Phú Xuyên khởi sắc đầu năm mới: Phấn đấu về đích vào cuối năm nay
Mới đây, bà Ngô Thị Thanh Hằng – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội đã đi kiểm tra công tác triển khai vụ xuân và tiến độ thực hiện Chương trình 02 tại huyện Phú Xuyên
Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất
Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn – Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên, đến nay, toàn huyện đã cấy được 1.500/7.206ha lúa xuân, phấn đấu hoàn thành cấy vụ xuân trong tháng 2.2019. Toàn huyện đã dồn điền đổi thửa được 9.060ha, (đạt 105,25% so với diện tích thành phố giao), tiếp nhận và cấp được 45.669 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp (đạt 97%) .
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng kiểm tra việc cấy lúa bằng máy tại cánh đồng thôn Tạ Xá, xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên. Ảnh: Hải Đăng
“Huyện Phú Xuyên đặt mục tiêu có thêm 6 xã đạt chuẩn NTM để có 100% số xã hoàn thành xây dựng NTM. Đây là nỗ lực rất lớn, thành phố sẽ đồng hành cùng huyện trong tháo gỡ khó khăn để đạt kết quả cao hơn”.
Video đang HOT
Nguyễn Văn Sửu – Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội
Theo ông Sơn, để khuyến khích nông dân áp dụng cơ giới hóa, huyện hỗ trợ 80% tiền giá thể đối với các diện tích lúa cấy máy, nâng diện tích cấy máy đạt 1.350ha. Ngoài ra, toàn huyện có 455 máy làm đất, 148 máy cấy, 2 máy gieo mạ khay tự động, 30 máy gặt đập liên hoàn giúp tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.
“Đến nay, huyện đã chuyển đổi được 2.430ha, nhiều mô hình mới được nhân dân áp dụng đem lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình trồng măng tây xanh, rau trái vụ; mô hình rau cần an toàn, dưa leo, bí xanh an toàn, bưởi Diễn, cam Canh… Giá trị sản xuất/ha canh tác đạt từ 200 – 230 triệu đồng, có mô hình đạt 400 – 500 triệu đồng. Tổng kinh phí huy động vốn thực hiện Chương trình xây dựng NTM từ năm 2016 đến hết năm 2018 là trên 1.310 tỷ đồng” – ông Sơn khẳng định.
Đời sống nông dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 39,6 triệu đồng/người/năm. Đa số các hộ gia đình có nhà kiên cố, khang trang, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,2%, tỷ lệ hộ nông dân được dùng nước hợp vệ sinh đạt 100% (trong đó nước sạch là 41,8%).
Phấn đấu về đích vào cuối năm nay
Ngay đầu buổi làm việc, đoàn công tác đã đến thăm Hợp tác xã nông nghiệp Phú Thắng và động viên bà con ra quân sản xuất vụ xuân tại cánh đồng thôn Tạ Xá, xã Đại Thắng.
Ông Nguyễn Văn Sửu – Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt của huyện Phú Xuyên ngay từ đầu năm. Ông Sửu cho biết, đến thời điểm này, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành lấy nước phục vụ sản xuất, khâu làm đất đạt hơn 90% diện tích.
“Thời tiết đang thuận lợi, thành phố chỉ đạo các địa phương phấn đấu cấy xong trước ngày 20.2 để tránh mạ già. Bên cạnh đó, huyện Phú Xuyên cần chú ý phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sản xuất. Về xây dựng NTM, Phú Xuyên đặt mục tiêu có thêm 6 xã đạt chuẩn NTM. Đây là nỗ lực rất lớn, thành phố sẽ đồng hành cùng huyện tháo gỡ khó khăn để đạt kết quả cao hơn” – ông Sửu nhấn mạnh.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị, trong năm 2019, huyện Phú Xuyên cần bắt tay thực hiện nhiệm vụ ngay từ đầu năm với tinh thần, quyết tâm cao nhất; tiếp tục thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy; đẩy mạnh các phong trào thi đua, nâng cao và duy trì các tiêu chí xây dựng NTM…
Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội lưu ý bên cạnh việc tuyên truyền bằng nhiều hình thức thiết thực, huyện Phú Xuyên cần tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí của các xã đã đạt chuẩn, đồng thời tập trung nguồn lực để hoàn thành 6 xã còn lại trong năm 2019.
Bà Ngô Thị Thanh Hằng cũng đề nghị huyện đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch; phát triển các mô hình sản xuất tập trung, quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao; tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng công tác y tế, giáo dục; làm tốt công tác bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa trên địa bàn, nâng cao chất lượng xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa…
Theo Danviet
Hà Nội: Hàng nghìn ha lúa chưa thể cấy vì thiếu nước
Theo thống kê của Sở NNPTNT Hà Nội, tính đến ngày 17.2, tổng diện tích canh tác vụ xuân 2019 trên địa bàn đạt trên 83.000ha (khoảng 91% kế hoạch gieo cấy). Toàn thành phố vẫn còn khoảng 8.000ha sản xuất vụ xuân 2019 chưa có nước.
Trong khi một số địa phương như: Phú Xuyên, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Đan Phượng đã cơ bản lấy đủ nước, thì ở nhiều địa phương khác, diện tích canh tác vụ xuân có nước vẫn thấp. Thậm chí, một số diện tích vẫn thiếu nước khiến bà con nông dân chưa thể lấy nước, đổ ải, điển hình như tại các huyện Mê Linh, Gia Lâm, hay quận Nam Từ Liêm...
Trạm bơm Thanh Điềm (Mê Linh) đang hoạt động hết công suất để cung cấp nước cho các diện tích lúa trên địa bàn. Đăng Hải
Ông Phạm Thành Đô - Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện, nhiều nơi vẫn đang trong tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất vụ xuân như xã Tiến Thịnh, Hoàng Kim, Văn Khê... Vì vậy, huyện Mê Linh đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các HTX dịch vụ nông nghiệp tích cực chủ động phối hợp với Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Thủy lợi Mê Linh, tập trung nạo vét kênh mương, cải tạo trạm bơm tưới, lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa vụ xuân theo lịch đổ ải của Sở NNPTNT thành phố.
Ông Đoàn Mạnh Trường - Bí thư Đảng ủy xã Tiến Thịnh cho hay, nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của xã phụ thuộc vào sông Hồng và sông Cà Lồ. Tuy nhiên, hiện nay, mực nước ở cả 2 sông này đều ở mức thấp khiến trạm bơm Thanh Điềm (trạm bơm tưới chính nằm trên địa bàn xã) cũng phải "bất lực".
Theo Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi Mê Linh, đơn vị này đã lắp đặt và vận hành 16 máy bơm dã chiến, công suất 1.000m3/giờ/máy. Công nhân của công ty phải túc trực 24/24 giờ với 3 ca làm việc, mỗi ca 7 người để vận hành máy liên tục nhằm kịp thời cấp nước phục vụ bà con làm đất và gieo cấy. Tuy nhiên, chưa năm nào, mực nước sông Hồng lại thấp như năm nay (hiện tại đang ở mức 0,7m). Trong khi đó, nước sông chỉ thấp dưới 2m là trạm bơm Thanh Điềm không thể vận hành.
Nhằm sớm khắc phục tình trạng thiếu nước sản xuất cục bộ và đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ xuân, UBND huyện Mê Linh chỉ đạo Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi Mê Linh phối hợp với các xã, thị trấn tập trung bơm nước tưới cũng như tích trữ nước trong ao hồ, kênh mương trên địa bàn. Đồng thời, nông dân được vận động tích cực gieo cấy lúa xong trong tháng 2.2019.
Theo Danviet
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng: Huy động đa dạng nguồn lực xây dựng nông thôn mới Sáng 14/2, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã đi kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020" tại huyện Phú Xuyên. Cùng dự có Phó Chủ tịch...