Phụ nữ Singapore ra nước ngoài trữ đông trứng
Công việc quá bận rộn, chưa nghĩ tới chuyện lập gia đình, Erica quyết định ra nước ngoài trữ đông trứng, do vấp phải rào cản pháp lý ở Singapore.
Erica, giám đốc điều hành một công ty quảng cáo, nằm trong số ngày càng nhiều phụ nữ ra nước ngoài trữ đông trứng, khi nhiều người Singapore trì hoãn sinh con vì công việc bận rộn.
Nhiều người kêu gọi giới chức nới lỏng quy định cấm đông lạnh trứng để thúc đẩy tỷ lệ sinh đẻ tại một trong những quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới này.
“Thật không công bằng với phụ nữ ở Singapore”, Erica, 40 tuổi, nói về chính sách của nhà nước. “Luật không cho phụ nữ Singapore có cơ hội sinh con ở tuổi 40, nên họ cảm thấy buộc phải lập gia đình ở tuổi 30 bởi không còn thời gian”.
Erica, giám đốc điều hành một công ty quảng cáo, đi dạo ở Vịnh Marina, Singapore, hôm 7/5. Ảnh: AFP.
Tỷ lệ sinh của Singapore năm ngoái rơi xuống mức thấp nhất lịch sử với 1,1 con/phụ nữ, so với mức trung bình toàn cầu là 2,4. Tỷ lệ sinh không cải thiện bất chấp chính phủ liên tục đưa ra các chính sách khuyến khích sinh nở, từ thưởng tiền mặt cho mỗi em bé chào đời tới hỗ trợ điều trị sinh sản cho các cặp vợ chồng.
Video đang HOT
Trong khi những người ủng hộ nói rằng đông lạnh trứng giúp tăng tỷ lệ sinh, giới chức vẫn chỉ cho phép đông lạnh trứng có điều kiện, như người đang điều trị ung thư.
Nhiều quốc gia khác cho phép phụ nữ trữ đông trứng mà không cần lý do y tế. Nhưng tại Singapore, quốc gia xã hội bảo thủ, chính phủ và các nhóm tôn giáo bày tỏ lo ngại việc đông lạnh trứng có thể khuyến khích phụ nữ trì hoãn kết hôn và sinh con.
Đông lạnh trứng yêu cầu chọc hút trứng, đông lạnh trứng chưa thụ tinh, lưu trữ để sử dụng về sau. Khi người phụ nữ muốn mang thai, trứng sẽ được rã đông, cấy tinh trùng trước khi chuyển phôi vào tử cung.
Khả năng sinh đẻ của phụ nữ bắt đầu suy giảm từ tuổi 35, nhưng đông lạnh trứng giúp họ thêm cơ hội có con khi lớn tuổi. Erica không phải người gốc Singapore nhưng là thường trú nhân ở đây. Cô quyết định đông lạnh trứng năm 36 tuổi, sau khi chia tay người bạn trai 6 năm.
Erica bay tới Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, khoảng 5 lần để tư vấn, tiêm hormone, sau đó lấy trứng tại Trung tâm sinh sản KL. Số lượng người Singapore tới bệnh viện đông lạnh trứng ngày càng tăng. Trước khi Covid-19 ập tới buộc hai nước phải đóng cửa biên giới, bệnh viện giúp 3-6 khách hàng Singapore đông lạnh trứng mỗi năm.
“Nhu cầu đông lạnh trứng rất lớn do động lực xã hội thay đổi”, Helena Lim, bác sĩ của bệnh viện, nói. “Phụ nữ có nhiều cơ hội học hành cao hơn, lối sống cũng khác hơn”.
Nhân viên Trung tâm sinh sản KL ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 11/5. Ảnh: AFP.
Đây không phải vấn đề của riêng Singapore. Tại nhiều nước phát triển, phụ nữ trì hoãn sinh con vì nhiều lý do, bao gồm áp lực tài chính và nghề nghiệp. Không có thống kê chính thức về số lượng người Singapore ra nước ngoài đông lạnh trứng, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy con số này đang tăng lên.
Sunfert International, công ty sở hữu chuỗi phòng khám sản khắp Malaysia, cho hay số lượng khách hàng từ Singapore tăng 15% mỗi năm trước đại dịch. Ngoài Malaysia, người Singapore cũng hướng đến các nước như Thái Lan hay Australia để đông lạnh trứng.
Áp lực dỡ bỏ lệnh cấm đông lạnh trứng ở Singapore đã xuất hiện một thời gian, nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy giới chức sẽ nới lỏng quy định. Bộ Phát triển Gia đình và Xã hội năm ngoái bày tỏ “lo ngại về đạo đức và xã hội” bởi dỡ bỏ lệnh cấm có thể khiến phụ nữ “trì hoãn kết hôn và sinh con”.
Hội đồng quốc gia nhà thờ Singapore cũng lên tiếng phản đối việc đông lạnh trứng, gọi đây là “hành động ích kỷ sâu sắc” và nói rằng phụ nữ nên được khuyến khích sinh con sớm hơn.
Erica đã có bạn trai mới và hy vọng sẽ sớm sinh con. Hai người cố gắng thụ thai tự nhiên và trứng đông lạnh dùng để dự phòng.
“Lựa chọn này giúp phụ nữ có nhiều cơ hội hơn để thực sự hòa hợp với người mà ta muốn chung sống hạnh phúc cả đời”, cô nói. “Tôi nghĩ rằng đây là một quyết định sáng suốt”.
Singapore phê duyệt xét nghiệm SARS-CoV-2 qua hơi thở cho kết quả trong 1 phút
Giơi chưc Singapore đã phê duyệt tạm thời hình thức xét nghiệm bằng hơi thở có khả năng phát hiện người nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 chỉ trong chưa đầy 1 phút, qua đó giúp đây nhanh tiên đô xét nghiêm.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Vịnh Marina, Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Công ty khởi nghiệp Breathonix, thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS), cho biết hiện công ty đang phối hợp với Bộ Y tế để triển khai thí điểm công nghệ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng hơi thở tại một trong những cưa khâu giữa Singapore với Malaysia. Việc phân tích hơi thở sẽ được thực hiện song song với xét nghiệm nhanh kháng nguyên của virus SARS-CoV-2, vôn đang đươc áp dụng băt buộc hiện nay. Theo các kết quả thử nghiệm lâm sàng mà công ty Breathonix thực hiện tại Singapore vào năm ngoái, xét nghiệm bằng hơi thở đạt độ chính xác hơn 90%.
Hệ thống xét nghiệm bằng hơi thở sử dụng các ống ngậm dùng một lần và được thiết kế để đảm bảo tránh nguy cơ lây nhiễm chéo. Sau khi người làm xét nghiệm thổi vào thiết bị, các hợp chất hóa học trong hơi thở sẽ được phân tích để xác định xem có bị nhiêm virus SARS-CoV-2 hay không. Bất kỳ cá nhân nào được khám sàng lọc cho kết quả dương tính sẽ cần phải xét nghiệm PCR đê xác nhân kêt quả chính xác.
Trang web của Cơ quan Khoa học Y tế (HSA) Singapore cũng đã xác nhận việc cấp phép sử dụng thí điểm hình thức xét nghiệm này. Vê phân mình, Breathonix cho biêt đang thảo luận với một số tổ chức trong và ngoài nước để áp dụng hệ thống này, nhân mạnh đây là phương pháp đem lại lợi ích thương mại lớn.
Trên thế giới, một số quốc gia khác, trong đó có Indonesia và Hà Lan, đã triên khai hình thưc xét nghiệm băng hơi thở. Trong đó, máy dò phát hiên virus SARS-CoV-2 qua hơi thơ có tên gọi là GeNose, do Đại học Yogyakarta Gadjah Mada (UGM) của Indonesia sáng chế, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây giúp chẩn đoán COVID-19 theo thời gian thực. Trong các cuộc xét nghiêm đôi vơi 600 mẫu bệnh phẩm hợp lệ thu được từ Bệnh viện Bhayangkara và Bệnh viện Bambanglipuro của Indonesia, GeNose cho kết quả xét nghiệm chỉ sau 2 phút với độ chính xác lên tới 97%.
Phụ nữ phá sản vì lòng hiếu thảo ở Singapore Gửi tiền trợ cấp cho phụ huynh không chỉ là một phong tục, mà còn được quy định trong bộ luật của đảo quốc sư tử. Từ năm 16 tuổi, Kris Foo (sống tại Singapore) bắt đầu đưa cho mẹ một khoản tiền trợ cấp trích từ lương làm gia sư sau giờ học của cô. Đây vốn là một thói quen phổ...