Phú Thọ: Bệnh nhân cấp cứu bức xúc vì phải tự mua dịch truyền
Mới đây, Doanh nghiệp Việt Nam nhận được phản ánh của người nhà bệnh nhân N.T.H hiện đang điều trị tại Khoa Ngoại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ về việc trong thời gian vợ anh điều trị bệnh ở đây được nhân viên y tế yêu cầu phải tự mua dịch truyền, trong khi vợ anh có bảo hiểm y tế.
Vì sao bệnh nhân có bảo hiểm y tế vẫn phải tự mua dịch truyền?
Cụ thể, chồng của nữ bệnh nhân N.T.H cho biết, ngày 30/11/2020, vợ anh nhập viện trong tình trạng đau quặn bụng, sau khi đi chụp, chiếu, xét nghiệm, vợ anh đã được chỉ định chuyển lên khoa điều trị. Khi nằm tại Khoa Ngoại, có nữ điều dưỡng mang tới 1 lọ dịch truyền, đồng thời yêu cầu gia đình đi mua thêm 10 lọ dịch truyền nữa để truyền cho bệnh nhân. Khi anh nêu ra thắc mắc vì sao vợ anh vào viện điều trị có thẻ bảo hiểm y tế lại không được cấp dịch truyền, thì được nữ điều dưỡng giải thích là: “Hiện nay bệnh viện đang hết dịch truyền, còn loại thuốc gì thì cấp cái đó chứ không phải là không cho, lý do là gói thầu thuốc năm 2020 đã hết”.
Theo tìm hiểu của phóng viên Doanh nghiệp Việt Nam, trường hợp của chị N.T.H không phải là duy nhất, mà đã diễn ra trong nhiều tháng qua. Nhiều bệnh nhân khi vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã phải tự mua dịch truyền cho dù có bảo hiểm y tế (BHYT).
Dịch truyền do người nhà bệnh nhân tự mua theo yêu cầu của nhân viên y tế Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Minh Toàn.
Ngày 3/12/2020, trao đổi với Doanh nghiệp Việt Nam qua điện thoại, ông Hoàng Xuân Đoài, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, về cơ bản các loại thuốc điều trị bảo hiểm đều đủ, nhưng trong quá trình điều trị có một số loại phụ trợ như dịch truyền thì bác sĩ kê đơn để bệnh nhân tự mua ở nhà thuốc bệnh viện. Ông Đoài cũng giải thích lý do bệnh nhân phải mua thêm dịch truyền không phải do không được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
“Cơ bản 90% bệnh nhân có đủ thuốc, nhưng do đấu thầu thuốc thực hiện trong 2 năm, từ 2019 đến nay gói thầu năm 2020 đã hết một số loại, nên bác sĩ đã giải thích cho bệnh nhân để mua thêm một số loại ngay trong nhà thuốc của hệ thống bệnh viện. Hoặc một số thuốc bệnh nhân mua thêm do hiện có một số loại thuốc trong danh mục bảo hiểm y tế tốt hơn mà do đấu thầu đầu năm 2019 chưa có, do bệnh nhân đi điều trị ở tuyến Trung ương về yêu cầu thì bác sĩ cũng kê đơn rồi hướng dẫn bệnh nhân mua thêm. Hoặc một số loại phụ trợ như thuốc bổ, dịch truyền thì có giải thích cho bệnh nhân để đi mua thêm, đa số bệnh nhân đều đồng ý”, ông Hoàng Xuân Đoài giải thích.
Video đang HOT
Ông Đoài cũng khẳng định: “Danh mục đấu thầu 2 năm không phải lúc nào cũng đủ hết thuốc trong danh mục, vì có nhiều loại thuốc mới ra tốt hơn. Cơ bản thuốc điều trị là đủ, còn các loại phụ trợ như: Thuốc bổ sung dinh dưỡng, dịch truyền mà một số người bệnh có nguyện vọng thì bác sĩ quyết định cho mua thêm, nhưng lượng mua thêm này không lớn, không đáng kể”.
Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, phóng viên Doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tiếp cận một số nhân viên y tế tại Bệnh viên đa khoa tỉnh Phú Thọ thì được biết, việc thiếu dịch truyền và vật tư y tế diễn ra từ 6 tháng nay, khiến cho người nhà bệnh nhân bức xúc. Có trường hợp khi nhân viên y tế hướng dẫn người nhà bệnh nhân đi mua thêm còn bị họ mắng mỏ, nhưng các nhân viên y tế ở đây đành phải “chịu trận”, vì cho đến hiện tại lãnh đạo Bệnh viện cũng chưa đưa ra được cách giải quyết về vấn đề này.
Để đối phó với những trường hợp người nhà bệnh nhân phản ứng gay gắt, mỗi khoa ở Bệnh viện này đều phải dự phòng vài chai dịch truyền, để khi yêu cầu người nhà bệnh nhân đi mua dịch truyền họ không nghe mà làm “um lên” thì lại lấy ra truyền cho bệnh nhân.
Bệnh nhân cấp cứu, bệnh viện phải đi mượn bình Oxi!
Không chỉ thiếu dịch truyền, mà có những lúc Bệnh viện đa khoa Phú Thọ còn bị thiếu Oxi để cấp cứu bệnh nhân. Theo một bác sĩ tại Bệnh viện này, vào một đêm giữa tháng 11/2020 có một ca cấp cứu tại Khoa Hồi sức cấp cứu cần phải trợ thở bằng bình Oxi. Nhưng ở Khoa Hồi sức cấp cứu lúc này lại không có bình Oxi dẫn đến tình huống các bác sĩ phải dùng tay bóng bóp Oxi trợ thở cho bệnh nhân. Đồng thời phải liên hệ sự giúp đỡ của Bệnh viện Sản Nhi để dùng bình Oxi để cấp cứu bệnh nhân. Tình hình của người bệnh đã được cải thiện hơn khi được thở bình Oxi của Bệnh viện Sản Nhi. Sau đó mới có Oxi được chuyển từ Hà Nội lên cung cấp cho Bệnh viện đa khoa Phú Thọ để cấp cứu bệnh nhân.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ là bệnh viện tuyến cuối, chịu trách nhiệm chính trong viện khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân trong tỉnh. Đặc biệt, nhiệm vụ cấp cứu phải nhanh chóng, kịp thời từng giây, từng phút thì bệnh nhân tại Khoa hồi sức cấp cứu lại không có cả bình Oxi trong lúc nguy cấp.
Việc một bệnh viện tuyến tỉnh mà lại thiếu dịch truyền, vật tư y tế, thiếu Oxi có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân, cho dù là vì lý do gì thì cũng là việc khó có thể chấp nhận được.
Người bệnh hưởng lợi và thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước
Việc công khai giá thầu, giá niêm yết của các thiết bị y tế, vật tư y tế và sinh phẩm hóa chất... trên Cổng công khai y tế - Bộ Y tế không chỉ mang lại lợi ích cho người bệnh mà còn thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển...
Cổng Công khai Y tế sẽ là kênh chính thống của Bộ Y tế để người dân và doanh nghiệp tra cứu các thông tin về giá thuốc, giá trang thiết bị y tế, giá vật tư y tế, giá sinh phẩm chẩn đoán, giá khám chữa bệnh, giá niêm yết, giá đấu thầu, thông tin về các sản phẩm đang lưu hành hoặc đã được thu hồi, kết quả xử lý thủ tục hành chính, những vi phạm trong quảng cáo... Thông qua Cổng Công khai Y tế người dân thực hiện quyền được biết và giám sát các dịch vụ mà ngành y tế cung cấp.
Tính đến ngày 22/11, công khai trên 17.066 thông tin giá thiết bị y tế, vật tư y tế, sinh phẩm chẩn đoán và 93.254 kết quả đấu thầu trang thiết bị y tế trên Cổng công khai y tế tại địa chỉ: https//congkhaiyte.moh.gov.vn.
Ông Nguyễn Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ trang thiết bị và công trình y tế- Bộ Y tế cho biết, giá thành của trang thiết bị y tế (TTBYT) đã được tính toán vào rất nhiều yếu tố như: Cấu hình, tính năng kỹ thuật, thế hệ công nghệ và các dịch vụ đi kèm... Bộ Y tế luôn luôn theo dõi, cập nhật và kiểm soát các danh mục TTBYT vào cổng thông tin công khai giá, kịp thời có động thái điều chỉnh thông tin sai lệch.
Giá thiết bị bao giờ cũng đi cùng với cấu hình cơ bản, tính năng... của sản phẩm.
Tránh được tình trạng chênh lệch giá vô lý
Theo ông Phan Viết Luật, Công ty cổ phần Thương mại Cổng Vàng (một đơn vị phân phối TTBYT), việc công khai giá trên Cổng công khai y tế là một điều tốt, tránh được tình trạng những người muốn bán giá cao cũng không bán cao hơn được nữa, vì ít nhất cũng có một giá cơ bản để mỗi người nhìn vào biết được giá của mỗi sản phẩm đó là bao nhiêu.
Cổng Công khai Y tế được khai trương mới đây là bước khởi đầu, khi các thông tin về những lĩnh vực do Bộ Y tế quản lý sẽ từng bước được công khai hóa để người dân và doanh nghiệp có thể tra cứu trên Internet ở mọi nơi, mọi lúc. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu lãnh đạo các đơn vị, công chức, viên chức trong toàn ngành Y tế nỗ lực và phối hợp chặt chẽ hơn nữa để rà soát và công khai tiếp những thông tin trong lĩnh vực mình phụ trách.
Ông Hà Đắc Biên- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Thiết bị Y tế Việt Nam nhấn mạnh thêm: Có thể nói, lợi ích trước hết là cho người tiêu dùng, cho bệnh nhân- người có bệnh... đó là không còn hiện tượng giá thật là A, nhưng giá mua, giá bán lại là B. Nếu B lớn hơn A ở chừng mực cho phép, nằm trong khung quản lý của nhà nước thì chấp nhận được, còn nếu giá B gấp đôi, gấp 3 giá A hoặc hơn nữa thì không thể được.
Ông Biên cho biết thêm, giá thiết bị bao giờ cũng đi cùng với cấu hình cơ bản. Cấu hình cơ bản thay đổi thì giá sẽ thay đổi theo, và đôi lúc, giá bán ở Hà Nội và giá bán ở 1 huyện đảo, hoặc huyện miền núi có thể khác nhau đôi chút, là bởi do công tác vận chuyển, bảo dưỡng sửa chữa: Ví dụ: Khi gọi bảo dưỡng sửa chữa ở Hà Nội có thể chỉ 30 phút, hoặc 1-2 tiếng sau đội ngũ bảo dưỡng có mặt, nhưng ở các vùng xa thì có thể là lâu hơn, thậm chí tới 24 tiếng... Và như vậy, cán bộ sửa chữa phải đi lại tốn kém hơn. Tuy nhiên tất cả những cái đó đều nằm trong giới hạn cho phép.
Tôi cho rằng đây là một cố gắng rất lớn của Bộ Y tế. Việc công khai giá và các thông tin về TTBYT trên Cổng công khai y tế được cập nhật thường xuyên sẽ giúp cho người sử dụng, người bán hàng, người khai thác sử dụng, người bảo dưỡng sửa chữa... có rất nhiều thông tin bổ ích.
Tạo ra sự vươn lên trong sản xuất trong nước
Bà Cao Thị Vân Điểm -Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần nhà máy thiết bị y học và vật liệu sinh học, việc công bố Cổng công khai y tế là rất hợp lý và rất tốt trong giai đoạn hiện nay.
Có thể tra cứu giá mọi lúc mọi nơi.
Ngoài việc công khai minh bạch tất cả giá trang thiết bị y tế để cho các nhà sản xuất cũng như các nhà phân phối, người sử dụng đều có thể tham khảo giá, biết sản phẩm ở khoảng giá nào để mình có thể mua bán chính xác và tránh các trường hợp chênh lệch giá bán hàng khác nhau ở các bệnh viện: Bệnh viện có thể mua được giá hợp lý, bệnh nhân có thể được sử dụng những vật tư y tế cũng như thiết bị y tế hoặc các dịch vụ đúng với giá thực hiện tại, phù hợp... thì nó còn tạo ra sự vươn lên trong sản xuất.
Đối với một đơn vị sản xuất, chúng tôi có thể biết rằng ở Việt Nam với công nghệ của mình thì giá sản phẩm sẽ phải như thế nào để có cơ chế giá cho hợp lý. Vì công khai giá này có kèm theo các cấu hình, các tính năng của TBYT... cho nên các nhà sản xuất sẽ biết được mặt hàng của mình cái gì chưa đạt so với nước ngoài thì phải tiếp tục phấn đấu để nâng chất lượng của sản phẩm lên sát ngang với nước ngoài thì mới cạnh tranh được. Đây là điều mà chúng tôi thấy nó rất có lợi cho sản xuất trong nước.
Hiện công ty đang sản xuất hai mặt hàng chính là thủy tinh thể nhân tạo và chỉ khâu phẫu thuật. Với những mặt hàng này, chúng tôi có chuyển giao công nghệ từ ngước ngoài với chất lượng cao. Các máy móc thiết bị được nhập, các kỹ sư được đào tạo công nghệ ở nước ngoài, rất bài bản... Về chất lượng phải tuân theo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cũng như tuân theo hệ thống quản lý chất lượng của ngành y tế. Chúng tôi tuân thủ tất cả các yêu cầu về mặt pháp luật cũng như các yêu cầu của Bộ Y tế như: Đánh giá trên động vật, thử trên lâm sàng... được hội đồng đạo đức, hội đồng khoa học thông qua và được cấp phép lưu hành. Như vậy những sản phẩm công nghệ cao của y tế đã bước đầu được sản xuất tại Việt Nam. Đây là điều rất quan trọng hiện nay, vì nếu như có những biến động trên thế giới hay dịch dã (như COVID-19) mà sản phẩm nhập ngoại bị thu hẹp lại thì Việt Nam vẫn có thể chủ động cung cấp các nguồn hàng này.
Chặn đầu cơ trên bệnh nhân Cách đây vài hôm, ngày 20-11, một tin rất vui đến với người dân nói chung và đặc biệt là các bệnh nhân: Bộ Y tế cho công khai giá thuốc và trang thiết bị y tế trên Cổng công khai y tế của bộ này. Theo công bố của Bộ Y tế, giá của hơn 60.000 loại thuốc, 28.000 loại thực phẩm...