Phú Thọ: Cho “ăn” phân bón Lâm Thao, đào lên toàn củ cà rốt to đẹp, bán được giá
Nhờ chuyển đổi một số diện tích các cây trồng truyền thống như lúa, ngô sang trồng cây cà rốt, kết hợp sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao cân đối, hợp lý, nhiều hộ gia đình ở xã Chu Hoá (TP. Việt Trì – Phú Thọ) thu được hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.
Cho “ăn” phân bón Lâm Thao, đào lên toàn củ cà rốt to đẹp, bán được giá
Cà rốt là thực phẩm giàu dinh dưỡng, đa công dụng nên có giá trị cao trong sản xuất cũng như đời sống con người. Do đó, nhu cầu tiêu thụ cà rốt trên thị trường ngày càng lớn, có đầu ra ổn định.
Nắm bắt được điều đó, những năm gần đây nhiều người dân trên địa bàn xã Chu Hóa, . Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích cây trồng truyền thống như ngô, đậu lạc,… sang trồng cà rốt. Quá trình chăm sóc cà rốt, bà con áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, kết hợp sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao khép kín, nhờ đó đã thu được hiệu quả kinh tế rõ rệt, giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Nông dân xã Chu Hoá (Việt Trì – Phú Thọ) chăm sóc cà rốt bằng phân bón NPK-S Lâm Thao, nhổ lên toàn củ to đều, đẹp mã, bán được giá.
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Hoạt, xã Chu Hóa, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là một trong những hộ gia đình có diện tích trồng cà rốt lớn tại địa phương chia sẻ: Trước đây, gia đình chỉ quen với các loại cây trồng truyền thống như ngô, đậu lạc…, tuy nhiên vừa tốn nhiều công chăm sóc, hiệu quả kinh tế lại không cao. Vì vậy, những năm gần đây, gia đình đã quyết định chuyển đổi toàn bộ diện tích ngô, đậu sang trồng cà rốt. Quá trình chăm sóc, gia đình chị sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao cân đối, hợp lý nên đã cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.
Vụ đông này, gia đình chị Hoạt tiếp tục trồng cây cà rốt với diện tích 5 sào. Từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch chỉ sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao khép kín kết hợp tưới nước, làm cỏ đều đặn. Vườn cà rốt nhà chị Hoạt sinh trưởng, phát triển tốt, củ to đẹp đều, thơm ngon.
Hiện nay, diện tích trồng cà rốt của gia đình chị bắt đầu cho thu hoạch, với giá bán từ 15.000 – 20.000 đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí, mỗi sào cà rốt cho lãi trên 7 triệu đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, bón phân để vườn cà rốt cho hiệu quả kinh tế cao, chị Nguyễn Thị Hoạt cho biết: Sau khi trồng khoảng 1 tuần thì kiểm tra mật độ cây trồng, tỉa bớt cây xấu, kết hợp xới vun và nhặt cỏ cho cây. Giai đoạn khi cây đã mọc cao 4 – 5cm nên nhổ bỏ các cây mọc dày, không để 2 cây cùng một hốc, mỗi cây cách nhau từ 7 – 8cm.
“Vì cà rốt là cây phát triển củ nên cần chăm sóc kỹ, cách 2 – 3 ngày nên tưới nước cho cây một lần. Ở giai đoạn cà rốt hình thành củ, cây cần được cung cấp đủ nước cho sự sinh trưởng và phát triển của củ, vì thế nên tưới nước hàng ngày” – chị Hoạt nói.
Về cách bón phân cho cà rốt, tính trên 1 sào Bắc Bộ, chị Hoạt chia sẻ: Ở giai đoạn bón lót, cần sử dụng 550-750 kg phân chuồng kết hợp với phân NPK-S*M1 5.10.3-8 Lâm Thao với liều lượng từ 32-36kg. Bón thúc khi cây phát triển với hai lần bón: Bón thúc lần 1 khi cây có lá thật với liều lượng từ 11-13 kg phân NPK-S*M1 12.5.10-14 Lâm Thao. Bón thúc lần 2 khi rễ đã phát triển to bằng que đan cũng với liều lượng từ 11-13 kg phân NPK-S*M1 12.5.10-14 Lâm Thao.
Với những kinh nghiệm từ thực tế, người dân nơi đây cho biết, cà rốt tương đối dễ trồng, dễ chăm sóc và có thể trồng trên diện tích rộng, mang lại nguồn lợi kinh tế cao. Cà rốt thường được gieo trồng vào tháng 9, 10 để thu hoạch vào tháng 12, tháng 1.
Doanh nghiệp nợ lương, bảo hiểm xã hội của lao động lên tới gần 130 tỉ đồng
Tính đến tháng 2, số tiền doanh nghiệp nợ lương, bảo hiểm xã hội của người lao động lên tới gần 130 tỉ đồng.
Đáng chú ý, mức nợ lương bình quân là 22,3 triệu đồng/người, cao hơn so với năm 2021.
Ngày 19.2, Tổng liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam cho biết, tổng hợp từ các địa phương tính đến đầu tháng 2, có 19 doanh nghiệp ở 11 tỉnh, thành phố còn nợ hơn 44,5 tỉ đồng tiền lương của 1.992 người lao động, bình quân nợ 22,3 triệu đồng/người (giảm 30 tỉ và khoảng 3.000 người lao động so với năm 2021). Tuy nhiên, mức nợ lương bình quân cao hơn so với năm 2021 (bình quân là 15,7 triệu đồng/người).
Công nhân Công ty H&L (Đắc Lắk) tụ tập đòi nợ lương để sắm tết. Ảnh HOÀNG BÌNH
Ngoài ra, có 59 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) của 6.111 người lao động với tổng số tiền là hơn 82 tỉ đồng. 11 tỉnh, thành phố có nợ BHXH, gồm: Bình Phước, Cao Bằng, Đắk Nông, Gia Lai, Tiền Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Bình Thuận, Ninh Bình, Bến Tre, Thừa Thiên - Huế.
Sau tết Nguyên đán, đã có 6 doanh nghiệp thanh toán một phần hoặc toàn bộ tiền nợ lương là gần 5 tỉ đồng của 658 người lao động; 10 doanh nghiệp thanh toán toàn bộ số tiền nợ BHXH là 13,04 tỉ đồng. Hiện còn 13 doanh nghiệp nợ 39,5 tỉ đồng tiền lương và 49 doanh nghiệp nợ BHXH với số tiền 69, tỉ đồng.
Việc doanh nghiệp nợ lương, nợ BHXH cũng là một trong những nguy cơ tiềm ẩn tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công tại nhiều tỉnh, thành.
Trước tình hình trên, công đoàn đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp giải quyết tình trạng nợ lương và đóng BHXH cho người lao động. Ngoài ra, các cấp công đoàn đã dành nguồn lực để thăm, động viên, tặng quà cho người lao động tại các doanh nghiệp bị nợ lương, nợ BHXH.
Ngày 15.2, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có công văn hỏa tốc gửi các địa phương về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể.
Theo đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu LĐLĐ các cấp tăng cường phối hợp, đối thoại với các hiệp hội người sử dụng lao động tại địa phương, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế để nắm tình hình các doanh nghiệp, xây dựng quan hệ lao động, phòng ngừa, hạn chế thấp nhất tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể và đình công.
Công đoàn sẽ phối hợp với các cấp chính quyền, Sở LĐ-TB-XH, ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, giải thể, có chủ bỏ trốn, nợ lương, không có khả năng trả thưởng, có nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động để có phương án ngăn chặn, hỗ trợ, giải quyết kịp thời, giảm thiểu tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công tự phát xảy ra.
Ông Phan Văn Anh, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho hay trong năm 2022, với chủ đề năm của Công đoàn Việt Nam là "Chăm lo việc làm, đời sống cho người lao động", các cấp công đoàn sẽ tiếp tục tập trung nghiên cứu đề xuất và tham gia xây dựng, triển khai, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến quyền của người lao động; tổ chức thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động để đảm bảo quyền lợi của người lao động.
F0 ở miền Bắc tăng, Bộ Y tế hối thúc địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19 Trong 24h qua, số ca dương tính SARS-CoV-2 ở Hà Nội, Thái Nguyên, Nam Định, Phú Thọ tiếp tục tăng. Hôm qua, Bộ Y tế phát hiện thêm 31.814 ca nhiễm mới (tăng 2.384 ca so với ngày trước đó) và 9.326 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Các tỉnh thành ghi nhận ca mắc tăng cao gồm Hà Nội, Hải Dương,...