Phú Thọ công nhận thêm 27 sản phẩm OCOP
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ cho biết: UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2408 QĐ-UBND về việc công nhận 27 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2021.
Trong đó, có 10 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 4 sao gồm mỳ gạo Hùng Lô loại đặc biệt, dưa lưới Nhật, chè xanh đặc sản Phú Hộ, trà Matcha Maika, trà Matcha sữa, nước cốt tương Holusa, tương cổ Đất tổ Holusa, thịt chua sạch Trường Foods vị tỏi ớt, thịt muối Trường Foods, nem sợi sạch Trường Food.
UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố công khai sản phẩm và tổ chức trao giấy công nhận cho các sản phẩm được công nhận xếp hạng OCOP cấp tỉnh.
Ông Trần Tú Anh – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, sau hơn 2 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Phú Thọ đã có 55 sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ được công nhận và cấp sao.
Các sản phẩm OCOP đều được hoàn thiện tiêu chuẩn chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn hiệu tập thể, đăng ký mã QR…, tạo được sự tin tưởng của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, xác lập chỗ đứng trên thị trường. Qua đó, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, nhiều sản phẩm đã dần đứng vững trên thị trường.
Tuy nhiên, theo ông Trần Tú Anh, quá trình triển khai vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc bởi hiện nay sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phần lớn quy mô hộ nhỏ lẻ, số lượng hàng hóa ít, chưa tạo được nhiều vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ thực hiện Chương trình OCOP của một số huyện chưa có kinh nghiệm; kiến thức về chương trình còn hạn chế, dẫn đến lúng túng trong hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tham gia.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, lãnh đạo cấp xã chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của Chương trình OCOP với phát triển kinh tế của địa phương, còn đứng ngoài cuộc trong triển khai thực hiện chương trình. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác, hộ kinh doanh mới tiếp cận với nội dung triển khai của chương trình nên hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, xúc tiến thương mại chưa có chiến lược, giải pháp cụ thể nên chưa tạo được thương hiệu và đầu ra ổn định cho hàng hoá nông lâm sản của tỉnh…
Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa xác định được lợi ích trong việc tham gia chương trình nên chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm khiến chất lượng nhiều loại sản phẩm chưa cao, không đồng đều; mẫu mã bao bì, kiểu dáng còn sơ sài, thiếu tính thương mại; số lượng sản phẩm đăng ký tham gia nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, bảo hộ nhãn hiệu còn ít…
Để tạo chỗ đứng, nâng tầm cho sản phẩm OCOP, tỉnh Phú Thọ đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ nâng cấp, tiêu chuẩn hóa sản phẩm; trong đó tập trung hỗ trợ mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, tập huấn, thuê cán bộ kỹ thuật cho các tổ chưc kinh tế, chủ thể tham gia thực hiện chương trình OCOP. Tỉnh hỗ trợ chi phí thiết kế nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu, in tem, giấy chứng nhận, xác lập quyền sở hữu công nghiệp, xây dựng logo, in tem, bao bì, đăng ký mã số mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm các sản phẩm OCOP.
Ngoài ra, tỉnh chủ trương hỗ trợ các chủ thể sản xuất tham gia Chương trình OCOP quảng bá sản phẩm trên các trang thương mại điện tử trong tỉnh, tổ chức giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh sẽ liên kết với các hoạt động tour, tuyến du lịch, lễ hội… nhằm tuyên truyền, quảng bá, thúc đẩy phát triển chương trình OCOP cũng như nông sản nói chung của tỉnh; tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, tìm kiếm cơ hội liên kết vùng, hợp tác giữa các địa phương, doanh nghiệp, góp phần hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp.
Phú Thọ đặt mục tiêu, đến hết năm 2021 có ít nhất 78 sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên; trong đó, 25 sản phẩm đạt 4 sao, 51 sản phẩm đạt hạng 3 sao và có 1-2 sản phẩm đạt hạng 5 sao; mỗi xã, phường có ít nhất 1 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Đồng thời, tỉnh sẽ xây dựng 2 mô hình , dự án sản phẩm du lịch công đồng, điểm du lich đạt hạng 3 sao trở lên; hỗ trợ xây dựng thêm điểm quảng bá sản phẩm OCOP gắn với hoạt động các tour, tuyến du lich lễ hội trong tỉnh. Tỉnh từng bước xây dựng sản phẩm OCOP Phú Thọ thành thương hiệu, lợi thế có khả năng cạnh tranh trên thị trường đáp ứng yêu cầu tiêu dùng nội tiêu và từng bước hướng tới xuất khẩu.
Hành trình gian nan đưa cà gai leo đạt chuẩn OCOP 4 sao của người kỹ sư trẻ
Tại các chương trình giới thiệu sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) trực tuyến của Hà Nội trong năm nay, khách hàng chú ý đến sản phẩm trà túi lọc cà gai leo đạt chuẩn 4 sao tại huyện Chương Mỹ của một kỹ sư nông nghiệp 8x.
Anh Phan Trung Kiên kiểm tra giống cây cà gai leo tại vườn ươm.
Anh Phan Trung Kiên sinh năm 1980, trong gia đình thuần nông, tại thôn Đoàn Kết, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Sau khi, tốt nghiệp khoa Kinh tế, Đại học Nông nghiệp (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam), anh Kiên đi theo ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nhưng không mấy thành công. Từ khó khăn ấy, anh kỹ sư 8X đã nảy ra suy nghĩ tìm hướng đi khác trong sự nghiệp của mình.
Anh Phan Trung Kiên chia sẻ, qua tiếp cận với các sản phẩm nông nghiệp, anh nhận thấy cà gai leo là một vị thuốc nam quý, được Y học cổ truyền ghi nhận về tác dụng ổn định tế bào gan, tăng cường chức năng của gan. "Tôi nhớ những lần đi uống rượu say, về nhà được mẹ đun nước cây cà gai leo uống giải rượu, mát gan. Do đó, khi có ý định chuyển hướng kinh doanh tôi tìm hiểu kỹ về loại cây thuốc dân gian này. Theo công trình nghiên cứu của Viện Dược liệu, sản phẩm thuốc có tên Haima được chiết xuất từ cây cà gai leo, đã làm âm tính viêm gan B. Từ công dụng của cây cà gai leo trong y học và nhu cầu thu mua của công ty dược, năm 2015 tôi và 3 người bạn cùng chí hướng thành lập vùng trồng nguyên liệu cà gai leo tại xã Miếu Môn (Chương Mỹ).
"Cây cà gai leo dễ trồng, thường mọc dại và được người dân làm vị thuốc nam. Tuy nhiên, để trồng thành nguyên liệu bán cho các công ty dược lại là một câu chuyện khác", anh Phan Trung Kiên chia sẻ.
Khi bắt tay chuyển ngang sang lĩnh vực trồng cây dược liệu, anh Kiêm gặp trở ngại đầu tiên là câu chuyện giá bán nguyên liệu. Lúc bắt đầu trồng, giá nguyên liệu tới 150.000 đồng/kg nhưng khi mở rộng vùng nguyên liệu lên 20 ha. Lúc này, giá nguyên liệu tụt xuống 35.000 đồng/kg khiến đơn vị của anh lao đao. Cái khó ló cái khôn, anh Kiên quyết định không phụ thuộc vào công ty dược nữa mà tự phơi khô thành phẩm, rồi bán trực tiếp tới người dùng. Anh Kiên tiếp thị online sản phẩm cà gai leo phơi khô cho những người quen trước đây để làm đồ uống giải nhiệt. Khi dùng thấy hiệu quả thì người nọ truyền miệng người kia, nhờ đó anh bán được mỗi tháng vài tấn. Về sau, nghe góp ý của người dùng, anh Kiên không chỉ bán trà ở dạng thô mà chế ra trà túi lọc để tiện khi dùng và có mẫu mã đẹp hơn trong việc bảo quản, để lâu hơn.
Chính vì vậy, để thuận tiện cho mở rộng sản xuất và định hình sản phẩm mới, năm 2016, Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Thăng Long ra đời. Anh Kiên đăng ký mẫu mã, thương hiệu cho sản phẩm lên Cục Sở hữu Trí tuệ. Tuy nhiên, chọn nhiều tên nhưng bị trùng nên vợ anh Kiên khuyên: "Mình trồng dược liệu đề cao hai yếu tố sạch và dược tính thì lấy hai chữ đầu của từ đó viết tắt và ghép lại để đặt tên sản phẩm là Sadu". Từ đó trà túi lọc cà gai leo với tên viết tắt sạch và dược tính được chấp nhận.
Để có được thương hiệu trà gai leo đạt tiêu chuẩn OCOP, anh Kiên chia sẻ cũng gặp không ít thất bại. Đầu tiên là hệ thống tưới quá cao cấp, mỗi ha 400 - 500 triệu trong khi cà gai leo vốn là cây hoang dại, sức sống khỏe, thành ra lãng phí. Tiếp đến khi mở rộng diện tích theo hướng ngược lại khi thuê tiếp diện tích trồng cây làm trà túi lọc nhưng lại chủ quan không bón lót nên không có hệ thống tưới lẫn lưới che nên cây lên kém, dược tính thấp nên lại lỗ. Tiếp đó là khâu chế biến thành trà ban đầu chưa có kinh nghiệm nên mùi nồng không tiêu thụ được sản phẩm...
Theo anh Kiên, để từ cây sống hoang dã tưởng dễ trồng nhưng để thành cây dược liệu, ra thành phẩm là trà để bán trên thường trường, nhất là vào sản phẩm OCOP đòi hỏi phải tuân thủ đúng quy chuẩn.
Anh Kiên chia sẻ: "Có được sản phẩm rồi thì khâu tiệu thụ là cả vấn đề, trước đây kinh doanh nhỏ lẻ nên khi bán online doanh số tốt, tôi chuyển sang đưa tiếp thị các cửa hàng, đại lý tại các thành phố lớn nhưng quản trị chưa tốt nên lại lỗ. Nay lại dịch bệnh nên tôi chuyển sang hình thức bán online và nghiên cứu cách quản trị bán hàng tiêu thụ sản phẩm sao hiệu quả. Về khâu trồng dược liệu, sau nhiều lần thất bại, tôi đã rút kinh nghiệm và rút ra quy trình chuẩn trong quá trình trồng theo hình thức hợp tác công ty đầu tư giống và quy trình trồng. Cây cà gai leo dễ trồng và tận dụng được tất cả thành phần của cây, nhưng dược tính cao nhất lại nằm ở quả. Thường thì cây trồng 6 tháng thu hoạch lứa đầu, các lứa sau cứ 4 tháng thu hoạch một lần nên trồng cà gai leo thu nhập cao gấp 4-5 lần trồng lúa, nhất là ở vùng khô cạn".
Anh Kiên (người đứng) kiểm tra khu trồng cà gai leo tại vùng nguyên liệu. Ảnh: CTV
Sau những lần thất bại và đúc rút kinh nghiệm, anh Kiên đã có vùng nguyên liệu rộng hơn 100 ha và 75 lao động trực tiếp, chưa kể hàng trăm người làm gián tiếp.
Cùng với mở rộng diện tích, anh Kiên cũng xây dựng mô hình khép kín từ trồng, sơ chế, chế biến nguyên liệu đến thành phẩm. Đặc biệt hơn, mỗi sản phẩm đều có mã vạch, dễ dàng truy xuất nguồn gốc.
"Từ hồi đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu và phát triển sản phẩm đến nay, chúng tôi đã đầu tư khoảng 10 tỷ đồng và nay mới bắt đầu mới hòa vốn. Bây giờ dịch giã nên chúng tôi đang đẩy mạnh bán hàng online và chăm sóc khách hàng. Đặc biệt, huyện đã hướng dẫn chúng tôi đăng ký sản phẩm OCOP và đạt tiêu chuẩn 4 sao. Nó cũng là cơ sở định vị sản phẩm nông nghiệp sạch của một vùng, có chỉ dẫn địa lý rõ ràng", anh Kiên cho biết.
Từ cơ sở đó, anh Kiên đang phát triển thương hiệu để có thể mở rộng thị trường, nhất là với cây dược liệu dân gian thành sản phẩm nông nghiệp sạch, tốt cho sức khỏe, thuận tiện cho người tiêu dùng, tạo việc làm ổn định cho từ 20 - 50 hộ gia đình với mức lương tùy theo vào công việc, vị trí việc làm khoảng 5 - 15 triệu đồng/người/tháng. Điều này đã góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế ở vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội.
Đồng Tháp có trên 161 sản phẩm OCOP Tính đến nay toàn tỉnh Đồng Tháp có trên 161 sản phẩm OCOP, trong đó, có 54 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao, 104 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao. Chương trình OCOP ở Đồng Tháp đã kích hoạt và đánh thức được khu vực nông thôn, nhiều sản phẩm từ tài nguyên bản địa được ra đời để mang đến...