‘Phù thủy’ nấu phở chia sẻ bí quyết nấu phở thơm ngon chuẩn nhà hàng
Phở là món ăn ai cũng có thể nấu nhưng để nấu được ngon là rất khó.
Chỉ cần bỏ ra một chút thời gian và công sức tham khảo bí quyết nấu ăn của đầu bếp nổi tiếng là bạn đã có thể chuẩn bị cho gia đình một món ngon đậm đà, không khác gì ngoài hàng.
Đầu bếp Nguyễn Quốc Y – người được mệnh danh “phù thủy” nấu bún, phở. Ông tốt nghiệp Thạc sỹ trường Học viện UBI (Bỉ) – Hiệu trưởng Trường Ẩm thực Netspace, Phó Chủ tịch Hội Đầu bếp Việt Nam, Trưởng ban Đào tạo Ẩm thực Hội Đào tạo Du lịch Việt Nam.
Đầu bếp Quốc Y thành danh trong nền ẩm thực Việt Nam với nhiều học viên và thành công với nhiều thương hiệu lớn, khắp nơi trên thế giới như: Phở Khang – Canada, Nhà hàng Vnoodles- Đan Mạch, Nhà hàng Mint Lemongrass (Bún 13) – Hồng Kông… Ngoài truyền đạt kinh nghiệm của mình cho học trò, ông còn mong muốn nâng tầm những hương vị truyền thống của Việt Nam đến với mọi miền đất nước toàn thế giới.
Đối với nhiều người Việt Nam và thế giới, phở là món ăn “quốc hồn quốc túy”, mang trong mình tinh hoa văn hóa ẩm thực của dân tộc.
Rất nhiều người không thể nào quên được hương vị bát phở nóng hổi, thơm ngon ngay từ lần đầu tiên được thưởng thức.
Cho nên, không phải ngẫu nhiên phở lại được các đầu bếp hàng đầu thế giới bình chọn là món ăn nên thử ít nhất một lần trong đời. Đằng sau mỗi tô phở ấy là một hương vị đặc trưng khó mà lẫn lộn.
Theo chia sẻ của đầu bếp Nguyễn Quốc Y – người được mệnh danh là “phù thủy” của các món phở, bún Việt Nam thì để nấu được một tô phở ngon, đầu bếp phải đặc biệt kỹ lưỡng trong khâu chọn nguyên liệu. Đó là nguyên liệu phải tươi và cách định lượng gia vị khi nấu phải chuẩn, trong đó đặc biệt phải có ngũ vị hương (gồm quế, hồi, đinh hương, thảo quả, hạt mùi).
Đầu bếp Nguyễn Quốc Y
Bên cạnh đó, theo đầu bếp nổi tiếng này, nước dùng của phở phải không có mì chính, vừa ngọt phải, vừa trong, vừa đậm đà là công đoạn khó trong việc nấu phở. Nếu có nhiều gia vị từ bột ngọt, mì chính, sẽ làm hỏng vị nước phở ngay. Theo đó, để nấu 2 lít phở bạn nên cho 15g muối, 16g hạt nêm và 28 g đường phèn.
Muốn có nước dùng ngọt phải nấu nhiều xương, đặc biệt là xương ống. Xương phải nấu 10 -12 giờ mới ngọt, nếu không bạn có thể nấu nồi áp suất tầm 1,5 giờ là được để tiết kiệm thời gian.
Dưới đây bạn có thể tham khảo cách nấu phở bò cơ bản:
Nguyên liệu:
- Nạm bò (hoặc bò thăn): 500 gram
- Xương bò: 2 kg
- Đuôi bò: 500 gr
Video đang HOT
- Hành tây: 200 gram
- Rễ cây ngò gai (rau mùi): 6 rễ
- Mía: 2 lóng (mỗi lóng dài khoảng 10 cm)
- Bánh phở: 500 gram
- Gia vị: Bột ngọt, mắm, muối, đường, tiêu, dầu ăn, tương ớt, quế khô, hoa hồi, thảo quả, đinh hương, gừng tươi, hành tím, hạt mùi …
- Các loại rau thơm, giá, ớt sừng, chanh, rau mùi, hành lá …
Cách nấu:
Sườn và đuôi bò mang đi rửa sạch, chặt miếng nhỏ vừa ăn. Tiếp theo, pha nước muối loãng rồi ngâm đuôi, sườn cùng thịt bò vào khoảng 2 tiếng để thịt sạch và mềm hơn.
Nướng hành khô, gừng, mía cùng hành tây trên lửa vừa cho chín thơm. Sau đó, cạo vỏ hành và gừng, rửa các nguyên liệu cho thật sạch rồi đập dập gừng, bổ hành tây làm đôi hoặc làm tư.
Rang thảo quả, hoa hồi, quế và hạt mùi đến khi dậy mùi thơm, cho vào một túi vải sạch, buột chặt miệng túi.
Mùi, rễ mùi và hành cũng rửa sạch, thái khúc nhỏ đối với hành xanh, thái nhỏ mùi.
Đổ hết nước ngâm thịt bò đi rồi cho sườn, đuôi và thịt vào nồi. Đổ nước ngập thịt, bật lửa lớn để đun sôi.
Hạ lửa nhỏ xuống khi nước sôi, đun khoảng 2 phút, bỏ bớt nước luộc và rửa sạch bọt bẩn cũng như vụn thịt.
Tiếp tục cho sườn, đuôi và thịt bò vào nồi cùng với 5 bát nước to, đun sôi và hớt bọt. Cho thêm túi đựng các loại hương liệu đã chuẩn bị, hành hương, gừng, mía và rễ mùi vào nồi nước hầm, nêm một chút muối hoặc hạt nêm vào.
Hầm trong nồi áp suất khoảng 1,5 giờ đồng hồ. Khi bắp bò chín, vớt ra ngâm trong nước đun sôi để nguội rồi thái thành lát mỏng.
Đợi sườn và đuôi bò mềm, nêm nếm gia vị cho vừa với khẩu vị của bạn. Lưu ý: Nên nêm nhạt một chút để khi ăn cho thêm nước mắm thì sẽ ngon hơn.
Lưu ý khi nấu phở:
- Do thịt bò có hương vị đặc trưng nên sử dụng hành gừng nướng trong nước dùng rất quan trọng để át mùi hôi của bò. Khi rửa thịt bạn nên dùng hành gừng nướng giã nhuyễn chà xát lên bề mặt của thịt rồi rửa lại với nước sạch.
- Thịt bò bạn thái mỏng theo thớ ngang hoặc để thịt mềm bạn dùng chày giã sơ qua thịt bò trước khi cắt. Để làm phở bò tái bạn trần qua thịt bò với nước sôi rồi để riêng.
- Khi ăn bạn trần phở qua nước sôi rồi xếp vào bát sau đó cho thịt bò tái đã trần sơ qua, các loại rau thơm ở trên. Rồi chan nước dùng để làm chín thịt bò.
- Khi ăn bạn ăn cùng quẩy, rau sống, giá, chanh, ớt, tương ớt…sẽ rất ngon.
- Không được nêm nước nắm vào nước dùng vì sẽ gây ra vị chua.
- Bạn có thể luộc và rửa thịt lần hai để thịt thật sạch.
- Để nước dùng trong, bạn cần hớt bọt liên tục trong quá trình nấu.
- Chỉ nên thêm nước sôi vào nồi nước hầm, tuyệt đối không được dùng nước lạnh.
Theo Giadinh.net
Ăn bưởi xong đừng vội vứt vỏ, mẹ khéo tay làm ngay món ngon này đãi cả nhà
Che bươi la môt trong nhưng mon ăn ngon để trang miêng, gian di, gân gui găn bo vơi tuôi thơ cua rât nhiêu ngươi. Dưới đây là bí quyết giúp bạn nấu chè bưởi ngọt thơm không đắng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Vỏ bưởi
- Đậu xanh xát vỏ: 200g
- Đường hoa mai: 300g
- Bột năng: 200g
- Cùi dừa bánh tẻ mềm: 500g
- Bột béo
- Tinh dầu hoa bưởi.
Cách nấu chè bưởi cực thơm ngon
- Bước 1: Vỏ bưởi gọt bỏ phần cùi xanh, cắt sâu 1 chút để cùi không bị đắng và gỡ bỏ phần xơ phía trong cùng của cùi bưởi để khi ăn sẽ không có cảm giác xơ. Sau đó thái cùi bưởi dạng hạt lựu.
- Bước 2: Đun nồi nước sôi trên bếp, khi nước sôi thì tắt bếp, cho cùi bưởi vừa thái hạt lựu vào ngâm khoảng 15 phút rồi mang ra rửa lại vài lần với nước lạnh. Bóp khô cùi bưởi và thử nếm xem cùi bưởi còn vị đắng không. Nếu còn vị đắng thì ngâm lại nước nóng 1 lần nữa rồi lại xả với nước lạnh vài lần, đảm bảo cùi sẽ không bị đắng. Vắt khô cùi bưởi, cho ra rổ để ráo.
- Bước 3: Hòa tan chút nước ấm với 50g bột năng, 100g đường, rồi cho phần cùi bưởi đã vắt khô vào ngâm đến khi cùi căng phồng, ngậm no nước thì đổ ra rổ cho bớt nước. Rải cùi bưởi ra khay rồi rắc phần bột năng lên trên bao quanh miếng cùi bưởi, dùng tay thoa đều để tạo cho cùi bưởi một lớp áo dày và các viên cùi bưởi tách rời, không còn dính vào nhau.
- Bước 4: Đâu xanh xát vỏ ngâm với nước ấm tầm 1 giờ đồng hồ để đậu nở. Khi đậu nở thì vo lại cho sạch rồi đổ ra giá cho ráo nước.Cho đậu xanh vào nồi hấp đến khi đậu nở bung là được.
- Bước 5: Dừa bánh tẻ mềm rửa sạch, cắt miếng nhỏ, cho vào máy xay cùng một bát nước ấm, xay nhuyễn rồi lọc lấy nước.
- Bước 6: Hòa thêm vào nước cốt dừa 1 thìa canh bột béo, 1 thìa canh bột năng rồi đặt lên bếp khuấy đều tay đến khi nước cốt dừa chín, sánh đặc là được. Để nước cốt dừa nguội thì đổ ra hộp, cho vào ngăn mát tủ lạnh.
- Bước 7: Đặt nồi nước lên bếp đun sôi. Khi nước sôi, thả phần cùi bưởi đã thực hiện ở trên vào nồi, khi thấy nước sôi lại, cùi bưởi nổi lên là chín. Vớt cùi bưởi ra thau nước lạnh để cùi bưởi giòn và dai, không bị dính vào nhau.
- Bước 8: Vẫn dùng chiếc nồi vừa luộc cùi bưởi, nếu thấy nước cạn, có thể thêm nước tùy vào ý của người nấu. Thêm đường hoa mai (ăn ngọt hay nhạt theo ý thích có thể tăng giảm lượng đường, tuy nhiên chè bưởi nên ngọt một chút sẽ bảo quản được lâu hơn).
Bột năng hòa tan ở ngoài rồi cho vào nồi. Khuấy đều cho nước không bị vón cục hoặc khê ở dưới. Bạn có thể tăng thêm lượng bột năng nếu thấy nồi chè chưa đủ độ sánh. Sau đó cho tiếp phần đậu xanh và cùi bưởi vào, khuấy đều tay. Khi chè sôi, vị ngọt đã phù hợp thì tắt bếp, thêm vài giọt tinh dầu hoa bưởi cho chè thơm.
Đợi chè nguội thì múc ra cốc hoặc bát, rưới nước cốt dừa lên trên có thể ăn kèm đá bào hoặc để chè bưởi vào tủ lạnh cho mát trước khi ăn.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Theo Doisongphapluat
Bỏ thứ này vào nồi cơm trước khi nấu, đảm bảo mẹ chồng khó tính đến mấy cũng phải khen ngon Cách nấu cơm độc đáo này của người Nhật được đông đảo các bà nội trợ trên khắp thế giới học theo. Bí quyết để có một nồi cơm ngon của người Nhật không chỉ nằm ở việc chọn loại gạo chất lượng mà còn ở cách nấu vô cùng đặc biệt. Sau khi đã vo sạch gạo, người ta đổ nước vừa...