Phú Yên chuyển đổi sản xuất để thích ứng với biến đổi khí hậu
Phú Yên đang triển khai các giải pháp chuyển đổi sản xuất để đảm bảo sinh kế cho người dân một cách bền vững trước những tác động của biến đổi khí hậu như: bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở bờ sông, triều cường, lốc xoáy …
Phú Yên là tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, có đặc điểm về khí hậu và địa hình rất phức tạp, hàng năm phải hứng chịu nhiều dạng thiên tai do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như: bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở bờ sông, triều cường, lốc xoáy…
Những tác động của biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp của người dân. Trước thực trạng này, chính quyền địa phương đang triển khai các giải pháp chuyển đổi sản xuất để đảm bảo sinh kế cho người dân một cách bền vững.
Hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng khắc nghiệt
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, kiểu thời tiết điển hình là nền nhiệt độ tăng cao. Thực tế này khiến tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở Phú Yên ngày càng nghiêm trọng, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất đất sản xuất, gây khó khăn cho trồng trọt, chăn nuôi, dễ phát sinh các loại bệnh trên cây trồng, vật nuôi…
Hạn hán khiến diện tích lúa bị héo, chết khô. Ảnh: Phạm Cường/TTXVN
Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam của Bộ Tài Nguyên và Môi trường (ban hành năm 2016), nếu nước biển dâng 50cm, khoảng 0,55% diện tích của tỉnh Phú Yên có nguy cơ bị ngập. Khi mực nước biển dâng lên 1m thì diện tích bị ngập tăng lên 1,08%. Các huyện ven biển có nguy cơ ngập cao là Đông Hòa và Tuy An.
Nước biển dâng sẽ làm mất đất sản xuất lúa, rau màu…, đất lâm nghiệp và đất thổ cư cũng bị thu hẹp. Thực tế, nhiều năm qua, do mực nước biển tăng, một số khu vực ven biển đã ăn sâu vào đất liền vài trăm mét. Tốc độ bình quân bị xâm thực hàng năm từ 10-20m. Có nơi như thôn Hòa An (xã Xuân Hòa, thị xã Sông Cầu) và thôn Long Thủy (xã An Phú, thành phố Tuy Hòa) bị xâm thực từ 25-35m/năm.
Video đang HOT
Tình trạng nước biển dâng và xâm nhập mặn kết hợp với hạn hán trên diện rộng khiến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên càng khó khăn. Năm 2014, có 576 ha đất trồng lúa vụ hè thu không có nước gieo sạ phải chuyển đổi sang cây trồng khác.
Đến nay, diện tích lúa hè thu phải chuyển đổi cây trồng tăng thêm 400 ha. Ngoài ra, có hơn 7.000 ha lúa hè thu đã gieo sạ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất do thiếu nước. Toàn tỉnh có 600 ha đất bị nhiễm mặn tập trung chủ yếu ở các huyện Tuy An, Đông Hòa, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa. Bên cạnh đó, nắng hạn kéo dài khiến nguy cơ cháy rừng luôn ở mức cao, hơn 6.000 hộ dân ở các huyện miền núi phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt.
Bà Lê Đào An Xuân, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên nhận định: Thực tế cho thấy, những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Phú Yên xảy ra nhiều thiên tai có nguồn gốc biến đổi khí hậu. Các hiện tượng này có chiều hướng tăng về cường độ, tần suất và diễn biến khó lường. Hậu quả là rất nghiêm trọng kéo theo thiệt hại về kinh tế, đời sống của người dân cũng như môi trường…
Chuyển đổi sản xuất, đảm bảo sinh kế cho người dân
Trước thực trạng biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đã ban hành kế hoạch hành động ứng phó. Trong đó, nội dung quan trọng nhất được xác định là các chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi sản xuất để đảm bảo sinh kế.
Ở khu vực đồng bằng, miền núi, việc chuyển đổi được thực hiện từ trồng cây lúa nước sang rau màu, đậu tương ở vùng thiếu nước cục bộ; chuyển đổi từ cây sắn, mía tại vùng năng suất thấp sang cây ăn quả hoặc cây lâm nghiệp…
Bên cạnh việc chuyển đổi các loại cây trồng nông nghiệp thuần túy, tỉnh Phú Yên đã có định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ.
Ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên cho biết: Những năm qua, Trung ương và địa phương đã dành ngân sách để thực hiện các chính sách, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân. Các mô hình đều hướng tới xây dựng sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt và có khả năng nhân rộng. Cụ thể như mô hình: sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu (tại xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa); mô hình ứng dụng khoa học công nghệ để trồng và chế biến cây dược liệu cà gai leo (tại xã An Mỹ, huyện Tuy An).
Khu vực các địa phương ven biển tỉnh Phú Yên, sinh kế của người dân đang bị ảnh hưởng nặng nề. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đã có sự chủ động trong việc phối hợp với các nhà khoa học để xây dựng mô hình sinh kế bền vững cho người dân.
Ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết: Tỉnh Phú Yên có đường bờ biển dài gần 190 km. Người dân chủ yếu sống nhờ các ngành nghề liên quan đến biển như: đánh bắt, chế biến, nuôi trồng thủy sản, làm muối… Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đã đề xuất đến các nhà khoa học, mới đây nhất là Viện Địa lý nhân văn (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) quan tâm nghiên cứu sâu về lĩnh vực kinh tế biển vì đây là một trong những ngành nghề quan trọng của tỉnh thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu, có ảnh hưởng lớn đến sinh kế cũng như nguồn lực phát triển kinh tế của địa phương.
Theo Xuân Triệu (TTXVN)
Kiên Giang: Nuôi tôm càng xanh nông dân có lời cao
Trong 2 ngày (8 và 9/8), Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (BCH T.Ư NDVN) Bùi Thị Thơm - Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020 của T.Ư Hội NDVN đã về khảo sát vai trò của Hội ND tham gia xây dựng NTM và phát triển kinh tế tập thể tại tỉnh Kiên Giang.
Xây dựng tốt hạ tầng cơ sở
Sáng ngày 8/8, đoàn công tác đã đến làm việc tại xã Phong Đông, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Hội ND xã Phong Đông cho biết, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, nghị quyết của cấp ủy, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Hội đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, ND thực hiện có hiệu quả 15 phần việc của hộ gia đình trong xây dựng NTM; tham gia xây dựng kết cầu hạ tầng cơ sở ở nông thôn.
Kết quả Hội đã vận động sửa chữa và bắc mới 6 cây cầu các loại; duy tu sửa chữa 5,4km đường giao thông nông thôn, sửa chữa 17 căn nhà, cất mới 28 căn, đang triển khai xây dựng 88 lò đốt rác trong các cụm dân cư, làm thủy lợi nội đồng với tổng số tiền trên 592 triệu đồng và gần 2.000 ngày công lao động do hội viên, ND và các Mạnh Thường Quân đóng góp.
Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm thăm dự án nuôi tôm càng xanh tại xã Phong Đông. ảnh: Chúc Ly
Cũng theo Hội ND xã Phong Đông, với vai trò là cơ quan trong bộ phận thường trực Ban chỉ đạo phong trào kinh tế tập thể, Hội đã tích cực phối hợp với các ban, ngành tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, ND tham gia phát triển các hình thức tập thể đạt nhiều kết quả quan trọng. Đến nay đã vận động thành lập được 8 tổ hợp tác, 1 hợp tác xã (HTX) với 12 thành viên tổng diện tích 59,6ha.
Được sự chấp thuận đầu tư dự án nuôi tôm càng xanh cho HTX tại địa phương, với số tiền 300 triệu đồng cho 12 xã viên được vay vốn. Từ đó, hầu hết các xã viên đều thu được lãi suất cao; sau khi trừ chi phí hộ thu lãi thấp nhất đạt trên 50 triệu đồng, nhiều hộ lãi trên 100 triệu đồng/vụ nuôi".
Ông Trịnh Tài Mol - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Vĩnh Thuận cho biết: "Hiện toàn huyện có 8 HTX nông nghiệp, huyện đang tổ chức liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm tôm càng xanh. Bên cạnh đó, toàn huyện có 103 tổ hợp tác, chủ yếu là tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, ND trực tiếp quản lý 1 HTX và 33 tổ hợp tác".
"Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế hợp tác của huyện còn nhiều khó khăn. Việc vận động ND tham gia còn khó, do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, đất không liền canh liền cư, dẫn đến việc thành lập vùng sản xuất còn hạn chế. Để HTX tồn tại thì phải có hoạt động kinh doanh và kinh doanh có lãi, từ đó mới khuyến khích được người dân tham gia" - ông Mol thông tin thêm.
Theo ông Hà Văn Chủ - Chủ tịch Hội ND huyện Vĩnh Thuận, hiện nay, huyện có 2 chi - tổ hội nghề nghiệp, xu hướng tới Hội ND huyện sẽ triển khai phát triển thêm chi - hội nghề nghiệp theo lĩnh vực. Công tác tuyên truyền, vận động ND tham gia xây dựng NTM thì cốt lõi là giúp họ hiểu được mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của việc xây dựng NTM. Từ đó, giúp ND hiểu được lợi ích và vai trò của mình trong công tác này.
Ưu tiên mô hình thích ứng biến đổi khí hậu
Sáng 9/8, đoàn công tác của T.Ư Hội NDVN đã có buổi làm việc với BCH Hội ND tỉnh Kiên Giang về vai trò của Hội trong xây dựng NTM và phát triển kinh tế tập thể.
Theo Hội ND tỉnh Kiên Giang, từ năm 2011 đến nay, Quỹ Hỗ trợ ND các cấp đã đầu tư 101,4 tỷ đồng cho 177 dự án sản xuất. Các ngân hàng đã dành trên 1.074 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo sản xuất. Các cấp Hội ND trong tỉnh đã tham gia nâng cấp, sửa chữa trên 988km đường giao thông nông thôn, xây mới và sửa chữa 960 cây cầu, nạo vét 533km kênh mương với tổng trị giá 15 tỷ đồng, xây dựng 166 công trình NTM; phối hợp cất 724 nhà cho hội viên, ND nghèo... Với sự tham gia tích cực của Hội, đến tháng 7/2019, toàn tỉnh có 58 xã và 1 huyện được công nhận NTM. Các cấp Hội đã vận động thành lập 104 HTX nông nghiệp, 353 tổ hợp tác sản xuất.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm cho rằng, Kiên Giang là tỉnh ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống ND có nhiều cải thiện, thể hiện rõ nhất trong kết quả xây dựng NTM; đồng thời, đánh giá cao công tác chỉ đạo khá toàn diện, bài bản của BCH Hội ND tỉnh, nhất là trong công tác chỉ đạo thực hiện xây dựng NTM, kinh tế tập thể. Thời gian tới, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm đề nghị Hội ND tỉnh cần mở rộng đối tượng hội viên là nhà khoa học, chuyên gia về nông nghiệp, ND, nông thôn; quan tâm xây dựng chi, tổ hội ND nghề nghiệp để đổi mới hình thức tập ND, lấy lợi tích kinh tế thu hút ND vào tổ chức hội.
Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm còn đề nghị Hội ND tỉnh cần tích cực tuyên truyền, vận động ND vào tổ hợp tác, HTX, song song đó, phối hợp các ngành, ngân hàng hỗ trợ ND về vốn, kiến thức khoa học - kỹ thuật giúp ND sản xuất hiệu quả. Trong tuyên truyền, tập trung nội dung về tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM để thực hiện mục tiêu "nông nghiệp thịnh vượng, ND giàu có và nông thôn văn minh"; vận động ND chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bám sát chủ trương của Đảng, quy hoạch địa phương; ưu tiên vốn cho những mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu.
Theo Danviet
Phát thải CO2 lớn, sản xuất nhiệt điện than, xi măng phải đóng phí Theo dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về về thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng, những đơn vị phát thải khí CO2 lớn ra ngoài môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh sẽ phải trả phí. Trước mắt, việc thí điểm sẽ được...