Phụ nữ Trung Quốc tức giận vì bác sĩ nam bắt cởi áo khi chụp X-quang
Khiếu nại của một phụ nữ Trung Quốc về việc không thoải mái khi bị bác sĩ nam yêu cầu cởi trần khi chụp X-quang đã thu hút 130 triệu lượt xem trên Weibo, gây tranh luận sôi nổi.
Hôm 17/6, một phụ nữ 26 tuổi họ Wang, đến từ Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc, đã đến khoa X-quang của Bệnh viện Huyện Hoài Đài để chụp X-quang phổi, South China Morning Post đưa tin ngày 24/6.
Cô được bác sĩ nam chuyên khoa X-quang yêu cầu cởi bỏ áo ngoài và áo ngực. Cô cho biết thêm bác sĩ không cung cấp cho cô áo choàng để che mình.
Sau khi kiểm tra, Wang đã đăng về trải nghiệm của mình trên WeChat Moments và hỏi ý kiến của bạn bè.
Wang viết: “Tôi đã hoàn thành cuộc kiểm tra y tế để lấy chứng chỉ năng lực giáo viên, và bác sĩ nam yêu cầu tôi không mặc áo. Tôi nên làm gì bây giờ?”.
Một phụ nữ Trung Quốc tức giận vì bác sĩ nam bắt cởi áo khi chụp X-quang. Ảnh: SCMP.
Wang thừa nhận mọi người đều được yêu cầu tương tự, nhưng cô ấy cảm thấy điều đó là không phù hợp, vì cô tin rằng chụp X-quang ngực chỉ yêu cầu không mặc quần áo có kim loại và cô ấy nói với bác sĩ áo ngực của cô ấy không có gọng.
Wang đã gửi đơn khiếu nại đến bệnh viện vào ngày hôm sau.
“Đây là một sự vi phạm nghiêm trọng các quyền và phẩm giá của con người”, Wang viết trong bức thư. “Vui lòng điều tra vấn đề này, cho dù đó là do quy trình vận hành không chuẩn của bệnh viện hay lỗi cá nhân của bác sĩ, và cho tôi một lời giải thích hợp lý”.
Video đang HOT
“Hãy giải quyết đúng cách với bác sĩ để ngăn những sự việc như vậy xảy ra lần nữa”, Wang tiếp tục.
Ngày 19/6, Wang nhận được thư trả lời của bệnh viện giải thích rằng bệnh viện không có đủ nhân lực để cử nhân viên nữ đến tất cả đợt kiểm tra. Bệnh viện cho biết nếu việc cởi trần trong khi khám khiến bệnh nhân khó chịu, họ nên thông báo cho nhân viên tại thời điểm đó và có thể từ chối tiếp tục khám.
Bệnh viện cũng cho biết máy chụp X-quang có thể hoạt động không hiệu quả khi có trang phục, và bác sĩ có thể không trao đổi chi tiết với bệnh nhân trước khi khám do nhiều người phải xếp hàng dài để chụp X-quang, gây áp lực về thời gian đối với nhân viên y tế.
Do khiếu nại của người phụ nữ, bác sĩ đã bị đình chỉ công việc trong một tuần và yêu cầu viết một bức thư “tự phản ánh”. “Giám đốc khoa X-quang đã xin lỗi. Vấn đề chính là thiếu thông tin liên lạc thích hợp”, Wang nói.
Tuy nhiên, nhiều người dùng mạng đã phẫn nộ trước hành vi của bác sĩ, và coi hình phạt mà bệnh viện đưa ra là quá nhẹ. “Anh ta, với tư cách là một bác sĩ, nên biết quy trình khám sức khỏe thích hợp chứ”, một người nhận xét.
“Chỉ đình chỉ 7 ngày? Cái giá phải trả cho hành vi tệ đó là quá thấp”, một người khác phẫn nộ viết trên mạng. Những người khác bày tỏ sự đồng cảm với bác sĩ: “Anh ta có thể chỉ muốn xúc tiến quá trình. Cuối cùng thì anh ta cũng đâu quấy rối hay chụp ảnh người phụ nữ”.
Tương lai nào cho Olympic mùa Đông với tuyết nhân tạo
Các vận động viên hiện tham gia cuộc thi Olympic mùa Đông Bắc Kinh (Trung Quốc) đang phải thi đấu 100% trên tuyết nhân tạo.
Một máy tạo tuyết rải tuyết nhân tạo tại Trung tâm Trượt tuyết Quốc gia Alpine ở Diên Khánh vào ngày 17/12/2021. Ảnh: AFP
Theo tạp chí TIME của Mỹ, tuyết nhân tạo lần đầu tiên được đưa vào sử dụng trong kỳ Olympic Mùa đông 1980 ở Lake Placid (New York, Mỹ) và dần trở nên phổ biến trong các kỳ vận hội gần đây.
Trong kỳ Olympic mùa Đông Sochi (Nga) năm 2014, lượng tuyết nhân tạo được đưa vào sử dụng là 80% và đến kỳ vận hội tại Hàn Quốc vào năm 2018 thì con số đã lên tới 98%.
Quyết định lựa chọn điểm tổ chức Olympic mùa Đông mà phải dựa hoàn toàn vào tuyết nhân tạo của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đã đặt ra nhiều nghi vấn về tính bền vững của cuộc thi. Bắc Kinh hoàn toàn không có tuyết rơi tự nhiên vào mùa Đông song thành phố này vẫn là nơi tổ chức 109 sự kiện thể thao cho kỳ vận hội lần này. Để thay đổi địa hình, các nhà tổ chức phải sử dụng gần 400 máy phun tuyết các loại.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố sẽ tổ chức một kỳ Olymic mùa Đông "xanh, toàn diện, thân thiện và công bằng". Các nhà tổ chức cho biết tất cả các nơi thi đấu sử dụng năng lượng tái tạo - chủ yếu là năng lượng mặt trời và gió - để giảm thiểu lượng khí thải carbon. Một số địa điểm sử dụng hệ thống làm lạnh carbon dioxide tự nhiên để giữ cho các sân băng luôn đông lạnh. Chính phủ Trung Quốc cũng đã trồng hàng chục nghìn cây xanh trong nỗ lực bù đắp lượng khí thải từ Thế vận hội.
Tuy nhiên, giới phê bình lại cho rằng việc tổ chức một cuộc thi thể thao trên tuyết và trên băng tại một thành phố mà nhiệt độ trung bình không hạ thấp xuống đến mức đóng băng và đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước đi ngược hoàn toàn mục tiêu đã đề ra.
"Phải phụ thuộc 100% vào tuyết nhân tạo là tín hiệu cho thấy các kỳ thi Olympic mùa Đông đã đạt đến thời điểm không còn thích hợp khi xét về mặt khí hậu", Madeleine Or - nhà sinh thái học tại Đại học Loughborough ở Anh - nhận xét.
Bức tranh Olympic mùa Đông Bắc Kinh 2022 có thể đưa ra một cái nhìn thoáng qua về tương lai đầy những thách thức đối với cuộc thi thể thao diễn ra 4 năm một lần này. Nghiên cứu mới của Đại học Waterloo ở Canada cho thấy danh sách các thành phố có thể tổ chức Olympic mùa Đông một cách bền vững đang rút ngắn lại.
Nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu không giảm bớt, thì đến năm 2080, trong 21 địa điểm trước đó tổ chức Olympic mùa Đông chỉ còn duy nhất một thành phố là Sapporo ở Nhật Bản đủ điều kiện về nhiệt độ và lượng mưa để tổ chức thi đấu.
Ưu nhược điểm của tuyết nhân tạo
Ông Michael Mayr, Giám đốc Khu vực Châu Á của hãng cung cấp máy tạo tuyết TechnoAlpin, giải thích thành phần tạo tuyết bao gồm không khí và nước - không khác nhiều so với tuyết tự nhiên. IOC cho biết không có phụ gia hóa học nào được thêm vào quá trình tạo tuyết cho Trung tâm Trượt tuyết Alpine Quốc gia ở Diên Khánh, cũng như công viên tuyết Genting ở Trương Gia Khẩu.
Ông Mayr chỉ ra khác biệt duy nhất là máy tạo tuyết có thể tạo ra nhiều loại tuyết khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu của các vận động viên. "Đối với các địa điểm tổ chức thi đấu trên núi cao, chúng tôi cần tuyết rất lạnh. Ở các điểm thi đấu tự do, chúng tôi cần tuyết mềm hơn một chút", vị giám đốc nói.
Một số vận động viên đã nêu ra những nguy cơ liên quan đến tuyết nhân tạo. Trước đó, vận động viên điền kinh Olympic người Estonia Johanna Taliharm trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin AP đã chỉ ra rằng tuyết được tạo ra bằng máy "đặc hơn" và do đó tốc độ di chuyển sẽ "nhanh hơn và nguy hiểm hơn".
Trong khi đó, Liên đoàn Trượt tuyết Quốc tế (FIS) bác bỏ thông tin tuyết nhân tạo gây ra nhiều sự cố nguy hiểm. Markus Waldner, Giám đốc phụ trách Giải Trượt tuyết cho nam giới Alpine Ski của FIS giải thích ngoài tính an toàn, việc sử dụng tuyết nhân tạo đảm bảo điều kiện đồng nhất cho tất cả vận động viên tham gia.
"Nếu bạn xem các sự kiện thể thao của chúng tôi ở châu Âu, bạn sẽ biết tuyết rất cứng và gần như đóng băng. Nhưng chính xác đây là những gì các vận động viên mong muốn", ông Markus nói.
Máy tạo tuyết rải tuyết nhân tạo tại Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc. Ảnh: Getty
Tương lai cho Olympic mùa Đông
Khí hậu ấm lên đang ngày càng trở nên phổ biến cho các kỳ thế vận hội. Trong kỳ Olympic 2006 tổ chức tại Turin (Italy), nhiệt độ lên tới 11 độ C. Tám năm sau tại Sochi nước Nga, nhiệt độ trung bình cũng quanh quẩn mức 10 độ C. Đây được đánh giá là một trong những kỳ vận hội ấm nhất trong lịch sử tổ chức sự kiện này.
Năm 2026, cuộc thi thể thao Olympic mùa Đông sẽ quay lại tổ chức tại Cortina d'Ampezzo và Milan (Italy) sau 70 năm. Khi Cortina d'Ampezzo là nơi tổ chức Olympic mùa Đông vào năm 1956, tuyết rơi dày đặc ngay những ngày đầu tiên. Theo một báo cáo phân tích từ nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận Climate Central, sau 70 năm, nhiệt độ trung bình ở Milan vào tháng Hai đã ấm lên 5,9 độ.
Nếu xu hướng này tiếp tục diễn ra trên toàn thế giới, ngay cả tuyết nhân tạo cũng không thể cứu vãn tương lai cho các kỳ Olympic mùa Đông. Chuyên gia Orr là đồng tác giả của một nghiên cứu gần đây về tình trạng nóng lên toàn cầu đe dọa tương lai cuộc thi và các môn thể thao mùa đông nói chung.
Trong nghiên cứu, các tác giả lưu ý số lượng các thành phố sẽ đủ điều kiện tổ các trò chơi mùa đông đang giảm dần do lượng khí thải carbon toàn cầu làm tăng nhiệt độ và làm hiện tượng tuyết rơi trở nên khó dự đoán hơn.
Theo một báo cáo, đến năm 2050, Bắc Kinh sẽ không đủ điều kiện để tổ chức Olympic ngay cả khi có máy tạo tuyết nhân tạo. Tuyết nhân tạo cần nhiệt độ đủ thấp để không bị tan chảy. IOC cam kết tất cả các cuộc thi sẽ có lượng khí thải carbon "giảm đáng kể" vào năm 2030 và phù hợp với các mục tiêu "tích cực với khí hậu". Nhưng bà Orr cho rằng ủy ban nên xem xét tính phù hợp của khí hậu thành phố tổ chức thi đấu khi nhận đấu thầu.
Bà nói thêm IOC nên cân nhắc việc thu hẹp quy mô các kỳ Olympic mùa Đông để cắt giảm lượng khí thải carbon như những gì đã diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Các nhà tổ chức có thể khai thác phương tiện truyền thông kỹ thuật số đại chúng đưa tin về các sự kiện thể thao, ưu tiên khán giả bản địa cũng như bạn bè, gia đình của vận động viên tới tham dự thay vì coi các kỳ vận hội như một cơ hội để thu hút khách du lịch nước ngoài.
Mỹ, EU và Nhật Bản đẩy mạnh nỗ lực giảm phát thải khí mêtan toàn cầu Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và một số quốc gia như Nhật Bản ngày 17/6 đã nhất trí tăng cường nỗ lực để đạt được mục tiêu giảm phát thải khí mêtan toàn cầu ít nhất 30% vào năm 2030, nằm trong mục tiêu giảm phát thải trong lĩnh vực dầu khí. Nhà máy điện vận hành bằng than đá Trương Gia...