Phú Thọ: Xử lý khẩn cấp tình trạng sạt lở đê tả sông Thao
Nhằm khắc phục tình trạng sạt lở nghiêm trọng do ảnh hưởng của cơn bão số 4 vừa qua, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã chỉ đạo các ngành liên quan tiến hành triển khai gấp rút xử lý khẩn cấp tình trạng sạt lở đê tả sông Thao bằng cách đổ đá hộ chân đê.
Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Phú Thọ huy động đơn vị thi là Công cổ phần xây dựng 377 tham gia xử lý.
Theo lãnh đạo Chi cục Thủy lợi tỉnh Phú Thọ, trước mắt tỉnh Phú Thọ chỉ đạo xử lý tạm thời để bảo vệ quanh khu vực Trạm bơm Bản Nguyên, không bị ảnh hưởng do sạt lở, về lâu dài Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh sẽ có kế hoạch chi tiết cụ thể trình UBND tỉnh để có biện pháp xử lý kiên cố bằng cách kè lát mái…
Ông Nguyễn Ngọc Anh – Cụm trưởng cụm Bản Nguyên – thuộc Xí nghiệp Thủy Nông Lâm Thao cho biết, tình trạng sạt lở diễn ra từ sáng 3/9 với chiều dài khoảng 200m.
Hiện toàn bộ 2 tường cánh của bể hút đã bị sạt lở. Cụ thể, toàn bộ tường cánh đầu ngược của bể hút đã bị sạt trượt hoàn hoàn. Tường cánh phía đầu xuôi đã bị tách khỏi hệ thống trụ bể hút khoảng 40 cm so với thiết kế ban đầu.
Video đang HOT
Mặt khác, do nước sông lên cao, xoáy mạnh làm sạt lở đất xung quanh khu vực trạm bơm từ 4 đến 5m tính từ dòng sông vào phía trạm bơm. Sau khi khảo sát thực tế mức độ sạt lở, uy hiếp công trình Trạm bơm Bản Nguyên, tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo các ngành triển khai xử lý khẩn cấp.
Đoạn xử lý đã cơ bản hoàn hành 50% khối lượng công việc, đảm bảo an toàn Trạm bơm Bản Nguyên.
Theo đó, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Phú Thọ huy động đơn vị thi là Công cổ phần xây dựng 377 tham gia xử lý với 20 xe ô tô trọng tải lớn, 3 máy múc và các xe tải cỡ nhỏ tham gia san gạt, đổ đá gia cố xử lý sạt lở…
Hiện, đoạn xử lý đã cơ bản hoàn hành 50% khối lượng công việc, đảm bảo an toàn Trạm bơm Bản Nguyên.
Đê tả sông Thao là tuyến đê cấp 2 quan trọng, bảo vệ trực tiếp cho thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và huyện Lâm Thao./.
Đức Thọ
Theo Congluan
Gần 300 người ở xã vùng cao Quảng Nam bị cô lập do sạt lở
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua khiến tuyến đường từ thôn Atu 2 đi Atu 1 (xã Ch'Ơm (H.Tây Giang, Quảng Nam) bị sạt lở tại 7 điểm, gây cô lập gần 60 hộ dân với gần 300 nhân khẩu.
Nhiều nhà dân ở xã Ch'Ơm có nguy cơ bị sạt lở sau mưa lũ . Ảnh: Nam Thịnh
* Chưa tìm thấy 3 ngư dân mất tích trên biển
Chiều 6.9, ông Bríu Hồ, Chủ tịch UBND xã Ch'Ơm (H.Tây Giang, Quảng Nam), cho biết do đợt mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua khiến tuyến đường từ thôn Atu 2 đi Atu 1 bị sạt lở tại 7 điểm, trong đó điểm sạt lở nặng nhất dài hơn 30 m, gây cô lập hoàn toàn đường lên Atu 1 nơi đang có gần 60 hộ dân với gần 300 nhân khẩu đang sinh sống.
Cũng theo ông Bríu Hồ, hiện trên địa bàn xã có hàng chục hộ đồng bào Cơ Tu ở các điểm tái định cư đang đứng trước nguy cơ sạt lở cao từ taluy dương và taluy âm. Trước tình trạng trên, chính quyền địa phương đã vận động người dân sơ tán đến các địa điểm phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản trong suốt thời gian diễn ra mưa lũ; đồng thời khuyến cáo người dân không nên tự ý đến gần những điểm sạt lở để tránh nguy hiểm.
Ngoài ra, theo Phòng NN-PTNT H.Tây Giang, tính đến ngày 5.9, ngoài 5 hộ dân ở xã A Xan phải di dời khẩn cấp do sạt lở taluy âm, khoảng 15 hộ ở xã Lăng cũng đang đứng trước nguy cơ sạt lở cao về nhà ở. Các tuyến đường từ A Xan đi lên các xã Ga Ry, Ch'Ơm sạt lở nghiêm trọng, giao thông bị ách tắc.
Chiều cùng ngày (6.9), ông Nguyễn Tấn Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Tam Hải (H.Núi Thành, Quảng Nam), cho biết 3 ngư dân ở địa phương gồm ông Nguyễn Tấn Vân (56 tuổi), Lê Văn Phường (46 tuổi), Trần Văn Cảm (55 tuổi), mất tích trên biển Trường Sa do chìm tàu QNa-91928 TS, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm thấy.
Công tác tìm kiếm vẫn đang được lực lượng chức năng triển khai. Theo thông báo của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, tàu kiểm ngư 420 đã chở 41 ngư dân được ứng cứu vào cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), dự kiến cập cảng ngày 8.9. Trước đó, khoảng 8 giờ ngày 2.9, tàu QNa-91928 TS do ngư dân Bùi Văn Quốc (xã Tam Hải) làm thuyền trưởng cùng 43 ngư dân đang trên đường vào bãi Thuyền Chài (quần đảo Trường Sa) tránh trú gió thì bị sóng đánh chìm. Đến 14 giờ 30 chiều 3.9, có 41 ngư dân được cứu, 3 người mất tích.
Tại Hà Tĩnh, báo cáo của UBND tỉnh cho biết mưa lũ xảy những ngày qua đã làm 5 người chết; 64 xã, phường, thị trấn với 5.567 hộ bị ngập lụt; hơn 300 trường học với gần 50.000 học sinh chưa thể đến trường do lũ; hàng ngàn héc ta lúa, rau màu, cây ăn quả bị ngập, hệ thống giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế bị hư hỏng nặng.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã yêu cầu UBND các huyện, TP, thị xã tổ chức cứu trợ, hỗ trợ người dân vùng lũ, không để người nào thiếu lương thực, nước uống; dọn dẹp vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng, xử lý nước sạch; cấp thuốc điều trị, khám chữa bệnh và không để dịch bệnh bùng phát. Đặc biệt, Sở GD-ĐT kiểm tra và phối hợp với các địa phương sửa chữa các trường học bị hư hỏng, hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh vùng lũ.
Theo Danviet
Vụ 4 người đi bóc quế bị đất đá vùi lấp ở Yên Bái: Hoàn cảnh bi đát của các nạn nhân Trong lúc đang đi bóc vỏ quế mưu sinh, 4 người có quan hệ máu mủ đã bất ngờ bị đất đá vùi lấp. Trước đó, vào sáng ngày 4/9, một nhóm gồm 7 người đi bóc quế trên đồi của gia đình ông Đặng Văn Hào (thôn 1 Túc, xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên). Trong lúc mọi người đang ngồi nghỉ,...