vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 mía đã thu hoạch xong bán cho các nhà máy, nông dân tiến hành làm đất để trồng vụ mới, thế nhưng vụ này hàng nghìn ha đất trồng mía tại các xã trong huyện vẫn chưa được xuống giống và bỏ hoang.
Để hỗ trợ nông dân, Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam, doanh nghiệp có hợp đồng tiêu thụ cây mía ở huyện Sơn Hòa đã có nhiều biện pháp đồng hành hỗ trợ cho người nông dân. Vụ mía năm nay, ngoài các chính sách hỗ trợ về phân bón, KCP còn đầu tư vốn để người dân chủ động nguồn nước tưới cứu mía.
Anh Nguyễn Văn Luân, xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa cho biết, gia đình có 4 ha mía đã xuống giống gần hai tháng, diện tích này gia đình đã ký hợp đồng bán sản phẩm cho Công ty KCB.
Ngay từ đầu vụ, gia đình được công ty hỗ trợ vốn không tính lãi đầu tư hệ thống giếng khoan, ống bơm, bét tưới tại vườn mía. Chỉ với kinh phí 30 triệu đồng đầu tư giếng khoan do công ty hỗ trợ, gia đình anh Luân đã chủ động được nước tưới cho cây mía không chỉ vụ này mà còn những vụ tiếp theo. Cây mía có nước tưới nên phát triển xanh tốt hơn so với những năm trước.
Ông K. Subbaiah, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam cho biết, đơn vị hợp đồng bao tiêu 6.000 ha mía tại huyện Sơn Hòa, do nắng hạn nên đến nay người dân trong huyện mới chỉ xuống giống được hơn 2.000 ha. Bên cạnh việc đầu tư nguồn vốn để nông dân cải tạo ao, hồ, khoan giếng tìm kiếm nguồn nước tưới mía, chống hạn, công ty còn triển khai nhiều chính sách khuyến khích người trồng mía như: sẽ thưởng thêm 50.000 đồng/tấn mía đối với những diện tích mía có năng suất đạt 70 tấn/ha, không tính lãi suất đầu tư phân, giống và tiền mặt nằm trong chính sách đầu tư của công ty.
Theo ông Phạm Đình Phụng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Sơn Hòa, niên vụ mía năm 2019-2020 do nắng hạn khiến trên 50% diện tích mía tại huyện năng suất thấp, sản lượng chỉ đạt từ 30-50 tấn/ha, giảm gần một nửa năng suất so với các vụ mía trước đó. Chi phí cao, nhân công thu hoạch mía khó, giá mía thấp, nhiều người trồng mía hòa vốn, có hộ bị thua lỗ. Mặc dù địa phương có diện tích mía lớn 13.000 ha nhưng chỉ 10% diện tích mía có nước tưới thường xuyên, phần lớn chờ nguồn nước mưa. Trong điều kiện khô hạn kéo dài, có sự hỗ trợ kịp thời của các doanh nghiệp giúp giảm bớt gánh nặng cho người dân trên địa bàn.
Cũng như cây mía, hàng trăm ha cây trồng như sắn, cà phê, cao su ở các huyện miền núi Phú Yên cũng đang thiếu nước tưới nghiêm trọng do nắng hạn. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, Đào Lý Nhĩ cho biết, vụ Hè Thu năm 2020 này, tình trạng khô hạn, thiếu nước tại tỉnh đã được nhận định tương đương hoặc cao hơn mùa khô năm 2019 (khoảng 10%). Do đó, dự báo toàn tỉnh có khoảng 11.000 ha, 35.000 ha cây (mía sắn, ngô, rau đậu) các loại bị ảnh hưởng và thiếu nước tưới.
Nông dân huyện miền núi Sông Hinh tưới nước cứu ruộng mía trước điều kiện thời tiết nắng hạn gay gắt.
Tỉnh đã mở nước từ hệ thống Đập thủy nông Đồng Cam, để các địa phương có nguồn nước sản xuất lúa vụ Hè Thu. Đối với diện tích cây trồng như mía, sắn ở các huyện miền núi nơi gặp khó khăn về nguồn nước phải nhờ nguồn nước trời. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã chỉ đạo Phòng nông nghiệp các địa phương triển khai các phương án phòng chống hạn, đồng thời khuyến cáo người dân tăng cường đầu tư, áp dụng các kỹ thuật canh tác tiến bộ vào sản xuất, tưới tiết kiệm nước, sử dụng giống mới có khả năng kháng sâu bệnh, chịu hạn, thích nghi với biến đổi của khí hậu.
Cổ đông không kiểm soát 'chịu thiệt' để HAGL báo lãi 10 tỷ đồng trong quý 2 Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HoSE: HAG) ghi nhận lãi ròng 10 tỷ đồng do cổ đông không kiểm soát phải gánh lỗ đến 75 tỷ đồng. Doanh thu thuần trong quý 2 của HAG đạt 636 tỷ đồng, tăng 24% so cùng kỳ. Tuy vậy giá vốn chiếm đến 512 tỷ đồng...