Phú Thọ: Nam bệnh nhân nhập viện cùng con rắn hổ mang dài 2 mét
Trung tâm cấp cứu 115 Hùng Vương – Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) vừa cấp cứu kịp thời một nam bệnh nhân bị rắn hổ mang dài khoảng 2 mét cắn vào tay.
Nạn nhân được các bác sỹ cấp cứu.
Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, tối muộn 18/4, Trung tâm cấp cứu 115 của bệnh viện tiếp nhận nam bệnh nhân vào viện cấp cứu với một vết thương ngón trỏ tay phải rớm máu.
Bệnh nhân được người nhà đưa vào viện cấp cứu cùng một con rắn hổ mang dài khoảng 2m.
Ngay khi vào viện và được cung cấp thông tin ban đầu về tình trạng của bệnh nhân, các bác sỹ tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương đã tiến hành cấp cứu kịp thời và hiện tại sức khoẻ đã ổn định và được theo dõi tại khoa Hồi sức cấp cứu.
Bác sỹ ở Bệnh viện Hùng Vương khuyến cáo người dân, vào thời điểm thời tiết chuyển mùa, kèm theo mưa ẩm là lúc loài rắn vào mùa sinh sản và kiếm ăn. Vì vậy mọi người cần nâng cao cảnh giác và đề phòng rắn cắn nhất là vào ban đêm, cần phát quang các bụi cây rậm quanh nhà,…
Video đang HOT
Đặc biệt, khi bị rắn cắn cần thực hiện các bước sơ sứu cơ bản và đưa ngay nạn nhân đến bệnh viện. Không sử dụng băng garo cột chặt vào vùng bị cắn, cách này vừa làm đau nạn nhân, vừa cản trở máu lưu thông đến các chi gây hoại tử, rất nguy hiểm.
Không tùy tiện chườm lạnh, đắp lá cây… lên vết thương hoặc uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Không rạch, đâm chích vết thương hoặc cố gắng loại bỏ nọc độc vì có thể sẽ khiến nhiễm trùng.
Nguyễn Minh
Chàng trai 22 tuổi bất ngờ được chẩn đoán bị ung thư tinh hoàn di căn phổi
Đi khám vì sưng, đau chỗ vùng bìu phải, anh N.D.T (22 tuổi, Sơn Dương, Tuyên Quang) không ngờ mình lại mắc ung thư tinh hoàn, di căn hai bên phổi.
Anh T cho biết, 4 năm trước anh đã thấy sưng ở vùng bìu phải, đau nhẹ nhưng ngại đi khám. Gần đây anh thấy có dấu hiệu đau nhiều, sưng to nên đã đến khám tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ).
Qua kiểm tra và thăm khám, các bác sĩ nhận thấy bên vùng bìu phải có dấu hiệu sưng to, kích thước 7x8cm, ấn đau và xuất hiện cục cứng chắc. Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn và di căn phổi 2 bên.
Bệnh nhân đã được mổ cắt tinh hoàn phải, sau đó sẽ được điều trị hóa chất.
Ngay lập tức các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn chuyên gia và giải thích cho người nhà bệnh nhân. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt tinh hoàn phải, sau đó điều trị hóa chất
Bác sĩ Hứa Văn Đức, Trưởng khoa Ung bướu cho biết, sau mổ tình trạng bệnh nhân tiến triển tốt, sức khỏe ổn định. Tuy nhiên đây chỉ giai đoạn đầu điều trị vì bệnh nhân còn phải trải qua quá trình điều trị hóa chất sau đó mới có thể đánh giá khối u còn di căn đi nơi khác hay không.
Bác sĩ khuyến cáo người dân cần cẩn trọng khi phát hiện khối đặc, cứng, không đau trong bìu, cần đi khám ngay, thay vì chần chừ, chủ quan. Người khỏe cần có thói quen khám sức khỏe định kỳ thường 6 tháng một lần, người có các yếu tố nguy cơ nên tái khám thường xuyên hơn.
Ung thư tinh hoàn là loại ung thư ít gặp ở nam giới, chiếm khoảng 1% tổng số ung thư ở nam. Tuy nhiên nó lại là một trong những bệnh ác tính nhất ảnh hưởng đến nam giới trong độ tuổi 15 đến 35 .
Mặc dù ung thư tinh hoàn ảnh hưởng rất nhiều đến nam giới, tuy nhiên đây là bệnh có tiên lượng tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tính chung cho các giai đoạn có thể chữa khỏi cho 90% số người bệnh.
Tỷ lệ sống 5 năm ở các bệnh nhân ung thư tinh hoàn là lớn hơn 95%. Do vậy, ngoài việc thay đổi lối sống, mọi người nên được kiểm tra sàng lọc phát hiện sớm ung thư tinh hoàn để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.
Ở những người bị tinh hoàn ẩn nếu không được phát hiện và phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu, nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao gấp 2,5 đến 14 lần so với người bình thường. Bình thường tinh hoàn phát triển trong bụng thai nhi và đi xuống bìu trước khi sinh. Tuy nhiên, ở khoảng 3% bé trai, tinh hoàn không xuống bìu khi sinh ra gọi là bệnh "tinh hoàn ẩn".
Ngoài ra, những người có cha hay anh em trai bị ung thư tinh hoàn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân ung thư tinh hoàn không có tiền sử gia đình mắc bệnh.
Khoảng 3% đến 4% bệnh nhân ung thư tinh hoàn sau khi được chữa khỏi có thể xuất hiện ung thư tinh hoàn ở bên còn lại.
Dấu hiệu hay gặp nhất và cũng là lý do đi khám bệnh nhiều nhất là bệnh nhân tự sờ thấy u tinh hoàn hoặc thấy một bên tinh hoàn to lên bất thường.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có những triệu chứng sau: đau âm ỉ vùng bẹn bìu hoặc vùng bụng dưới; bìu cảm giác nặng, căng tức ở một bên bìu; có thể nổi hạch vùng bẹn; có thể đau bụng (do di căn hạch ổ bụng chèn ép hoặc đau do ung thư tinh hoàn ẩn phát triển trong ổ bụng); có thể sờ thấy hạch cổ, đau ngực, khó thở... (do ung thư di căn).
Hà An
Cứu sống cháu bé 8 tuổi bị vật nghi là đạn bắn thủng ruột Ngày 21/2, bác sĩ Đặng Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) cho biết, đơn vị vừa cấp cứu thành công bệnh nhân 8 tuổi bị một vật nghi là đạn chì bắn vào bụng. Ảnh minh họa Trước đó, khoảng 14 giờ ngày 20/2, khi cháu H.Q.H (8 tuổi, trú...