Phụ nữ Sơn La bật mí cách phân biệt măng ngọt và măng đắng cực dễ
Măng đắng và măng ngọt là 2 sản vật nổi tiếng của vùng núi Tây Bắc được khá nhiều người yêu thích. Tuy nhiên vì có đặc điểm hình dáng khá giống nhau nên rất ít người biết cách phân biệt hai loại măng này. Để giúp khách hàng không bị nhầm lẫn khi mua măng, chị Lò Thị Phấng, người chuyên đi thu hái măng ở Sơn La đã tiết lộ cách phân biệt măng cực kì đơn giản.
Mùa măng ở Sơn La bắt đầu vào khoảng tháng 2 đến tháng 6 hàng năm. Vào thời điểm này, măng được bày bán la liệt ở khắp các chợ, các nẻo đường… Măng ở Sơn La có nhiều loại nhưng xét về mùi vị thì người ta chia làm 2 loại chính là măng ngọt và măng đắng.
Măng ngọt và măng đắng có hình dáng và màu sắc khá giống nhau.
Măng ngọt và măng đắng đều có hình thuôn dài, nhọn dần về phía ngọn, vỏ măng màu tím trắng, nhiều lớp lông tơ bao quanh. Tuy nhiên, măng ngọt được nhiều người thích hơn bởi vị ngọt, giòn, rất dễ ăn. Ngược lại măng đắng lại cho vị đắng nhằng nhặng, thậm chí là đắng ngắt như thuốc, khiến nhiều người sợ hãi khi nếm thử lần đầu.
Chị Lò Thị Phấng đang hướng dẫn khách cách phân biệt măng ngọt và măng đắng dễ dàng.
Video đang HOT
Vì 2 loại măng có hình dạng khá giống nhau mà măng ngọt thường hút khách và bán giá cao hơn măng đắng nên nhiều tiểu thương đã cố tình lẫn măng đắng vào bán chung với măng ngọt để kiếm thêm lợi nhuận, khiến nhiều khách hàng không mua đúng loại măng mình cần.
Để giúp khách phân biệt được măng ngọt và măng đắng, chị Lò Thị Phấng ở phường Chiềng An, TP.Sơn La đã chỉ ra cách cực dễ giúp nhận biết 2 loại măng này. Đó là cách phân biệt qua lá măng.
Măng ngọt (bên trái) và măng đắng (bên phải) có hình dáng lá khác nhau, có thể phân biệt bằng mắt thường.
Theo chị Phấng, cùng một kích thước nhưng măng ngọt sẽ có phần lá trên ngọn to và thưa hơn, còn măng đắng sẽ có lá nhọn, dài hơn, các phiến lá cũng không tỏa xòe như măng ngọt. Đặt 2 loại măng này cạnh nhau thì rất dễ dàng nhận ra bằng mắt thường.
“Độ đắng của măng sẽ được giảm đi nếu chúng ta ăn gém cùng các loại lá chát và chẳm chẻo. Vậy nên các bạn hãy thử ăn măng đắng đôi lần sẽ thấy măng đắng rất ngon.” Chị Phấng cười và chia sẻ với PV
danviet.vn
Rau rừng giá 'chát' được lòng bà nội trợ thủ đô
Nhiều loại rau rừng có xuất từ Sơn La, Lạng Sơn, Lào Cai được bán tại thủ đô Hà Nội với mức giá khá cao. Tuy nhiên, theo như lời kể của người bán "hàng về bao nhiêu hết bấy nhiêu".
Những loại rau rừng như rau dớn, bò khai, tầm bóp, măng đắng... đang được rao bán với mức giá khá đắt đỏ tại thủ đô Hà Nội. Ngoài việc bán tại các khu chợ dân sinh, những loại rau rừng này cũng được bán nhiều trên mạng xã hội Facebook.
Theo chị Nguyễn Thị Minh (Giáp Bát - Hoàng Mai - Hà Nội), gia đình chị có sở thích ăn rau rừng từ khoảng năm 2016. Khi đó, chị được một người quen cho một ít măng đắng để ăn thử. Sau khi ăn thấy ngon, chị Minh thường xuyên mua các loại rau khác như bò khai, rau dớn hay rau tàu bay để ăn. Địa chỉ chị Minh chọn mua là trên một số hội, nhóm tại mạng xã hội Faceoook và cửa hàng chuyên bán rau sạch trên phố Tôn Thất Tùng (Đống Đa).
"Dù giá thành của những loại rau này không hề rẻ, có loại giá đến 200.000 đồng một kg tuy nhiên, vì là rau sạch và ông xã thích ăn nên tôi thường xuyên mua về để xào thịt bò hoặc đôi khi làm món nộm. Mùa nào thức đó, mùa măng đắng, gia đình chúng tôi mua măng, mùa rau dớn thì mua rau dớn. Đặc biệt là cải mèo, năm nào cũng phải mua về dự trữ vì bọn trẻ con nhà tôi rất thích ăn cải mèo", chị Minh cho biết.
Rau rừng có giá đắt đỏ được nhiều người dân thủ đô ưa chuộng.
Cũng như chị Minh, nhiều bà nội tại Hà Nội sẵn sàng bỏ ra vài trăm nghìn để mua một kg rau rừng về ăn vì hương vị lạ và là rau sạch. Chị Nguyễn Thị Hương, một người bán rau rừng quê tại Sơn La cho biết, khoảng thời gian cuối xuân đầu hè là dịp nhiều loại rau rừng sinh trưởng tốt nhất. Đây cũng là thời điểm ăn rau rừng ngon nhất vì rau ít đắng, chát.
"Nhà tôi ở Sơn La nên tôi thường nhờ mẹ mua lại rau của bà con đồng bào các dân tộc khi đi rừng về. Sau đó, mẹ gửi xe khách xuống Hà Nội. So với các loại rau nhà trồng thì rau rừng dễ bảo quản, dù quá trình vận chuyển có bị héo nhưng chỉ cần tưới một chút nước rau sẽ tươi trở lại. Bởi, do đặc thù sống tự nhiên tại nơi hoang dã nên rau thích nghi được với việc bảo quản. Ngoài những loại rau ở Sơn La, tôi cũng bán thêm bí bao tử, rau sắng. Lượng rau về Hà Nội bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Thậm chí, nhiều hôm không có rau nhưng khách hàng vẫn đặt trước", chị Hương cho biết.
Theo chị Hương thì giá rau bò khai (rau da hiến) khoảng 100.000 - 150.000 đồng/kg, rau sắng (rau ngót rừng) có giá 90.000 - 130.000 đồng/kg, rau tầm bóp 60.000 đồng/kg, rau pắc khỉ 90.000 đồng/kg, măng sặt có giá 80.000 đồng/kg, măng đắng 60.000 đồng/kg, rau tập tàng rừng 200.000 đồng một kg...
Rau rừng cũng được bán nhiều trên chợ online.
Tại Nguyễn Trãi (Thanh Xuân - Hà Nội) nơi có nhiều cửa hàng chuyên cung cấp rau rừng cho các quán ăn, nhà hàng, được biết, mỗi ngày những cửa hàng này cung cấp hơn 300kg rau, măng, củ, quả rừng các loại cho nhiều nhà hàng tại nội thành Hà Nội để chế biến những món ăn đặc sản. Anh Nguyễn Huy Chung, một người chuyên cung cấp rau rừng cho các nhà hàng tại Hà Nội cho biết: Giá rau bán buôn cho những nhà hàng này thường rẻ hơn so với bán lẻ. Tuy nhiên, ngoài rau rừng các nhà hàng này cũng nhập thêm nhiều loại gia vị rừng như mắc khén, hạt tiêu, ớt chỉ thiên, quế... Vậy nên, nhập giá rẻ để bán kèm thêm những loại gia vị.
"Đắt đỏ nhất là hoa chuối rừng, mỗi hoa chuối rừng có giá đến150.000 đồng/cái. Ngoài ra còn các loại rau khác nữa, mùa nào thức ấy", anh Chung nói thêm.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một số loại rau rừng nhất là măng có thể sẽ chứa độc tố. Do đó, người mua khi sử dụng cần tìm hiểu kĩ các phương pháp chế biến để đảm bảo an toàn cho bữa cơm hàng ngày. Hơn nữa, có nhiều loại rau rừng có thể gây hiện tượng dị ứng khi sử dụng với một số người. Nếu xuất hiện các dấu hiệu dị ứng như nổi mẩn, ngứa, mề đay... thì người dùng không nên sử dụng.
Phương Nam
Theo VietQ.vn
Măng đắng xào thịt lợn hun khói nên thử ở Mẫu Sơn Dịp mưa xuân rả rích, người dân vùng cao Lạng Sơn vào rừng đào những búp măng nằm ẩn dưới lớp lá cây. Cây vầu thường mọc ở nơi địa hình đồi núi, độ ẩm lớn và mưa nhiều. Cây có thể cao gần 20 m, thân non màu lục nhạt, khi già chuyển sang lục xám, được sử dụng làm bột giấy,...