Phú Thọ: Lạ, nuôi cá cho ăn “kiểu nhà nghèo”, cá chậm lớn mà bán ai cũng đòi mua, nông dân này là tỷ phú
Với sự chăm chỉ, chịu khó cùng tâm huyết với nông nghiệp sạch, bà Nguyễn Thị Luyến ở khu 1, xã Bằng Giã, huyện Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ) đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá các loài cá truyền thống “kiểu nhà nghèo” nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập 600 triệu đồng/năm.
Với kinh nghiệm 17 năm nuôi các loài cá truyền thống mang tính tổng hợp, bà Nguyễn Thị Luyến, ã Bằng Giã, huyện Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ) đã từng gặp nhiều lần thất bại.
Đặc biệt là những năm thiên tai, bão lũ nhiều, cá gần như mất trắng, mặc dù vậy bà vẫn không nản chí, tiếp tục học hỏi thêm để phát triển đàn cá của mình.
Thu hoạch cá truyền thống tại khu hồ nuôi cá 12ha của gia đình bà, Nguyễn Thị Luyến, xã Bằng Giã, huyện Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ).
Video đang HOT
Đến nay, gia đình bà Luyến đã thầu hơn 12 ha đầm nuôi các loại cá truyền thống như: trắm, trôi, mè, chép, nheo…chia làm 3 ao. Thức ăn cho cá bà đều chế biến từ tự nhiên.
Bên cạnh đó, bà sử dụng phương pháp đánh tỉa thả bù, nên lúc nào cũng có cá thịt thương phẩm để bán ra thị trường.
Một năm gia đình bà Luyến bán 20 tấn cá truyền thống các loại với giá bán từ khoảng 20.000 đến 50.000 đồng/kg tùy loài cá.
Khi được hỏi vì sao không nuôi cá theo hướng công nghiệp như xu thế hiện tại, bà Luyến chia sẻ: “Dù cá có lớn chậm hơn so với nuôi cá công nghiệp nhưng vì uy tín với khách hàng nhiều năm cũng như tâm huyết với nông nghiệp sạch, tôi vẫn quyết tâm nuôi cá bằng thức ăn 100% tự nhiên như: lúa, sắn tươi, cỏ, ngô…”.
Theo bà Nguyễn Thị Luyến, cũng vì nuôi cá bằng thức ăn tự nhiên nên chất lượng thịt cá dai, thơm và ngon được các thương lái từ Yên Bái và các xã trong huyện đến thu mua quanh năm. Bình thường thì mùa hè là mùa bán cá được giá nhất…
Để nuôi được những con cá khỏe mạnh, cho chất lượng thịt ngon, cần phải chú trọng từ khâu đào ao thả cá và lựa chọn giống. Chọn vị trí ao nuôi cá thoáng đãng, có nguồn nước chủ động, không ô nhiễm.
Lựa chọn cá giống khỏe mạnh, có màu sắc tươi sáng và kích cỡ đồng đều. Trong quá trình nuôi cá, chú ý thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
Bên cạnh đó, người nuôi cá phải đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ, dọn sạch cỏ, vét bùn đáy ao, để cá có môi trường sống trong sạch, tạo điều kiện cho chúng phát triển tốt.
Không ngại khổ, ngại khó, đến nay, gia đình bà Luyến đã có thu nhập ổn định từ nuôi cá truyền thống mang tính tổng hợp, các con đều có việc làm ổn định, nhà cửa khang trang.
Chủ động chăm sóc cây trồng vụ đông
Những ngày này, trên khắp các cánh đồng trồng cây vụ đông, cùng với việc tập trung gieo trồng các loại cây đang còn trong khung lịch thời vụ, bà con nông dân trong tỉnh đang tích cực chăm sóc cây trồng với mong muốn giành thêm một vụ đông thắng lợi toàn diện cả về diện tích, năng suất và hiệu quả kinh tế.
Nông dân xã Hoa Lộc (Hậu Lộc) chăm sóc cây trồng vụ đông.
Tại thôn Đồng Thanh, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân những cánh đồng rau, ngô xanh mướt đang sinh trưởng, phát triển nhanh. Gia đình chị Nguyễn Thị Mai năm nay trồng 2 sào rau đậu cove và súp lơ. Chị Mai cho biết, trước đây chị trồng rau chủ yếu để phục vụ bữa ăn trong gia đình, bây giờ trồng rau để bán. Cây rau trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình nên chị đã chủ động hơn trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Rau vụ đông năm nay đạt năng suất cao, từ đầu mùa đến nay thị trường tiêu thụ ổn định. Hiện, gia đình chị đã thu hoạch 1 nửa diện tích và dự kiến với 2 sào rau vụ đông có lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng.
Xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa, có khoảng 700 hộ trồng rau màu vụ đông trên diện tích hơn 40 ha. Tại đây các hộ dân đều xác định vụ đông là vụ thu nhập chính trong năm, nên gia đình nào cũng trồng rau theo hướng chuyên canh, chú trọng việc chăm sóc cây trồng ngay từ đầu vụ. Để cây trồng đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc bảo đảm nguồn nước tưới, tiêu phù hợp, bón phân cân đối, các hộ trồng rau trong xã luôn bám sát, theo dõi diện tích cây trồng, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời khi có sâu, bệnh phát sinh. Ông Lê Quang Trình, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Trinh, cho biết: Thời điểm này, một số diện tích rau màu đang xuất hiện rệp, bọ cánh cứng, sâu ăn lá. Do đó, UBND xã đang chỉ đạo bà con nông dân tập trung thực hiện các biện pháp chăm sóc, bảo vệ cây trồng vụ đông; trong đó, ưu tiên thực hiện các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh bằng phương pháp thủ công, như: bắt sâu, sử dụng các loại dược liệu... để đuổi sâu, trị bệnh nhằm bảo đảm tiêu chí an toàn thực phẩm cho cây rau màu của xã.
Bà Hoàng Thị Vậy, thôn Trung Hòa, xã Hoằng Trinh, cho biết: Để phòng trừ hiệu quả sâu ăn lá cho diện tích trồng bắp cải của gia đình; đồng thời, bảo đảm an toàn thực phẩm cho sản phẩm, bảo vệ người tiêu dùng và chính bản thân người sản xuất theo khuyến cáo của UBND xã, bà và nhiều gia đình khác trong thôn đều sử dụng ớt, tỏi ngâm để tạo ra dung dịch phun trừ, xua đuổi các loại sâu, bệnh thay vì sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật như trước đây.
Theo đánh giá của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện nay hầu hết diện tích cây trồng đang sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết, nhiều loại sâu bệnh đang phát sinh gây hại, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây trồng, như: Trên cây ngô xuất hiện sâu keo mùa thu gây hại nhẹ, rải rác, tại các huyện Yên Định, Hoằng Hóa; bệnh huyết dụ gây hại rải rác ở các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn, Thạch Thành; bệnh khô vằn gây hại nhẹ, rải rác ở các huyện Quảng Xương, Thọ Xuân; sâu đục thân, rệp gây hại nhẹ, cục bộ tại huyện Yên Định. Trên cây lạc xuất hiện sâu cuốn lá, bệnh đốm lá gây hại rải rác ở các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc; bệnh gỉ sắt gây hại rải rác tại huyện Hoằng Hóa. Trên các loại cây rau màu xuất hiện rệp, bọ cánh cứng, sâu ăn lá... Dự kiến, thời gian tới các loại sâu, bệnh sẽ tiếp tục phát sinh, phát triển. Do đó, để chủ động chăm sóc, bảo vệ diện tích cây trồng vụ đông, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đang bám sát, theo dõi, đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng, từ đó đưa ra được dự báo, khuyến cáo về tình hình sâu bệnh và các biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp cho bà con nông dân. Trên cơ sở khuyến cáo của đơn vị chuyên môn, sự chỉ đạo của chính quyền, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh cũng đang chủ động thực hiện đúng, đủ, hiệu quả các biện pháp chăm sóc, bảo vệ cây trồng.
Hải Dương: Ở vùng này, nông dân nhàn nhã bắt 2 loài con đặc sản gì mà 3 mẫu ruộng thu được 450 triệu? Thời gian gần đây, người dân và chính quyền huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã tập trung cải tạo đất, xây dựng thêm nhiều công trình hạ tầng ở các vùng nông nghiệp ven sông Thái Bình để khai thác con rươi và con cáy, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân và bảo vệ môi...