Phú Thọ: Vụ lúa mùa thành công chưa từng thấy, ruộng nào cũng tốt bời bời, “ăn chắc” 7 tấn/ha
Đó là khẳng định của bà con nông dân vùng đất tổ Hùng Vương tại mô hình đánh giá chất lượng giống lúa VNR20 với diện tích hơn 10ha ở xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Một mùa vụ thành công
Theo đánh giá kết quả mô hình giống lúa VNR20 tại huyện Lâm Thao của Chi cục Phát triển nông thôn Phú Thọ cho thấy, giống lúa VNR 20 có thời gian sinh trưởng khoảng 100 ngày, đã chứng tỏ được khả năng thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh tốt. Đây là giống lúa thuộc nhóm ngắn ngày, phù hợp với chân đất 3 vụ/năm để gieo trồng cây vụ đông.
VNR20 được bà con nông dân đánh giá là giống thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh tốt, lúa có thời gian sinh trưởng 100 ngày.
VNR20 là giống lúa thuần, cảm ôn, chống chịu sâu bệnh tốt. Ngoài ra, chiều cao cây trung bình 96cm, dáng cây khá gọn, đây là một lợi thế trong việc chống đổ và đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng.
Nhìn 5 sào ruộng cấy giống lúa VNR20 của nhà mình, bông nào bông đó nặng trĩu, hạt xếp khin khít, tỷ lệ hạt chắc cao, bà Phan Thị Kim Lan (xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao) mừng lắm vì trước đó bà cấy giống lúa khác năng suất thấp do nhiễm nhiều sâu bệnh, thậm chí nhiều có vụ chỉ thu được mấy chục kg/sào do tỷ lệ hạt lép quá cao.
Bà Lan vui vẻ cho biết: Tôi đưa vào gieo cấy giống lúa VNR20 từ vụ chiêm 2020, so với giống lúa khác mà gia đình đã từng sản xuất thì giống lúa này chịu rét, chống sâu bệnh rất tốt. Đặc biệt tôi đã thử cấy giống lúa này ở tất cả các chân đất đều cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon, được giá.
“Vì vậy, để tiếp tục đánh giá chất lượng của giống lúa, vụ mùa này tôi đã mở rộng diện tích gieo cấy lên 6 sào, đến giờ chỉ còn 2 ngày nữa là bắt đầu gặt nhưng ruộng lúa VNR20 của gia đình tôi rất sạch bệnh và năng suất dự kiến phải đạt 2,5 tạ/sào, cao nhất từ trước tới nay.” – Bà Lan khẳng định.
Đặc biệt tại mô hình giống lúa VNR20 ở huyện Lâm Thao được sản xuất áp dụng biện pháp canh tác lúa theo SRI và quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) như cấy mạ non, cấy thưa, bón phân cân đối, bón tập trung đúng thời điểm nên các đối tượng sâu bệnh hại trong mô hình ít hơn so với các ruộng đối chứng.
Video đang HOT
Dự kiến năng suất đạt đến đến 8 tấn/ha, cao hơn phương pháp sản xuất theo tập quán 8 tạ/ha.
Vừa đi kiểm tra mô hình để chuẩn bị cho thu hoạch, ông Hoàng Chiến Khanh – Giám đốc HTX NN Thạch Vĩ (xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao) vừa chia sẻ với phóng viên báo NTNN/ Dân Việt: HTX chúng tôi có 190ha diện tích sản xuất nông nghiệp, trong đó 20ha sản xuất rau còn lại 170ha là sản xuất lúa 2 vụ/năm. Bên cạnh diện tích 7ha sản xuất theo mô hình thì bà con xã viên còn mua thêm giống để đưa vào sản xuất, hiện 2 giống lúa VNR20 và VNR88 đang chiếm khoảng 50% tổng diện tích lúa của HTX.
Khi được hỏi vụ tới HTX có ý định mở rộng sản xuất giống lúa VNR20, VNR88 nữa không? Ông Khanh khẳng định luôn: “Giống lúa tốt như vậy thì cần được nhân rộng chứ. Theo kế hoạch vụ tới chúng tôi sẽ đưa vào sản xuất toàn bộ diện tích của mình để dần thay thế các giống cho năng suất thấp và chống chịu sâu bệnh kém, nâng cao thu nhập cho bà con xã viên”.
Góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp
Giống lúa VNR20 là giống cảm ôn đã được Vinaseed triển khai trồng thử nghiệm trên hầu hết các vùng từ Tây Nguyên, miền Trung trở ra phía Bắc đều cho kết quả tốt, được bà con nông dân đáng giá cao, có thể đưa vào cơ cấu sản xuất của cả 2 vụ trong năm.
Theo Ông Phan Văn Đạo – Chi Cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật Phú Thọ: Vụ mùa năm nay có nhiều diễn biến phức tạp, xuất hiện các đối tượng sâu bệnh gây hại như: Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đốm sọc vi khuẩn, khô vằn, sâu đục thân và rầy các loại. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế tại mô hình cho thấy giống VNR20 kết hợp với biện pháp canh tác lúa theo SRI nên kháng sâu bệnh khá tốt, nhất là đối với bệnh đốm sọc vi khuẩn.
“VNR20 là giống lúa có nhiều ưu điểm nổi trội, được bà con nông dân đánh giá cao. Vì vậy để góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích, trong thời gian tới chúng tôi sẽ đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh tiếp tục cho mở rộng diện tích các mô hình để đánh giá thêm những ưu điểm nổi bật của giống lúa này và sẽ đề xuất đưa vào cơ cấu” – ông Đạo cho biết thêm.
VNR88 cũng là một trong những giống cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt được bà con nông dân đánh giá rất cao.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị đánh giá mô hình giống lúa VNR20, ông Trần Tú Anh – Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ cho biết: Hiện nay sản xuất nông nghiệp của chúng ta vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất kinh tế hộ vẫn là chủ yếu nên trong xu thế hội nhập và hướng tới phát triển sản xuất hàng hóa thì việc tổ chức các mô hình liên kết là rất cần thiết.
Việc ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật, cấy cùng 1 giống, cùng 1 trà sẽ đảm bảo được độ đồng đều và hạn chế rất nhiều sâu bệnh, giảm rất nhiều công sức chăm sóc lúa, từ đó góp phần nâng cao giá trị cây lúa cho bà con nông dân” – ông Tú Anh nhấn mạnh.
Thái Nguyên: Đi học trồng rau, thú y, nông dân tự tin đầu tư 1,5 tỷ đồng nuôi gà
Song song với dạy nghề phi nông nghiệp, thời gian qua, thực hiện đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh dạy nghề nông nghiệp. Nhờ được học nghề mà nhiều nông dân có việc làm, tăng thu nhập, thoát nghèo.
Khởi nghiệp làm giàu nhờ được học nghề
Từng là lao động được đào tạo nghề chăn nuôi thú y theo Đề án 1956, sau học nghề, anh Nguyễn Mạnh Linh (xã Đồng Cao, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) đã mạnh dạn đầu tư 1,5 tỷ đồng để mở trang trại chăn nuôi gà mái đẻ.
Mô hình chăn nuôi gà đẻ của anh Nguyễn Mạnh Linh (xã Đồng Cao, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên). Ảnh: M.N
Sau 3 năm, anh đã xây dựng được trang trại nuôi gà rộng 3ha, với quy mô 5.000 gà đẻ. Không chỉ sản xuất trứng cấp cho nhà máy ấp trứng gà, anh đã tự đầu tư dây chuyền mở ấp trứng. Hiện nay, anh Linh còn mở rộng quy mô sang chăn nuôi lợn sinh sản và lợn thương phẩm.
Anh Linh tâm sự, là nông dân, bố mẹ đều làm nông nghiệp nên anh quyết tâm gắn bó với nghề. Lúc đầu, anh cũng loay hoay không tìm được hướng phát triển, mãi cho tới khi được giới thiệu học nghề.
"Lớp dạy nghề chăn nuôi thú y không chỉ giúp tôi cập nhật được kiến thức mà còn giúp tôi có thêm các kiến thức về khởi nghiệp kinh doanh. Kết thúc lớp học, tôi được nhà trường và các thầy cô kết nối với các đơn vị cung ứng thuốc thú y, con giống, thức ăn... để khởi nghiệp" - anh Linh kể lại.
Để mở rộng kinh doanh, anh Linh cho biết, anh đang học lên lớp trung cấp chăn nuôi thú y ở Trường Trung cấp Dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên. Hiện tại, mô hình của anh Linh đã được rất nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Cao (Phổ Yên, Thái Nguyên) học tập, nhân rộng.
Ông Nguyễn Văn Tiến - giảng viên ngành chăn nuôi Trường Trung cấp Dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên cho biết, 100% học viên lớp chăn nuôi ra trường đều tìm công việc mới, hoặc làm công việc cũ nhưng năng suất lao động tăng hơn trước đó.
"Ngoài học kiến thức, kỹ năng ngành chăn nuôi, trường cũng chú trọng đào tạo thêm các kỹ năng mềm cho lao động ngay trong quá trình học. Ví dụ như kỹ năng khởi sự kinh doanh, kỹ năng maketing sản phẩm, hoặc thực hiện kết nối giữa các học viên với các doanh nghiệp bao cung ứng giống, thuốc thú y, cơ sở bao tiêu sản phẩm... " - ông Tiến nói.
Hơn 1.300 nông dân được học nghề
Sở NNPTNT tỉnh Thái Nguyên cho biết, năm 2019 tỉnh đã đào tạo nghề cho 1.380 lao động nông thôn. Trong đó, số lao động làm trong các vùng sản xuất nguyên liệu nông sản của doanh nghiệp là 30 người. Đây là học viên lớp trồng rau an toàn tại xóm Đồng Chốc, xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ. Các lao động sau học nghề được giới thiệu vào trồng rau tại Công ty Nam Hòa Xanh. Ngoài ra còn 74 học viên khác đào tạo nghề và về làm tại các trang trại, hợp tác xã trồng rau bò khai (Cù Vân, Đại Từ)... Ngoài ra có tới 1.276 nông dân được hỗ trợ đào tạo nghề, đảm bảo tiếp cận chính sách an sinh - xã hội của địa phương.
Ông Dương Văn Tuyên - Phó chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên cho biết, công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đã mang lại hiệu quả, góp phần tích cực trong việc thay đổi cách tư duy, cách làm trong đại đa số lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.
"Thay đổi lớn nhất chính là gắn học nghề với phát triển sản xuất, tạo điều kiện để tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Từ đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, hình thành chuối liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm" - ông Tuyên nói.
Hiện nay nhiều mô hình dạy nghề nông nghiệp phát huy hiệu quả cao như: Lớp trồng đào, quất cảnh tại xã Minh Lập, trồng rau tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ; trồng rau an toàn tại xã Cù Vân, huyện Đại Từ (Thái Nguyên); trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn tại Phường Cam Giá, TP.Thái Nguyên...
Nhờ làm tốt công tác đào tạo nghề nên thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên năm 2018 đạt 38,63 triệu đồng/người/năm, cao hơn 7,6% so với bình quân chung của cả nước (35,9 triệu đồng) và cao hơn 38% so với bình quân khu vực 14 tỉnh miền núi phía Bắc. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn năm 2018 cũng giảm còn 8,47%.
"Thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục làm chặt khâu khảo sát nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp của người lao động nông thôn. Việc đăng ký nhu cầu đào tạo phải phù hợp với quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung của tỉnh, quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở cấp xã. Đặc biệt phải gắn với Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên" - ông Tuyên nói.
Hàng nghìn sản vật vùng miền chuẩn bị hội tụ tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn Sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc sẽ được tổ chức tại không gian biểu diễn văn hóa nghệ thuật ẩm thực đường phố quận Tây Hồ (Hà Nội). Sự kiện diễn ra từ ngày 23 - 27/7. Sự kiện trên sẽ được tổ chức tại phố đi bộ...