Phú Yên: Dập tắt đám cháy rừng ở núi Rọ Hươu
Theo ông Lê Văn Bé, Chi cục trưởng Chi cục Liểm lâm tỉnh Phú Yên đến 2 giờ ngày 28/6, các lực lượng chức năng của tỉnh đã dập tắt đám cháy rừng xảy ra tại khu vực Núi Rọ Hươu, thôn Quan Mỹ, xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa.
Hiện trường vụ cháy rừng tại núi Rọ Hươu (Phú Yên). Ảnh: TTXVN
Trước đó, vào lúc 4 giờ ngày 27/6, đám cháy xuất hiện tại khu vực núi Rọ Hươu, xã Hòa Mỹ Tây sau đó lan rộng ra nhiều diện tích rừng thuộc 4 thôn trong xã. Diện tích rừng bị cháy là rừng trồng từ 3 năm tuổi đến 7 năm tuổi. Nhận được tin báo, lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên đã huy động 4 xe cứu hỏa cùng hàng trăm người gồm công an, bộ đội, dân quân tự vệ tiến hành các biện pháp tạo đường băng, ngăn chặn không cho đám cháy lan rộng sang các khu vực khác.
Theo ông Lê Văn Bé, khu vực xảy ra cháy là đồi có độ dốc cao, trời gió to, đến 2 giờ ngày 28/6 lực lượng chức năng mới khống chế, dập tắt được đám cháy. Hiện chưa thống kê diện tích rừng bị cháy và thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Trước đó, ngày 26/6, cũng xảy ra vụ cháy tại rừng phòng hộ ven biển Từ Nham thuộc xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu, diện tích rừng bị cháy khoảng 25 ha.
Tại tỉnh Phú Yên nắng nóng gay gắt kéo dài những ngày qua khiến nguy cơ cháy rừng đang ở mức báo động. Tỉnh khuyến cáo người dân không mang theo các vật dụng dễ cháy vào rừng; các ngành chức năng, các địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ rừng, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Video đang HOT
Theo Phạm Cường (TTXVN)
Đồng Tháp căng thẳng 'cuộc chiến' dịch tả lợn châu Phi
Bệnh dịch tả lợn châu Phi tại Đồng Tháp đang diễn biến phức tạp. Tính đến ngày 25.6, toàn tỉnh đã tiêu hủy gần 12.800 con lợn mắc bệnh chết với tổng khối lượng gần 1.000 tấn.
Đàn lợn tại xã Tân Phú Trung, H.Châu Thành (Đồng Tháp) bị dịch tả lợn châu Phi chết, được thu gom để tiêu hủy . ẢNH: TRẦN NGỌC
Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, ngày 25.6, ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, trủ trì buổi họp trực tuyến chỉ đạo các ngành và các địa phương nhằm tăng cường các giải pháp để bảo vệ đàn lợn trên địa bàn tỉnh.
Tiêu hủy lợn chết đến 9 - 10 giờ đêm
Đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra 12/12 huyện, thị, thành phố của Đồng Tháp, với 50% số xã có lợn mắc bệnh. Thiệt hại nặng nề nhất là các huyện Châu Thành, Tân Hồng và TP.Sa Đéc...
Ông Phan Thanh Dũng, Phó chủ tịch UBND H.Châu Thành, cho hay tính đến ngày 24.6, toàn huyện có 603 hộ chăn nuôi có đàn lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi. Ngành chức năng đã tổ chức tiêu hủy gần 7.800 con lợn chết với tổng khối lượng hơn 670 tấn.
Ông Phan Thanh Dũng cho hay có ngày huyện phải xử lý chôn lấp hơn 70 tấn lợn bệnh chết, do số lượng lợn chết phát sinh quá cao so với phương án xử lý nên huyện gặp khó khăn rất nhiều trong việc xử lý dịch bệnh. Một số hố chôn lấp quá tải dẫn đến xì hố, bốc mùi hôi thối, gây phản ứng cho các hộ dân xung quanh.
"Việc thu gom xử lý lợn bệnh chết khó khăn. Hôm nào xử lý xong sớm cũng khoảng 9 -10 giờ đêm anh em mới về nhà... Thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh phát sinh rất lớn, ngoài kế hoạch và dự báo của địa phương", ông Dũng cho biết.
Lực lượng chức năng phải căng sức xử lý số lợn chết do dịch tả lợn châu Phi vượt xa dự báo ẢNH: TRẦN NGỌC
Rất mong bà con nông dân thực hiện tốt các yêu cầu về an toàn sinh học
Ông Võ Bé Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Tháp, cho hay tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi ảnh hưởng nhiều hộ dân chăn nuôi, nhưng bệnh chưa xảy ra đối với các hộ chăn nuôi lợn theo hình thức an toàn sinh học và trại chăn nuôi có ý thức trong phòng, ngừa bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Theo ông Võ Bé Hiền, hộ chăn nuôi của tỉnh không thực hiện tốt các yêu cầu về an toàn sinh học, như: không kiểm soát người và phương tiện ra vào trại, sử dụng thức ăn thừa và mua các sản phẩm từ thịt lợn về tiêu thụ trong trại... nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao. Việc các hộ chăn nuôi "bán chạy" lợn bệnh cho thương lái và vứt lợn bệnh chết xuống sông cũng sẽ khiến cho tình trạng dịch bệnh dễ bùng phát tại Đồng Tháp.
"Virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi tồn tại trong nước ít nhất 3 tháng. Do điều kiện chăn nuôi của các hộ dân chủ yến nhỏ, lẻ và sử dụng nước sông tắm nên dịch bệnh sẽ lây lan. Cùng với nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh của cơ quan chức năng, chúng tôi rất mong bà con nông dân thực hiện tốt các yêu cầu về an toàn sinh học", ông Hiền nói.
Nhiều hố chôn bị quá tải do lợn bị mắc dịch tả lợn châu Phi chết quá nhiều ẢNH: TRẦN NGỌC
Ông Nguyễn Thanh Hùng chỉ đạo trong công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, các địa phương và ngành chức năng tỉnh tăng cường công tác phòng ngừa và bảo vệ số lượng đàn lợn hơn 170.000 con còn lại của tỉnh, tránh để dịch bệnh lan rộng.
Để giảm bớt thiệt hại cho người chăn nuôi, UBND tỉnh Đồng Tháp chi hỗ trợ cho người chăn nuôi 38.000 đồng/kg lợn bị tiêu hủy. Đến nay, chỉ riêng H.Châu Thành đã chi hỗ trợ cho người dân có lợn bị tiêu hủy với số tiền hơn 2,5 tỉ đồng. Các huyện còn lại của tỉnh Đồng Tháp cũng đang triển khai chi hỗ trợ cho các hộ dân có lợn chết bị tiêu hủy theo quy định.
Theo Thanhnien
Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại trang trại 20.000 con ở Đồng Nai Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai, hiện dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện trên địa bàn 24 xã thuộc 8 huyện, thị ở Đồng Nai gồm huyện Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Thống Nhất, Nhơn Trạch, Long Thành và Tân Phú và thành phố Biên Hòa; trong đó, dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp...