Phú Thọ: Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng xuống đồng, bất ngờ với cách trồng rau an toàn của nông dân
Ngày 11/12, Đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do Chủ tịch Thào Xuân Sùng dẫu đầu đã đến thăm mô hình trồng rau an toàn của HTX Tứ Xã (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ).
Báo cáo với đoàn công tác của Trung ương Hội NDVN, anh Nguyễn Văn Nghĩa (Giám đốc HTX rau an toàn Tứ Xã) cho biết: Trước đây bà con quen với việc trồng rau theo cách truyền thống, trồng rau không theo chuẩn nào cả, rau trồng ra bán ngoài chợ, bán rong…
Người dân còn ngại thay đổi, sợ mình không trồng rau an toàn được nên thời điểm đầu tiên tương đối khó khăn trong việc vận động bà con liên kết thành lập HTX rau an toàn.
“Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm nông sản trôi nổi, không rõ nguồn gốc, nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng. Trong khi đó, điều kiện ở địa phương rất thuận lợi cho trồng rau an toàn nên tôi cùng một số người vận đồng các hộ dân thành lập HTX trồng rau an toàn cung cấp cho thị trường” – anh Nghĩa chia sẻ với đoàn công tác của Trung ương Hội NDVN.
Đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương rất ấn tượng với quy trình sơ chế đến đóng gói bao bì, dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau an toàn của HTX Tứ Xã. Ảnh: Minh Ngọc.
Đến nay, HTX đã thu hút được 70 hộ tham gia sản xuất theo mô hình chuỗi liên kết. Các loại rau HTX trồng đều đạt tiêu chuẩn VietGAP để cung cấp cho các doanh nghiệp uy tín và các cửa hàng nông sản sạch.
Trong đó, HTX cũng đầu tư xây dựng một cửa hàng nông sản sạch tại thành phố Việt Trì. Mỗi ngày, HTX thu hái, sơ chế khoảng 6 – 7 tấn rau/ngày. Cao điểm có ngày xuất bán 10 tấn rau 1 ngày ra các thị trường trong và ngoài tỉnh. Tùy vào nhu cầu của đối tác, rau an toàn của HTX sẽ được vận chuyển hàng ngày hay 3 ngày/lần.
Mỗi ngày HTX Tứ Xã (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) xuất bán ra thị trường từ 6 – 7 tấn rau an toàn các loại. Ảnh: MN.
Theo anh Nghĩa, giám đốc HTX Tứ Xã, hiện, doanh thu 1 năm của HTX trên 6 tỷ đồng từ trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: MN.
Anh Nghĩa cho hay, rau an toàn với đầu ra ổn định, giá bán rau an toàn cao hơn so với rau trồng thông thường đã giúp các thành viên yên tâm gắn bó với nghề trồng rau.
Ngoài ra, HTX còn tạo việc làm cho nhiều lao động với mức lương 4 – 6 triệu đồng/tháng. Anh Nghĩa cũng tiết lộ với đoàn công tác của Trung ương Hội NDVN, mỗi năm doanh thu của HTX Tứ Xã là trên 6 tỷ đồng.
Bà Lê Thị Thắm – thành viên của HTX cho biết, hiện gia đình bà có 3 sào trồng rau, hàng ngày thu hoạch và sơ chế rau cung cấp cho các đơn vị. Công việc không vất vả nhưng thu nhập ổn định, phù hợp với lao động như bà. “Mỗi năm giá đình tôi có thể thu về 50 triệu đồng từ trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP”.
Bà Lê Thị Thắm – thành viên của HTX rau an toàn Tứ Xã có thu nhập 50 triệu đồng/năm từ trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VIetGAP. Ảnh: MN.
Video đang HOT
Đến thăm và trực tiếp chứng kiến quy trình trồng rau cũng như sơ chế, đóng gói của HTX rau an toàn Tứ Xã, Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng rất ấn tượng với quy mô, cũng như quy trình sản xuất rau của HTX.
“Mô hình sản xuất của HTX không chỉ mang lại giá trị gia tăng cho nông sản mà còn góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng môi trường, chất lượng thực phẩm. Thành viên HTX tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP, bảo đảm các khâu từ sản xuất, sơ chế đến đóng gói bao bì, dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau an toàn” – Chủ tịch Thào Xuân Sùng nói.
Chủ tịch Thào Xuân Sùng cũng cho rằng, bên cạnh vốn đầu tư, HTX cần có những bước đi bền vững, thiết thực, đáp ứng được các tiêu chí thân thiện môi trường của những siêu thị, cửa hàng nông sản sạch đứng đầu cả nước.
Dưới đây là một số hình ảnh được PV Báo điện tử Dân Việt ghi lại khi đoàn công tác của Trung ương Hội NDVN do Chủ tịch Thào Xuân Sùng dẫn đầu thăm mô hình sản xuất rau an toàn của HTX Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Nông dân, thành viên HTX trồng rau an toàn của Tứ Xã (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) trao đổi với Chủ tịch Thào Xuân Sùng.
Tham quan khu sơ chế rau an toàn của HTX trồng rau an toàn xã Tứ Xã (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ).
Chủ tịch Thào Xuân Sùng thăm khu sơ chế rau an toàn của HTX trồng rau an toàn xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, giá bán rau an toàn cao hơn rau thông thường giúp thu nhập của thành viên tăng và có việc làm quanh năm.
Chủ tịch Thào Xuân Sùng "đặt hàng" nông dân Điện Biên sản xuất sản phẩm đặc sản, ít người có
Ngày 22/7, Hội Nông dân tỉnh Điện Biên đã tổ chức kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2020), biểu dương nông dân điển hình tiên tiến giai đoạn 2015 - 2020.
Đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo tại lễ kỷ niệm.
Trong 5 năm qua, phong trào thi đua của Hội Nông dân Điện Biên có nhiều chuyển biến tích cực. Phong trào đã đi vào cuộc sống, hợp lòng dân, đáp ứng tâm tư nguyện vọng và được nông dân đồng tình hưởng ứng, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn.
Tổ chức Hội ngày càng được tăng cường, củng cố. Vai trò vị thế của Hội được khẳng định, xứng đáng là lực lượng trung tâm nòng cốt trong tổ chức nông dân thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. Góp phần đắc lực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam tặng hoa chúc mừng Hội nghị Biểu dương nông dân điển hình tiên tiến tỉnh Điện Biên lần thứ IV giai đoạn 2015 - 2020.
Cùng với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cấp Hội đã quan tâm đến việc vận động nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới.
Với phương châm: "Nhà nước và nhân dân cùng làm", phát huy vai trò nông dân là chủ thể, là đối tượng trực tiếp hưởng lợi, các cấp Hội đã trực tiếp tham gia thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, như: Tiêu chí số 10, nâng cao thu nhập, tiêu chí số 17 về môi trường.
Ngoài ra hội viên nông dân còn tích cực hiến đất, đóng góp công sức, tiền của trị giá trên 40 tỷ đồng và 170.908 công lao động.
Cùng với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước để xây dựng hệ thống đường giao thông thôn, bản, đưa điện về nông thôn và từng bước bê tông hóa kênh mương.
Các cấp Hội còn vận động nông dân tham gia đóng góp sửa chữa, làm mới gần 800 phòng học, nhà văn hóa phố, bản phục vụ sinh hoạt cộng đồng.
Việc xây dựng nông thôn mới được các cấp Hội tuyên truyền thường xuyên đã đi vào chiều sâu. Đời sống vật chất, tinh thần của hội viên, nông dân từng bước được cải thiện. Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc.
Đến hết năm 2020, Điện Biên có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (xã Thanh Hưng), 37 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, số tiêu chí bình quân đạt 11,2 tiêu chí/xã. Thị xã Mường Lay hoàn thành nông thôn mới cấp huyện.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Đồng chí Thào Xuân Sùng đã biểu dương những thành tích mà Hội Nông dân tỉnh Điện Biên đạt được trong 5 năm qua, chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm mà các cấp Hội Nông dân tỉnh Điện Biên cần làm trong thời gia tới.
Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững"thực sự phát triển sâu, rộng đến nông thôn vùng cao, vùng xa. Làm đổi mới nhận thức, chuyển hướng sản xuất, thay đổi vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế.
Nhiều hộ đã vượt khó khăn, phát huy tinh thần tự lực, tự cường khai thác tiềm năng đất đai, đầu tư vốn, sức lao động, khai hoang, thâm canh tăng vụ. Học hỏi kinh nghiệm, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn.
Đến nay toàn tỉnh Điện Biên có trên 3.000 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp (theo tiêu chí mới).
Đồng chí Thào Xuân Sùng cùng đồng chí Cao Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Điện Biên trao bằng khen cho nông dân điển hình tiên tiến giai đoạn 2015 - 2020.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã biểu dương những thành tích mà Hội Nông dân tỉnh Điện Biên đạt được trong 5 năm qua.
Đồng chí cũng chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm mà các cấp hội nông dân tỉnh Điện Biên cần làm trong thời gian tới, đó là: Tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Điện Biên cần bám sát những tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, đa dạng sinh học, phát triển bền vững do con người và vì con người.
Việc tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh theo hướng một nền nông nghiệp đặc sản. Hãy bán những sản phẩm người ta không có và hãy sản xuất những sản phẩm người ta không thể sản xuất được.
Điện Biên phải tiến từng bước, từng công đoạn và từng loại cây trồng theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ để giữ đất đai màu mỡ và giữ môi trường sống an toàn.
Tái cơ cấu nền nông nghiệp của tỉnh nhất là ngành lúa gạo phải theo hướng phát triển nền kinh tế tuần hoàn.
Chủ tịch Thào Xuân Sùng tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm, các sản phẩm đặc trưng của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Theo Chủ tịch Thào Xuân Sùng, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp không bỏ rơm thừa trên đồng ruộng, hãy tận dụng rơm rạ, tạo ra sản phẩm nấm và tăng thêm thu nhập.
Cần tập trung tuyên truyền, vận động hội viên xây dựng chi hội nông dân. Nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp gắn với hợp tác xã, tổ hợp tác để nâng cao năng lực, năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.
Cán bộ hội đi trước, làm trước để hội viên đi theo, làm theo trong xây dựng kinh tế và văn hóa trong xây dựng nông thôn mới.
Tiếp tục rút kinh nghiệm về bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới cấp thôn bản và thí điểm phù hợp với miền núi sẽ hợp lòng dân và để thực hiện gắn với tái cơ cấu nông nghiệp.
Lễ Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam: Vinh dự đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh Sáng nay, 11/10 tại thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức trọng thể Lễ Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam, Đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, Đại hội thi đua yêu nước lần thứ V, Tuyên dương Chi Hội trưởng nông dân xuất sắc. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước...