Phú Thọ giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thời gian qua, tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, kế hoạch, cùng các cơ chế hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định sản xuất, nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo.
Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Trong 5 năm qua, tỉnh đã huy động hơn 681 tỷ đồng đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tỉnh đầu tư xây dựng mới 611 công trình đường giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa, trường học, trạm y tế; huy động hơn 149 tỷ đồng thực hiện nhiều dự án nông, lâm nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm; hỗ trợ máy móc, thiết bị, nhân rộng mô hình giảm nghèo. Từ nguồn vốn huy động, tỉnh đầu tư xây mới năm công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, hỗ trợ các công trình cấp nước phân tán cho 11.448 hộ; hỗ trợ đất sản xuất cho 333 hộ đồng bào dân tộc thiểu số…
ể tiếp tục triển khai đồng bộ, lồng ghép các nguồn lực để giảm nghèo bền vững đối với vùng dân tộc và miền núi, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung nâng cấp, mở rộng tuyến đường giao thông kết nối các vùng sản xuất hàng hóa, trung tâm các xã, thôn, bản; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe người dân; nâng cao trình độ y, bác sĩ tuyến huyện, xã và cán bộ y tế thôn, bản, trong đó chú trọng y tế dự phòng. Tỉnh tiếp tục xây dựng chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tạo cơ hội bình đẳng để đồng bào tiếp cận nguồn lực phát triển và thụ hưởng dịch vụ, phúc lợi xã hội… Tỉnh phấn đấu đến năm 2024, thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số trên địa bàn tăng gấp 1,8 lần so với hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm 4% đến 5%, giảm 30% số xã đặc biệt khó khăn, 50% số thôn đặc biệt khó khăn so với hiện nay.
* Những năm qua, tỉnh Bạc Liêu nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Năm học 2019 – 2020, dù ảnh hưởng do dịch Covid-19, nhưng toàn tỉnh đã huy động gần 25.900 học sinh đến trường. ối với cấp tiểu học, kết quả hoàn thành chương trình lớp học đạt gần 98%; cấp trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt gần 64,5% (tăng 1,56%); cấp Trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt gần 61,5% (tăng 1,18%). Cũng trong năm 2020, tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3…
Năm học 2020 – 2021, tỉnh tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp tập trung đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong tình hình mới; tiếp tục xây dựng kỷ cương, nền nếp trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; thực hiện tốt các chính sách và có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhất là học sinh người dân tộc thiểu số, tập trung ưu tiên phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer…
Video đang HOT
Thủ tướng: Giảm nghèo phải làm bằng cả trái tim
Theo Thủ tướng, giảm nghèo là một nhiệm vụ có ý nghĩa bậc nhất và mang đậm tình người nhất.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP
Sáng 11-12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh giảm nghèo không chỉ làm bằng trí tuệ mà phải bằng cả trái tim. Ảnh: VGP
Vì một Việt Nam không có đói nghèo
Tại hội nghị, Thủ tướng khẳng định giảm nghèo là một nhiệm vụ có ý nghĩa bậc nhất và mang đậm tình người nhất.
"Sau hơn 30 năm nỗ lực trong công tác giảm nghèo, Việt Nam đã trở thành một trong những hình mẫu trên thế giới về thành tựu xóa đói, giảm nghèo, là câu chuyện thành công, truyền cảm hứng cho bạn bè năm châu" - Thủ tướng khẳng định.
Theo Thủ tướng, chính sách giảm nghèo 2016-2020 là giảm nghèo bền vững và Quốc hội, Chính phủ đã ra nhiều nghị quyết, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.
Thủ tướng Chính phủ cũng phát động phong trào thi đua giảm nghèo để không ai bị bỏ lại phía sau. Dù vẫn còn khó khăn, Chính phủ vẫn dành nguồn vốn tăng gấp đôi giai đoạn trước, tỉ lệ 21% ngân sách nhà nước đã dành cho phúc lợi xã hội là mức đầu tư cao nhất ASEAN cho giảm nghèo. Trong đại dịch COVID-19, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho 13 triệu người được trợ cấp từ ngân sách nhà nước với những cấp độ khác nhau.
Nói về công tác giảm nghèo trong thời gian tới, Thủ tướng cho rằng cần phải xây dựng nghị quyết về tiếp tục đẩy mạnh mục tiêu giảm nghèo, phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, an sinh xã hội giai đoạn 2021-2025, định hướng năm 2030, tầm nhìn năm 2045 với tinh thần xuyên suốt vì một Việt Nam không có đói nghèo.
"Giảm nghèo trong thời gian tới là công việc của cả trí tuệ và trái tim" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cho rằng phải tiếp tục hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo theo hướng đa chiều, ưu tiên trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng bảo trợ xã hội, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau. Kế đó, cần tiếp tục đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội các vùng đặc biệt khó khăn, nhất là hạ tầng giao thông, đầu tư giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, tạo điều kiện cho người nghèo được học nghề, tiếp cận việc làm, nâng cao dân trí.
Các địa phương cần tiếp tục đổi mới, năng động, sáng tạo trong quá trình thực thi các chính sách giảm nghèo, xây dựng các mô hình giảm nghèo tại cộng đồng phù hợp với đặc thù của từng địa phương...
Tỉ lệ hộ nghèo của Việt Nam giảm nhanh trong các năm qua. Đồ họa: TRẤN QUỐC
Tỉ lệ hộ nghèo giảm liên tục
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn xác định giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển.
Theo Phó Thủ tướng, công tác giảm nghèo trên cả nước những năm qua đạt nhiều kết quả tích cực. Qua 10 năm thực hiện, tỉ lệ hộ nghèo đã giảm liên tục qua các năm trên phạm vi cả nước, các vùng miền.
Nhiều huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn đã được đầu tư cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh; hộ nghèo được hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Đặc biệt, đã có sự chuyển biến về nhận thức và hành động của một bộ phận người nghèo, đã xuất hiện một số điển hình làm đơn tự nguyện xin thoát nghèo.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhìn nhận công tác giảm nghèo còn những tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới như: Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tỉ lệ tái nghèo, phát sinh nghèo mới còn cao, còn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư...
Thu nhập bình quân hộ nghèo tăng 2-3 lần sau 5 năm Dự kiến sáng nay (11/12) sẽ diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì. Hội nghị sẽ tập trung đánh giá Kết quả 6 năm thực hiện Nghị quyết số 76 của Quốc hội thực hiện giảm...