Phú Thọ: Dán keo 502 để “hô biến” phong lan thường thành đột biến để lừa cả tỷ đồng
Với chiêu thức tinh vi tách lan đột biến thật gắn vào gốc lan phi điệp thường bằng keo 502, các đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng
Ngày 1/12, Công an huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ nhận được tố giác của anh Nguyễn Quang Diễn (SN 1982, trú tại xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ).
Theo đó, ngày 9/11, anh Diễn có thỏa thuận mua 1 giò lan loại đột biến HO qua mạng Facebook của một người tự xưng tên là Dũng ở Mỹ Đức (Hà Nội), sử dụng tài khoản Facebook “Anh Lanh Vườn Lan”, với giá 303 triệu đồng.
Dũng yêu cầu anh Diễn chuyển tiền đặt cọc 2 triệu đồng vào tài khoản ngân hàng. Khoảng 19h cùng ngày, có một người lái xe taxi không rõ tên tuổi mang giò lan nói trên đến nhà anh Diễn ở Tân Phú, huyện Tân Sơn.
Giò lan được các đối tượng “hô biến” từ lan thường thành lan đột biến (ảnh công an tỉnh cung cấp).
Sau khi trao đổi lại về giá bán lan, Dũng giảm cho anh Diễn 13 triệu đồng, còn lại 290 triệu đồng. Dũng yêu cầu anh Diễn đưa 274 triệu đồng cho người lái xe taxi. Còn lại 14 triệu đồng, Dũng yêu cầu anh Diễn chuyển riêng vào tài khoản của mình, tuy nhiên anh Diễn chưa chuyển.
Đến ngày 24/11, anh Diễn phát hiện gốc giò lan bị dùng keo dính dán lại, trong giò lan chỉ có 1 thân lan loại HO còn lại là phi điệp tím thường giá trị thấp. Anh Diễn tìm cách liên lạc với Dũng thông qua số điện thoại và nick facebook “Anh Lanh Vườn Lan”, “Điệp Láo” nhưng không không liên lạc được.
Video đang HOT
Xác định vụ việc trên có dấu hiệu tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn phạm tội tinh vi, tài sản bị chiếm đoạt có giá trị lớn, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Sơn đã triển khai nhiều tổ công tác lên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Hòa Bình và quận Hà Đông, TP.Hà Nội để tiến hành xác minh, truy tìm thủ phạm.
Các đối tượng lần lượt từ trái qua: Đô, Sự, Điệp bị bắt giữ (ảnh Công an tỉnh cung cấp).
Căn cứ các tài liệu chứng cứ thu thập được, ngày 26/11, Cơ quan CSĐT, Công an huyện Tân Sơn đã xác lập chuyên án truy xét để tập trung lực lượng, phương tiện kỹ thuật và áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh làm rõ các đối tượng lừa đảo.
Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Sơn đã bắt giữ các đối tượng Đinh Văn Đô (SN 1999), Đinh Văn Sự (SN 1989), cùng ở xóm Liên Hợp, xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình và Bùi Văn Điệp (SN 1996, ở xóm Hợp Nhất, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, là các đối tượng lừa bán giò lan đột biến HO giả cho anh Diễn.
Tại cơ quan điều tra, các đối tượng khai nhận, với thủ đoạn tương tự, từ đầu năm 2020 đến nay, các đối tượng đã thực hiện trót lọt nhiều vụ lừa đảo bán lan đột biến khác, chiếm đoạt tài sản của nhiều người tại địa bàn các tỉnh Bắc Giang, Điện Biên, Quảng Ninh, Thanh Hóa… với tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng.
Hiện vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Người truyền lửa Lịch sử nơi vùng cao
Cô giáo dân tộc Mường Hà Thị Hội đã hiện thức hóa ước mở đứng trên bục giảng truyền dạy kiến thức cho các em học sinh trên quê nghèo Tân Sơn, Phú Thọ. Trong hành trình đó, cô đã bồi dưỡng được học sinh đạt học sinh giỏi môn Lịch sử đầu tiên của trường từ khi thành lập...
"Thấy hình ảnh mình ngày xưa nơi các em"
Cô Hà Thị Hội (SN 1984) lớn lên trên miền quê nghèo Đồng Sơn - xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Tân Sơn, Phú Thọ. Xã có 95% người dân tộc thiểu số, đời sống người dân khó khăn quanh năm gắn với ruộng đồng núi đồi. Cô Hội từ nhỏ đã ý thức học là con đường thoát nghèo và ước mơ trở thành giáo viên mang kiến thức cho các em học sinh quê hương.
Tốt nghiệp đại học Tây Bắc (Sơn La), cô Hội thi đỗ và về công tác tại ngôi trường THCS xã Đồng Sơn mà cô từng theo học. Kể về ngày đầu về trường công tác, cô Hội cho biết: Trường vẫn là một trong những trường khó khăn nhất huyện. Điều kiện học tập thiếu thốn, phòng lớp học chưa kiên cố, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học chưa đáp ứng đủ; việc đi lại của học sinh gặp nhiều khó khăn, nhất là học sinh hai bản vùng cao Xóm Mới và Bến Thân.
Cô giáo Hà Thị Hội có 13 năm gắn bó bục giảng truyền dạy kiến thức các em học sinh trên quê hương Đồng Sơn. Ảnh: Lâm Đăng Hải
Cô chia sẻ: "Những buổi đầu lên lớp, nhìn những đôi chân trần, những manh áo mỏng của các em trong cái lạnh giá của vùng cao, tôi thấy hình ảnh mình ngày xưa nơi các em, tôi thật sự xúc động. Tôi tự hứa với mình, sẽ cố gắng hết sức có thể để giúp các em vượt khó vươn lên trong học tập, hướng tới một tương lai tươi sáng hơn".
" Truyền lửa" đam mê Lịch sử
Về công tác tại trường Đồng Sơn, cô Hội được phân công chủ nhiệm học sinh lớp 9 và giảng dạy môn Lịch sử lớp 7, 8, 9; cùng bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9. Cô Hội bộc bạch: "Lúc đó là giáo viên trẻ vừa ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh, tôi có phần lo lắng khi nhận nhiệm vụ".
Để có thêm kinh nghiệm giảng dạy thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, cô Hội ngoài lên lớp dạy học, tranh thủ những tiết trống giờ đã chủ động xin được dự giờ đồng nghiệp. Đồng thời cô tìm tòi tài liệu trang bị thêm kiến thức, kỹ năng.
Trong những giờ học Lịch sử, cô Hội vừa truyền đạt kiến thức nội dung trong sách giáo khoa, vừa liên hệ các sự kiện với thực tiễn; tạo những đồ dùng, phương tiện dạy học gần gũi với học sinh. Điều này đã giúp học sinh hứng thú với những con số, sự kiện, bài học lịch sử... gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Cô Hà Thị Hội đã sử dụng nhiều dụng cụ giúp bài học thêm trực quan sinh động. Ảnh: Lâm Đăng Hải
Kết quả, ngay trong năm đầu về trường, cô Hội đã dìu dắt được một em đạt giải học sinh giỏi cấp huyện. "Cô trò mừng rỡ vô cùng và như thầy hiệu trưởng đã nói đó là học sinh đầu tiên đạt danh hiệu học sinh giỏi môn Lịch sử của trường từ khi trường thành lập càng làm động lực cho tôi cố gắng hơn trong sự nghiệp trồng người cua mình", cô Hội nói.
Đến nay, cô Hội đã 13 năm gắn bó với trường THCS Đồng Sơn. Qua mỗi năm học, với kết quả dạy học trên lớp và kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi, từ việc chỉ một học sinh giỏi cấp huyện, cô Hội đã bồi dưỡng giúp nhiều học sinh đạt giải tại các kỳ thi học sinh giỏi, trong đó có em đạt giải nhì cấp tỉnh. Cô Hội cũng nhiều năm liền đạt các danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở, bằng khen của UBND tỉnh Phú Thọ.
Cô giáo Hà Thị Hội là một trong những giáo viên được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng Thầy Cô" năm 2020.
Chương trình do T.Ư Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc, Tập đoàn Thiên Long tổ chức, nhằm vinh danh các các giáo viên là người dân tộc thiểu số đang trực tiếp dạy học cho học sinh ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Chương trình tuyên dương sẽ diễn ra nhân dịp Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11).
Xếp hàng nộp phạt lỗi vi phạm, tài xế xe rác đổ lỗi cho chủ xe Bị CSGT dừng xe, kiểm tra và xử lý lỗi đi vào đường cấm, giờ cấm, các tài xế xe rác đồng loạt đổ lỗi cho chủ xe. Tổ công tác Đội CSGT số 6 (Hà Nội) dừng kiểm tra hàng loạt xe chở rác tại ngã tư Trần Duy Hưng - Nguyễn Chánh Tối 26/10, có mặt tại ngã tư Trần Duy...