Phụ nữ Venezuela có đẹp như chúng ta nghĩ?
Những cô gái xinh đẹp Venezuela trở thành hoa hậu nhiều đến mức, người ta không còn ngạc nhiên nữa. Venezuela được gọi là xứ sở của các hoa hậu. Trên thực tế, phụ nữ Venezuela có đẹp như chúng ta nghĩ?
Bước vào các cửa hàng thời trang ở “đất nước hoa hậu” Venezuela, bạn sẽ thấy những ma-nơ-canh siêu gầy với bộ ngực dường như… đã qua bơm độn. Những ma-nơ-canh “ngực khủng” này đã phản ánh phần nào xu hướng làm đẹp ở Venezuela hiện nay.
Đúng theo tiêu chuẩn đồng hồ cát, người Venezuela thích những cô gái có sắc vóc lý tưởng, gồm ngực nở, eo thon, chân dài. Xu hướng này giờ đã ăn sâu cả vào những người chuyên sản xuất ma-nơ-canh. Bước vào các cửa hàng thời trang ở Venezuela hôm nay, bạn sẽ thấy những ma-nơ-canh “ngực khủng” một cách… bất thường.
Điều này đã gián tiếp phản ánh xu hướng làm đẹp của phụ nữ Venezuela hiện đại. Họ thường tới bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ để được hút mỡ bụng, nâng ngực. Không ít người trong số họ là những phụ nữ có thu nhập thấp.
Họ bắt đầu hình thành một nhóm phụ nữ “duy mĩ”, theo đó, xinh đẹp là ưu tiên số một, họ có thể tạm gác lại những nhu cầu bức thiết khác trong cuộc sống để ưu tiên nhu cầu làm đẹp.
Một ma-nơ-canh với dáng vóc chuẩn “đồng hồ cát”.
Trước đây, các cửa hàng thời trang ở Venezuela cũng sử dụng những ma-nơ-canh bình thường nhưng dần dần họ chuyển sang sản xuất một dòng ma-nơ-canh đặc trưng của riêng nước mình, phản ánh những “chuẩn đẹp” thời thượng mới đang được ưa chuộng.
Công nhân đang sơn quét cho các ma-nơ-canh tại một xưởng sản xuất nhỏ ở thành phố Valencia, Venezuela.
Video đang HOT
Dù chưa có thống kê chính thức về số phụ nữ thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ ở Venezuela nhưng việc tiến hành những công cuộc “cải thiện nhan sắc” bằng dao kéo đã trở thành một khái niệm rất phổ biến ở đây.
Những ma-nơ-canh “thế hệ mới” lại càng nhấn mạnh với phụ nữ Venezuela về chuẩn đẹp lý tưởng.
Việc phẫu thuật thẩm mỹ quá phổ biến ở Venezuela đã từng khiến cố Tổng thống Hugo Chávez lên tiếng phản đối. Theo ông, sẽ là nghịch lý nếu phụ nữ có thu nhập thấp đặt ưu tiên tiết kiệm tiền làm phẫu thuật thẩm mỹ lên cao hơn những nhu cầu thiết yếu khác như dinh dưỡng tốt hay cải thiện chất lượng nhà ở.
Tờ Times (Mỹ) cho hay mức giá trung bình của một ca phẫu thuật nâng ngực ở Venezuela lên tới 6.350 đô la (tương đương 134 triệu VND).
Một nguyên nhân chính khiến phụ nữ nơi đây theo đuổi chuẩn đẹp lý tưởng tới mức gần như siêu thực là bởi các cuộc thi nhan sắc được tổ chức quá thường xuyên. Những cuộc thi hoa hậu liên tục được mở ra, truyền hình trên sóng quốc gia, khiến phụ nữ càng bị áp lực phải đẹp. Đơn giản bởi họ thấy xuất hiện trên TV toàn là những nhan sắc quyến rũ, những dáng vóc gợi cảm.
Ông Osmel Sousa, giám đốc của nhiều cuộc thi hoa hậu được tổ chức ở Venezuela, là người đứng sau chiến thắng của nhiều Hoa hậu Hoàn vũ đến từ Venezuela cho biết đối với ông, nhan sắc phụ nữ là thứ có thể “rèn” được:
“Nếu vấn đề xấu đẹp có thể dễ dàng giải quyết bằng phẫu thuật thẩm mỹ thì tại sao lại không làm nhỉ?”, Sousa đã từng nói vậy về những “nhược điểm” nhỏ thường thấy ở các cô gái do ông đào tạo, chẳng hạn như một sống mũi không hoàn hảo hay một khuôn ngực nhỏ.
Danh hiệu Hoa hậu Venezuela 2013 vừa gọi tên cô gái 18 tuổi Migbelis Castellanos hồi tháng trước.
Ông Sousa thậm chí còn đưa ra những phát ngôn “ngông cuồng” hơn như: “Vẻ đẹp nội tâm thực tế không tồn tại. Đó chỉ là điều mà những phụ nữ không xinh đẹp tự huyễn hoặc ra để trấn an mình”.
Những phát ngôn của ông Sousa có thể sẽ gây ra scandal lớn ở những nước khác nhưng ở Venezuela, nó lại là “chân lý” đối với một bộ phận phụ nữ, họ thấy những lời này rất đúng đắn và thực tế. Từ lâu, vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp nội tâm được xem là thứ… xa xỉ trong quan điểm, suy nghĩ của người dân Venezuela.
Cô Daniela Mieles, chủ một xưởng sản xuất ma-nơ-canh ở Venezuela cho biết: “Người Venezuela ngày càng coi trọng vẻ đẹp hình thể. Một dáng vóc hoàn hảo sẽ đem lại một tổng thể hấp dẫn”.
Cô Mieles chia sẻ rằng bản thân cô cũng ao ước có được một thân hình gần giống như những ma-nơ-canh mà nhà cô đang sản xuất. Vì vậy, vợ chồng cô đang dành dụm tiền để Mieles có thể sớm đi nâng ngực.
Theo Dantri
Khi người Nga trở lại "sân sau" của Mỹ: Thế cờ đang lên của Nga
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều người tưởng rằng cuộc đấu tranh để giành khu vực ảnh hưởng trên thế giới giữa Mátxcơva và Oasinhtơn cũng vì thế mà chấm dứt.
Tuy nhiên, những gì đang diễn ra hiện nay cho thấy thực tế không phải như vậy. Cuộc chiến ở Nam Ossetia như giọt nước tràn ly làm cho mối bất hoà bấy lâu giữa Nga và Mỹ trong cả vấn đề song phương lẫn đa phương lên tới đỉnh điểm.
Rõ ràng, Cremli đã nhận thấy Nhà Trắng đang cố tình đẩy nhanh quá trình Đông tiến của NATO nhằm đột nhập vào "hậu cung" của Nga mà Grudia và Ucraina được chọn làm hai mũi tiên phong. Để đáp trả, Nga cũng đang tìm cách tăng cường sự hiện diện của mình ở khu vực Mỹ Latinh, nơi vốn được coi là "sân sau" của Mỹ, khiến cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng giữa hai cường quốc ở đây ngày một nóng. Một câu hỏi đặt ra là liệu nó sẽ dẫn tới một cuộc "khủng hoảng Caribê" (khủng hoảng tên lửa hạt nhân Cuba tháng 10/1962) lần thứ hai?
Kỳ 1: Thế cờ đang lên của Nga
Khi chính quyền Bush cử ba chiếc tàu chiến: Cutter Dallas, USS McFaul và USS Mount Whitney chở hàng viện trợ nhân đạo đến Grudia, Thủ tướng Nga, V. Putin đã vô cùng phẫn nộ. Trong chuyến thăm Udơbêkixtan vào đầu tháng 9 vừa qua, ông Putin đã cảnh báo rằng Mátxcơva sẽ có câu trả lời đối với hành động trên của Mỹ. Chưa đầy một tuần sau, hai chiếc máy bay ném bom chiến lược tầm xa, có thể mang tên lửa hạt nhân KH-55 Granat có tầm bắn 3.000 km của Nga đã hạ cánh xuống Vênêxuêla để thực hiện sứ mệnh tập luyện chung giữa hai nước. Vài ngày sau khi hai chiếc Tu-160 về nước, một liên đội tàu chiến thuộc Hạm đội phương Bắc của Nga cũng rời cảng Severmorsk ở Bắc Băng Dương lên đường tới Vênêxuêla tham gia vào một cuộc tập trận chung trong vùng lãnh hải của nước chủ nhà ở biển Caribê, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 10-14/11/2008.
Tổng thống Vênêxuêla, Hugo Chavez và Tổng thống Nga Dimitry Medvedev: Vênêxuêla và nhiều nước Mỹ Latinh đã ủng hộ Nga trong cuộc chiến ở Nam Ossetia.
Rõ ràng, "Nga không muốn bị đẩy lùi sau bức màn sắt", "không muốn quay trở về quá khứ", đúng như những gì người đứng đầu Điện Cremli, ông Dmitry Medvedev tuyên bố. Nga lấy công để thủ và điều đáng nói là mặt trận mà nước này lựa chọn lại nằm sát nách Mỹ, khu vực Mỹ Latinh. Mátxcơva cũng không hề giấu giếm sự thật đó. Ngày 26/9, trong buổi tiếp Tổng thống Vênêxuêla, Hugo Chavez, Thủ tướng Nga, Putin đã cam kết sẽ đưa quan hệ với khu vực Mỹ Latinh thành một ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mátxcơva.
Oanh tạc cơ chiến lược Tu-160 của Nga hạ cánh xuống sân bay của Vênêxuêla tháng 9/2008.
Sở dĩ người Nga quyết liệt chống lại sự o ép, coi thường sự trừng phạt của phương Tây là do nước này đang nắm trong tay những con bài chiến lược. Đó là một nền kinh tế đang được chấn hưng với tổng giá trị sản phẩm quốc nội lên tới 1.370 tỷ USD và dự trữ vàng, ngoại tệ đạt 600 tỷ USD. Không chỉ có vậy, Nga còn là nước duy nhất trên thế giới có thể tự cung cấp tất cả các loại tài nguyên: Trữ lượng dầu mỏ, khí đốt của Nga lần lượt chiếm 15% và 35% tổng trữ lượng dầu mỏ, khí đốt của thế giới. Hồ Baikal của Nga chiếm 1/5 trữ lượng nước ngọt của thế giới. Hơn nữa, Nga lại nắm trong tay quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và là cường quốc quân sự đứng thứ 2 thế giới, lại có vũ khí hạt nhân.
Chính vào lúc Mỹ và NATO bài binh bố trận ở cửa ngõ của Nga, Mátxcơva đã quyết định tiến quân vào "sân sau" của Mỹ. Theo các nhà phân tích, Nga đã sử dụng chiêu "vây Ngụy để cứu Triệu" chống lại đòn ngăn chặn của Mỹ và việc phong trào cánh tả đang phát triển mạnh ở Mỹ Latinh đã mang tới cho Mátxcơva cơ hội tốt để thực hiện ý đồ của mình. Có tin Nga bắt đầu nói tới việc phục hồi các căn cứ quân sự cũ ở Cuba. Không những vậy, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, Andrei Nesterenko, còn cho biết nước này có ý định bố trí tạm thời một số máy bay săn ngầm của lực lượng hải quân ở Vênêxuêla. Về phía Caracát, Tổng thống Hugo Chavez đã hoan nghênh động thái trên của Nga và bày tỏ Vênêxuêla sẵn sàng đón tiếp máy bay và tàu chiến Nga đến thăm, tham gia tập luyện chung. Một "ông lớn" khác ở khu vực Mỹ Latinh là Braxin cũng tuyên bố một kế hoạch hợp tác với Nga sản xuất máy bay và tàu sân bay. Tổng thống Nga Medvedev sẽ thăm Braxin vào tháng 11 tới. Dự kiến, trong chuyến thăm này, ông Medvedez và người đồng cấp phía Braxin, Lula Silva sẽ chứng kiến lễ ký nhiều thỏa thuận song phương, trong đó có kế hoạch hợp tác sản xuất vũ khí nêu trên.
Ngoài lĩnh vực quân sự, Nga còn rất coi trọng hợp tác năng lượng với các nước Mỹ Latinh. Vênêxuêla, Bôlivia và Êcuađo và những nước Mỹ Latinh khác do cánh tả lãnh đạo đều có nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt phong phú. Nếu như Nga đẩy mạnh hợp các với những nước này, cho ra đời một tổ chức khí thiên nhiên kiểu OPEC, quyền phát ngôn của Cremli trong vấn đề năng lượng sẽ được tăng lên, giúp nâng cao đáng kể sức mạnh của Nga trong cuộc đấu với Mỹ và EU.
Theo Thành Nam
Tin tức
Đón đọc kỳ sau: Gió đã đổi chiều nơi "sân sau" của Mỹ
Mỹ khẳng định đã cấp phép cho máy bay Tổng thống Venezuela Mỹ hôm nay 20/9 cho biết đã cấp phép cho máy bay của Tổng thống Venezuela qua không phận Mỹ để tới Trung Quốc vào cuối tuần. Tuyên bố trái ngược với thông tin từ Caracas. Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm qua đã tỏ ra vô cùng giận dữ trước "hành động nghiêm trọng" của Mỹ, khi...