Phụ nữ và nỗi lo “sống chung với mẹ chồng”
“Làm dâu”- đó là hai từ không mới nhưng chưa bao giờ cũ. Hồi tôi mới lấy chồng, tôi cũng sợ cảnh làm dâu lắm, nghĩ thôi cũng sợ. Cũng dè dặt, đề phòng từng lời ăn tiếng nói. Cũng giữ kẽ, ý tứ từ miếng ăn cho đến dáng ngồi.
Rồi một ngày mẹ chồng nói với tôi “con sẽ chẳng bao giờ thấy thoải mái nếu con không xem nhà chồng như nhà mình, xem mẹ chồng như mẹ mình. Chúng ta đều là phụ nữ, phụ nữ không thương nhau thì chờ ai thương nữa”. Hóa ra mẹ chồng đã để ý tôi từng chút một, hiểu hết những lo lắng trong lòng tôi rồi từng bước “đọc vị” tính cách tôi mà từ từ cởi bỏ tâm lý “sợ mẹ chồng”.
Tôi kết hôn đã 7 năm, chưa từng được sống riêng nên chưa hiểu được cảm giác sống riêng thì nó thoải mái và hạnh phúc tới cỡ nào. Tôi chỉ biết sống chung với mẹ chồng, con nhỏ tôi không phải lo, khi con ốm vặt sơ sài không phải xin nghỉ việc ở nhà. Những ca trực, những khi đi làm về muộn không phải sấp ngửa cơm nước cửa nhà… Đổi lại, một vài chút quan tâm hỏi han, một vài món quà thiết thực nhỏ bé của tôi cũng khiến mẹ chồng hạnh phúc.
Thực ra, nếu sống chung mà không hợp nhau, không hiểu nhau thì cũng mệt mỏi. Nhưng chuyện đó phải sống chung rồi mới biết, mới tính được.
Em chưa gì đã tính chuyện muốn ở riêng , xem ra đã quá vội vàng. Hơn nữa gia đình bạn trai em như em nói, nền nếp, gia giáo nhưng gần gũi, thân tình. Như vậy họ là người sống tình cảm, có lẽ chưa từng tính chuyện cho con cái ra riêng. Em làm như vậy khiến họ bất ngờ và không hài lòng cũng đúng.
Video đang HOT
Chị từng nghe cô em gái chị nói “phụ nữ hiện đại, không ngại làm dâu”. Em xinh đẹp, giỏi giang như vậy, chỉ cần ý tứ, khéo léo một chút, sống chung với nhà chồng, chỉ có lợi chứ không có thiệt. Nếu em muốn tiếp tục mối quan hệ này có lẽ nên chủ động trò chuyện với mẹ chồng tương lai lần nữa, phân giải mọi chuyện cho tế nhị khéo léo để xóa bỏ ác cảm của mọi người trong nhà. Còn chuyện ở riêng, sau khi sống chung rồi, tùy cơ mà ứng biến cũng đâu có muộn.
Phản hồi của độc giả Anh Thư
Theo Dân Trí
'Bắt lỗi' nhau - việc làm nhỏ tai hại lớn
Thực tế trong sinh hoạt hằng ngày, người ta thường vướng phải một tật xấu là hay "bắt lỗi" nhau. Gay gắt nhất là mẹ chồng, chị chồng, em chồng bắt lỗi nàng dâu từng chút một. Không ít vợ chồng đi đến tan vỡ cũng chỉ vì tính lỗi phải nhỏ nhặt này.
Nội tôi, lúc sinh thời luôn khuyên con cháu mỗi khi có lời qua tiếng lại: "Thôi, bắt lỗi nhau để làm gì!". Rồi bà phân tích: "Chỉ có những người thua kém hơn hay thất bại trong cuộc sống mới thường hay bắt lỗi, hơn thua với người khác". Thật vậy, những ai có tính hay "bắt lỗi" là họ tự vẽ chân dung mình (đôi khi lố bịch) cho người khác xem nhưng họ không nhận ra.
Mẹ tôi từng thán phục bà nội tôi. Vì về làm dâu bà tôi đến những ba mươi năm mà bà chưa một lần lỗi phải, nặng lời. Có điều gì không vừa ý là bà ân cần nhắc nhỡ, dạy bảo bằng tình thân. Bà luôn có cách giải quyết theo hướng mở, nên gia đình bao giờ cũng đầm ấm. Đồng thời bà cũng khuyên con cháu luôn có tính vị tha, "chín bỏ làm mười" với những lời bắt lỗi không đáng bận tâm.
Trong sinh hoạt hằng ngày, người ta thường vướng phải một tật xấu là hay "bắt lỗi" nhau
Mẹ tôi lúc mới về làm dâu, mẹ chồng gọi là lúng túng. Nên có bận vừa xách chiếc bình thủy, nội tôi gọi đến sai việc, mẹ tôi lỡ tay làm rơi chiếc bình thủy. Nội tôi chỉ cười nhẹ, rồi bảo: "Thôi, bữa nào đi chợ sắm cái khác. Hổng có gì đâu con". Mẹ tôi thở phào như thể mẹ được nội tôi cứu "một bàn thua trông thấy" vậy. Mẹ tôi một đời biết ơn nội tôi những cách xử sự như thế.
Chị Hai tôi, đã ngoài bảy mươi. Mỗi lần nhắc đến chuyện làm dâu là chị thở dài. Chị bảo, hồi chị mới về làm dâu: "Xắt rau muống cho heo ăn hơi to thì mẹ chồng, em chồng nặng lời, xiên xỏ: "Mày xắt cho ai ăn vậy hả?". Còn xắt nhuyễn thì bảo: "Sáng tới chiều chắc mày xắt được nửa bó rau chứ gì?". May mà anh rể tôi hiểu chuyện, cảm thông, chia sẻ... Hơn nữa, chị tôi học tính vị tha từ bà tôi, nên hai vợ chồng mới sống tới răng long đầu bạc.
Tháng vừa rồi, ông tổ trưởng khu phố nơi tôi đã phải đứng ra hòa giải cũng từ việc bắt lỗi của bà B. Nhất động nhất tịnh của con dâu là bà mẹ chồng theo dõi để lỗi phải. Đi chợ hơi lâu bà không hỏi vì sao mà hằn học: "Một chồng không đủ sao mà mày còn đi kiếm trai hả?". Nhiều lần, uất ức không nhịn được, vậy là con dâu phản ứng, đáp trả hỗn hào. Thế là ra cớ sự. Con dâu mang va-li bỏ về nhà cha mẹ ruột. Vậy là động đến tình thông gia.
Còn, còn lắm mẩu chuyện bắt lỗi vặt, đi đến những bi kịch. Nhất là chuyện trong bàn nhậu. Anh em ruột thịt, họ hàng lâu ngày gặp lại, qua ly rượu, lỗi phải vậy là ẩu đả, đi đến đổ máu, tử vong. Điển hình nhất là chuyện hai anh em ruột ở xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) ba năm trước. Chỉ vì bắt lỗi, đi đến xô xát, người anh rút dao chém người em đến tử vong.
Nếu người bị bắt lỗi thiếu bình tĩnh, không kiên nhẫn giải thích hoặc bỏ qua thì chí ít cũng có lời qua tiếng lại, đi đến bất hòa, rạn nứt tình cảm.
Bắt lỗi nhằm thỏa mãn tính ích kỷ và thường kết quả không có hậu. Nếu người bị bắt lỗi thiếu bình tĩnh, không kiên nhẫn giải thích hoặc bỏ qua thì chí ít cũng có lời qua tiếng lại, đi đến bất hòa, rạn nứt tình cảm. Sống trong một mái nhà mà làm khổ người khác quả là "ác". Đồng thời vô hình trung người luôn bắt lỗi cũng tự hành mình. Vì họ luôn nổi nóng, cáu gắt, tìm cái xấu, cái dở của đối phương để chì chiết.
Tìm sự an nhiên cho mình trong cuộc sống, đôi khi cũng có nghĩa là mình tạo sự an nhiên, thoải mái cho người khác trong gia đình. Điều đó đâu gì là khó, phải không các bạn?
Theo thegioitiepthi.vn
Mẹ chồng để phần cơm thừa canh cặn cho nàng dâu đi làm về muộn, cô lẳng lặng làm một việc khiến bà tức nghẹn Cứ tưởng đã nhắn tin dặn dò như thế thì sẽ được mẹ chồng phần cơm tử tế, nào ngờ đến khi nhìn thấy mâm cơm, Huyền như chết lặng. Chuyện là mẹ chồng Huyền có cái tính tiết kiệm đến keo kiệt. Cả nhà có 5 người nhưng mỗi ngày bà chỉ mua mỗi một tẹo thức ăn. Mà nhà có phải...